Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quà Tết

18/01/202005:56(Xem: 3844)
Quà Tết

qua tet 2020
QUÀ TẾT

(Bài này, được viết theo cảm xúc khi đọc bài báo bên dưới!)

Quà, là cái gì đó do người ta tự giác tặng chúng ta, sao giờ lại có vấn đề ĐÒI QUÀ? Rất là trắng trợn, lãng xẹt, và vô duyên gì đâu... Như là đòi nợ!

Người ta "hết yêu mới đòi quà", là bà con trong tình thương mến thương cũng đòi quà. Vậy là thương - không thương gì cũng đòi quà. Ai là người đòi quà? - Chính là kẻ ĐÓI QUÀ. Đói mới đòi. Tiếng Việt mình thật tuyệt.

Là một du tăng (phượt thủ), việc mang vác quà từ A đến B hay ngược lại, khi chỉ ngao du với một ba lô duy nhất, là chuyện không thể. Trước khi về tới VN, thêm chỉ nửa ký quà trong ba lô thì không nặng, nhưng lão phải dừng chân ngắm cảnh ở bao thành phố, thì nó làm chùn vai làm sao...

Tốn kém, mang vác, nói làm chi, đáng buồn là khi trao quà, người nhận thường thờ ơ đáng ngạc nhiên, đắng lòng! Muốn cho họ "không thất vọng" thì... ai mà chịu nỗi!

Vào shop, thật là bối rối không biết phải mua gì cho họ vui. Nhận quà, gặp thứ không cần, không biết phải bỏ ở đâu mà người tặng không biết, kẻo họ buồn.. Ở VN giờ có thiếu gì đâu. Cho quà vì sĩ diện cũng khổ, cho quà để thể hiện tình cảm nhớ thương rồi cũng nhục mặt.

Phật tử mênh mông, có người chẳng thân gì, cũng phán thẳng rằng: - Gặp sư CK, là không bao giờ có quà!
Lão bèn nhẹ nhàng nhắc: - Chị ơi, chị gieo nhân hồi nào mà đòi gặt quả vậy?

Như là đòi nợ! Thói quen lạ lùng này, giờ làm cho người xa xứ mỗi lần về quê phải cân nhắc vô cùng, tiền vé không ngại bằng chi phí quà, trong tâm trạng như người đang lo hối lộ các quan vậy. Tựu chung, nó xuất phát từ tâm lý quy mọi tình cảm ra hiện kim, không có quà là không có thương nhau.

Ngược lại thói quen ấy, lão thường chẳng thích ai cho quà, chỉ khổ nặng ba lô. Ai cúng dường thì họ đã có phước, lão chỉ giữ những gì tối cần thiết trên đường hoằng Pháp ($), còn thì san sẻ. Xin đừng nặng lòng quy tắc trần gian: Cho, rồi chờ người ta cho lại, không thì lầm bầm!

Thôi thì của ai nấy xài đi, cho làm chi. Kinh dạy bố thí, Kinh nào dạy chúng ta "bố thí, và thúc giục người khác bố thí lại, cả hai cùng có phước!" bằng cách CHO - ĐÒI QUÀ đâu.

Ôi! viết rồi tự hiểu, Tết này đành co ro ngắm tuyết rơi... (smiley)
 

- Bắc Mỹ, ngày đưa ông Táo/ 2020.

TK Chánh Kiến


Người Việt xa xứ ngại về ăn Tết

Chi phí tốn kém, tiền quà cáp cho người thân cùng nhiều khoản chi tiêu khác khiến người Việt ở nước ngoài "sợ" về quê đón Tết.

Hơn bốn năm ở Pháp nên Tết Canh Tý này chị Trang ở Lille cùng chồng lên kế hoạch về Việt Nam. Để thực hiện kế hoạch, vợ chồng chị đã phải "lao tâm, khổ tứ" tính toán và chuẩn bị trước nhiều tháng, trong đó đau đầu nhất là khoản quà cáp.

Vợ chồng chị Trần Thị Trang ở Lille trên chuyến bay về Việt Nam ăn Tết Canh Tý. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Vợ chồng chị Trang ở Lille trên chuyến bay về Việt Nam ăn Tết Canh Tý. Ảnh: Nhân vật cung cấp.



Một tháng trước khi về, chị Trang đã chuẩn bị xong hai vali chất đầy quà, tổng giá trị khoảng 2.000 euro (hơn 50 triệu đồng). "Đấy là đã hạn chế, chỉ mua quà cho bố mẹ, các em, cháu và vài người họ hàng", chị Trang nói. Riêng số bánh kẹo đã nặng 15 kg.

"Lần này về tốn ít nhất 5.000 euro (gần 130 triệu đồng). Đấy là chưa tính đến khoản mừng tuổi. Nhiều người bảo đi nước ngoài về phải lì xì gấp đôi bình thường", chị Trang nói và cho biết thu nhập của vợ chồng chị khoảng 3.000 euro mỗi tháng trong khi sinh hoạt đã hết một nửa. Suốt hơn nửa năm qua, họ phải canh vé máy bay giá rẻ, rình các đợt giảm giá để mua quà dần. 

Hai vali quà của chị Trang bao gồm kẹo bánh, mỹ phẩm, rượu. Ảnh: NVCC.

Hai vali quà của chị Trang bao gồm kẹo bánh, mỹ phẩm, rượu. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Chị Chu Phương Anh, nhân viên văn phòng ở Cambridge (Anh) giật mình với danh sách chi tiêu dịp Tết năm nay ở Việt Nam. Tiền vé máy bay cho ba người 54 triệu đồng, tiền quà cho gia đình hai bên 50 triệu đồng, tiền lì xì dự trù 15 triệu đồng, tiền liên hoan 10 triệu đồng. "Thêm các khoản chi phí không tên, tôi nghĩ sẽ tiêu hết 200 triệu đồng", chị Phương Anh tính. 

Năm 2018, gia đình chị cũng về ăn Tết và tiêu hết từng ấy tiền. Đã cố gắng hạn chế nhưng gia đình nội ngoại đều muốn uống rượu gửi từ Anh về nên vợ chồng chị đành phải chiều các cụ. Để đỡ tiền cước hành lý, chị phải gửi dần quà về từ tháng 12/2019. "Tôi chỉ cố nốt năm nay, sang năm con gái đi học sẽ tạm thời không về Việt Nam, vừa để tránh bị trường con phạt, vừa tiết kiệm chút ít", Phương Anh trải lòng.

Chị Lê Thu Hương 28 tuổi, đã sang Los Angeles (Mỹ) tám năm, bị mẹ chồng yêu cầu mua quà cho cả họ. "Suốt một tháng trước khi về, mẹ chồng liên tục gọi điện dặn dò chúng tôi phải mua quà. Nhà ngoại lại chẳng hề đòi hỏi", chị Hương nói. 

Nhà chồng chị có tổng cộng 20 cô dì chú bác. Cứ mỗi người, chị lại mua tặng một hộp thực phẩm chức năng giá vài chục USD, ngoài ra còn những thứ khác như quần áo. Dù đã chọn mua ở cửa hàng bán buôn để có giá rẻ, chị Hương vẫn tốn hơn 1.000 USD. Là bà chủ một quán ăn ở Mỹ, 1.000 USD không lớn. "Tôi chỉ ghét việc phải mua quà cho những người mình không thân thiết, thậm chí chẳng nhớ mặt", chị bộc bạch. 

Mỗi dịp cuối năm, sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) luôn đông nghịt người đi đón người thân về ăn Tết. Ảnh: Quỳnh Trần.

Mỗi dịp cuối năm, sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) luôn đông nghịt người đi đón người thân về ăn Tết. Ảnh: Quỳnh Trần.


Năm nay không về ăn Tết, song chị Trần Thị Liên 35 tuổi lại hối hận vì đã cả nể nên "vung tay quá trán" những Tết trước. Chị lấy chồng người Bỉ, định cư ở Bruxelles bảy năm. Trước đây, cả hai vợ chồng đều làm việc cho công ty đường sắt quốc gia nên thu nhập cao, thường xuyên về Việt Nam dịp Tết.

Thay vì quà, vợ chồng chị Liên mạnh tay lì xì cho nhà ngoại, ít nhất là 500.000 đồng, nhiều nhất là vài trăm euro. Mang mác "Việt kiều", "lấy chồng Tây", chị Liên còn phải mời họ hàng đi ăn uống cả chục bữa. "Cứ khi hóa đơn đưa ra, cả nhà dồn mắt về phía tôi. Mà đã ăn là phải vào quán sang, chứ nếu vào quán bình dân sẽ bị nói là keo kiệt", chị kể.

Năm 2019, vợ chồng chị Liên chuyển việc, lương thấp hơn, hai con lại đến tuổi đi học nên phải thắt chặt chi tiêu.

Vợ chồng chị Nguyễn Thị Lan 29 tuổi ở Osaka (Nhật Bản) năm nay cũng không về Việt Nam ăn Tết. Năm 2019, lần đầu tiên ăn Tết ở nhà sau năm năm xa xứ, chị tốn 20 triệu đồng tiền quà cho hai bên nội ngoại, chưa kể 25 triệu tiền vé máy bay.

"Mua quà thôi cũng phát sốt lên. Cả hai nhà tính ra mấy chục phần quà, mỗi người vài trăm nghìn thôi cũng lên đến chục triệu đồng", chị Lan nói. "Nếu chúng tôi không mua, bố mẹ chồng sẽ tự đi mua biếu họ hàng. Các cụ còn nhắc nhà chị chồng tôi ở Hàn Quốc cẩn thận lắm, mỗi lần về cho quà từng người nên tôi càng căng thẳng".

Đang có con nhỏ, chị Lan phải ở nhà chăm bé, chỉ thỉnh thoảng bán hàng online. Sinh hoạt phí của gia đình trông chờ vào chồng chị làm phụ bếp, mỗi tháng được khoảng 180.000 yen (khoảng 38 triệu đồng), "cố lắm mới dư được một ít". 

"Chúng tôi chả có tiền nhưng lúc nào cũng bị mang tiếng là giàu lắm. Không về thì nhớ nhà mà về thì mệt mỏi", chị Lan trải lòng. Theo chị, nhiều người cứ nghĩ ra nước ngoài là đương nhiên có thu nhập cao, từ đó tạo áp lực cho người xa xứ mỗi lần về ăn Tết. "Thực ra, chi phí sinh hoạt bên này cao hơn nên số tiền tiết kiệm được không quá lớn. Một chuyến về quê ăn Tết có thể ngốn hết tiền tiết kiệm một năm", chị Lan nói.

Không chỉ người Việt, người châu Á nói chung cũng rơi vào tình trạng tương tự. Nhóm bạn Trung Quốc của chị Trang thường xuyên tham khảo ý kiến chị để mua quà cho gia đình. Có người chia sẻ bị cô chú nhờ mua đồ rồi về không trả tiền vì cho rằng "100 euro chẳng là gì so với thu nhập bên ấy".

"Bây giờ người Việt đi công tác, du lịch, học tập ở nước ngoài nhiều hơn. Mong rằng mọi người sẽ hiểu ra sống ở nước ngoài không dễ và dẹp đi quan niệm cứ ở nước ngoài là nhiều tiền. Điều đó sẽ giúp giải toả một phần áp lực cho nhiều người Việt sống xa xứ muốn về quê ăn Tết", chị Trang nhắn nhủ.


Minh Trang

https://vnexpress.net/tet-canh-ty-2020/nguoi-viet-xa-xu-ngai-ve-an-tet-4041835.html







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2013(Xem: 5700)
Đối với nhiều nước Á Châu, thời gian : năm tháng ngày giờ được tính dựa theo chu kỳ của vận hành mặt trăng được gọi là âm lịch, cứ hễ đến Rằm (giữa tháng) thì trăng tròn, đầu và cuối tháng thì trăng khuyết, từ đầu đến giữa tháng trăng to lên dần và từ giữa đến cuối tháng trăng nhỏ dần. Thực ra thì trăng bao giờ vẫn là trăng, không có tròn khuyết, to nhỏ, sáng hay tối,… âu đó chỉ là giới hạn trong tầm nhìn, trong chướng ngại, trong tiếp xúc giữa con người và mặt trăng mà thôi. Ngày, giờ, tháng, nămấy được tính theo 12 con giáp, đó là 12 con vật tiêu biểu được chọn. Theo thời gian, có điều kiện chúng ta sẽ bàn về 12 con vật này. Nay nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ, thông qua trong chuyện thần thoại, các nguồn từ văn chương, trong kinh sách, trong cuộc sống,…, xin trình bày về những đặc điểm của Rắn, quan niệm của nhân loại xưa nay về Rắn.
06/02/2013(Xem: 5073)
Trong nhân gian, người đời coi ngày mồng một Tết là ngày quan trọng của đầu năm, còn nhà Phật xem đây là ngày đánh dấu sự có mặt của một vị Phật đương lai, đó là Bồ tát Di Lặc, nên mừng xuân năm mới chính là mừng Xuân Di Lặc.
29/01/2013(Xem: 5081)
Không biết tết có tự lúc nào, mỗi khi xuân về tết đến, lòng tôi chợt nao nao… dư âm tiếng gà xuân đâu đây vẫn còn văng vẳng bên tai như ru tôi vào giấc mộng an bình. Nhớ những ngày cuối năm, khi làn gió đông se thắt, hai cây mai cong queo trước sân nhà tôi kết nụ, lúc này mọi người trong làng đều tất bật sửa sang nhà cửa, đầu đường rộn ràng những câu chào hỏi và chuyên trò về việc làm ăn và cưới hỏi vào năm mới. Chợ Côi và chợ Đưới bày bán đủ thứ đồ tết, đặc biệt hoa Cúc và hoa Vạn thọ vàng rực cả chợ từ sáng đến chiều. Quanh làng, đâu đâu cũng thấy tràn ngập niềm thôi thúc vì xuân.
31/12/2012(Xem: 5048)
Tu đạo, chúng ta chớ nên tu đi tu lại mà vẫn cứ luẩn quẩn trong vòng danh lợi, vẫn còn phân chia nhân ngã, bàn luận thị phi, hoặc mưu cầu quyền lực - bởi như thế là hoàn toàn sai lầm! Đón mừng năm mới, chúng ta hãy lập thệ. nguyện rộng lớn - cương quyết "sửa sai, hướng thiện". Muốn sửa đổi tâm tánh để trở thành con người mới, chúng ta phải làm thế nào? Chúng ta cần phải:
03/10/2012(Xem: 5002)
Kính thương khắp chốn cùng nơi Chúc cho muôn họ hết rơi lệ sầu! Chư canh thao thức đêm thâu Phật tâm khơi dậy, trao nhau ấm lòng! Tử sinh mấy độ chưa xong Thiện duyên gieo rắc mới mong mãn nguyền Tín Hành vững giữ, tu Hiền
22/09/2012(Xem: 4460)
Vui Xuân lễ Phật trì Kinh Tri ân Tam Bảo độ mình bình an Nhớ ơn Cha Mẹ vô vàn Thầy lành, huynh đệ họ hàng gần xa Tân Niên nguyện gắng thăng hoa
05/09/2012(Xem: 4688)
Noel/Tân Niên bá tánh nức nô Vui chơi nhóm họp tha hồ uống ăn Món ngon vật lạ chặt băm Chúng sanh kêu chết hàng năm hãi hùng Con chiên, con nướng nấu bung Than ôi nghiệp báo vô chung luân hồi!
01/06/2012(Xem: 4966)
Hằng năm cứ mỗi độ thu về, hoa cúc được thấy khắp các siêu thị, giống các loại hoa cúc vàng ở miền Nam, thường được ương trong những chậu nhỏ, bày bán khắp các chợ cho đến cuối năm. Tôi vốn sẵn mê hoa, không dằn lòng được, cũng bưng về vài chậu; mỗi ngày đều dành đôi phút tưới vun, chăm bón, dần dà hoa cúc trở thành thân thiết gần gũi. Mỗi sáng, nhìn những nụ hoa rực rỡ,
02/03/2012(Xem: 4715)
files.php?file=023___XUAN___Noi_Ve_Cau_An_Cau_Sieu__R__2_313560152Cầu an là mong muốn có được đời sống an vui hạnh phúc, không bệnh tật, khổ não, ít rủi ro, bất trắc… “An” ở mỗi con người phải là thân an, (khỏe mạnh, sống lâu, không bệnh tật, không tai nạn, rủi ro…), tâm an (trạng thái tinh thần thanh thản, thoải mái, không lo âu phiền muộn, không sợ hãi, khủng hoảng, không căng thẳng bức bối…), hoàn cảnh an (gia đình ấm no hạnh phúc, điều kiện sống, hoàn cảnh sống tốt, các mối quan hệ tốt đẹp, gặp nhiều thuận duyên trong cuộc sống…).
26/01/2012(Xem: 5214)
Với người con Phật vào những ngày đầu xuân ta thường có thói quen đến chùa lễ Phật, hái lộc, gặp Thầy. Khi đến cổng chùa ta sẽ dễ dàng bắt gặp câu Phật ngôn “Mừng Xuân Di Lặc”...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]