Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm Tý nói chuyện Chuột Túi Kangaroo

17/12/201912:09(Xem: 5203)
Năm Tý nói chuyện Chuột Túi Kangaroo

Năm Tý

nói chuyện Chuột Túi KANGAROO

 

 

          Bộ Thú Có Túi (Marsupialico) có đến 240 loài đang tồn tại trên hành tinh xanh cùng với chúng ta. Bộ này được chia ra làm 3 bộ phụ, với 8 “chi tộc”. Chi tộc Kangaroo (hay Kanguru) có đến 3 loài: Sóc Túi, Gấu Túi và Chuột Túi. Chúng ta vẫn quen gọi loài Chuột Túi với cái tên chung là “con Kangaroo”.

          Nguồn gốc của cái tên Kangaroo rất đơn giản, chuyện kể rằng xưa kia, khi có một du khách đến Úc du sơn ngoạn thủy, nhìn thấy mấy con Chuột to đùng đang nhảy cà tưng, trước bụng lại có cái túi đựng Chuột con, lấy làm kinh ngạc bèn hỏi một thổ dân “Con vật đó tên là gì?”. Người thổ dân đáp: “Kangaroo!” (tiếng bản địa có nghĩa là… “Tôi không hiểu!”). Từ đó, Kangaroo trở thành tên của con Chuột Túi.

          Chuột Túi có tên khoa học là Macropus, tên tiếng Anh: Wallaby, là loài phổ biến ở châu Đại Dương, chúng chỉ sống được ở châu lục này, và không thể tồn tại ở các vùng địa lý khác trên thế giới. Có chăng, chỉ có trong một vài sở thú lớn ở bên châu Âu, Mỹ… nhưng chúng sẽ không thích nghi được với môi trường sống trong thời gian dài. Người ta xem Chuột Túi như là một biểu tượng của nước Úc và các đảo lân cận trong khối liên bang, nên thường nói “Xứ Sở Kangaroo”, “Quê hương của Kangaroo”. Vì vậy đừng lấy làm ngạc nhiên khi ngành Bưu chính Úc đã có nhiều đợt phát hành tem mang hình ảnh của Chuột Túi (xem các tem trên ảnh minh họa 1), và trên mẫu tem “Kỷ niệm 100 năm đảo New South Wales” phát hành năm 1905 cũng trân trọng đưa hình ảnh của loài thú có túi này (xem tem trên ảnh 2).

kagaroo 1kagaroo 3kangaroo 2kangaroo 4

         Với dáng dấp giống một con nai không sừng nhìn từ xa, Chuột Túi có thân hình cao to béo mập, kích thước thân từ 1m- 1.6m, phần đuôi tính riêng dài từ 90cm- 1m, khi ngồi thẳng lên sẽ có chiều cao từ 2-3m. Đôi chân sau của chúng to mập, dài hơn gấp hai, ba lần chân trước. Chân trước của chúng đã vừa ngắn lại vừa bé nhỏ, không có tác dụng gì cho chúng khi chạy nhảy, di chuyển. Chính đôi chân sau của chúng mới là “cái lò xo” để đẩy cả một thân hình to tê với trọng lượng trung bình 80kg nhảy về phía trước. Nếu chúng nhảy một cách thong thả nhẹ nhàng, có thể đo được chiều dài mỗi bước nhảy là 1.5m. Nhưng khi chúng vội vã, bước nhảy của chúng có thể đạt đến mức 8-10m, thậm chí đến 12m, cùng với vận tốc 40-50km/giờ.  Bước nhảy xa và vận tốc các bước nhảy của Chuột Túi chính là vũ khí để phòng thân, để tự bảo vệ mình, vì loài thú có túi này quá hiền lành, không được tạo hóa ban cho một loại vũ khí độc hại nguy hiểm nào để đánh trả lại đối phương khi lâm nguy lâm chiến.

         Đặc biệt nhất, phải nói đến cái túi da dùng để đựng con của loài Chuột Túi. Khi Chuột con chào đời, nó rất bé nhỏ, chỉ dài chừng 25mm, nhỏ bằng ngón ngón chân cái của con người chúng ta, nó chưa mở mắt được nhưng phải bò bằng hai chân trước có móng sắc, từ cơ quan sinh dục của mẹ lên đến chiếc túi da mất từ 10-30 phút, mẹ nó sẽ dùng lưỡi liếm lông cho con và phụ lực để cho con bò lên đúng đường. Chuột con khi đã vào nằm trong túi của mẹ, nó sẽ được ấp ủ, được bú hằng ngày. Sau vài tuần, Chuột con đã hoạt động được, thò đầu ra khỏi túi để ngắm cảnh sắc xung quanh. Phải đến một năm sau, Chuột con mới thôi bú mẹ, nhảy ra khỏi túi và bắt đầu tìm cỏ cây hoa lá để tự làm no bụng mình. Trước thời gian quy định đó, nếu Chuột con có muốn tự do bay nhảy sớm cũng không được, vì mẹ nó sẽ giữ rịt nó lại ngay bằng cách co bụng để miệng túi thắt lại.

         Chuột Túi là loài động vật “đặc thù đặc sản” của châu Đại Dương, ai cũng biết điều đó, nhưng không phải ai cũng biết rằng có nhiều loài Kangaroo khác nhau đang tồn tại trên những đồng cỏ bao la, giữa những vùng núi đồi hoang dã ở Úc và các quần đảo lân cận. Qua những mẫu tem sưu tập, chúng ta thử nhận dạng từng loài như sau:

  • CHUỘT TÚI XÁM MIỀN ĐÔNG: Tên khoa học Macropus major, tên Anh: Eastern Grey Kangaroo, loài này chỉ sống ở miền Đông nước Úc, chiều dài thân trung bình từ 53-62cm, riêng con đực có thể dài đến 3m kể cả đuôi (tem 90cent Úc - ảnh 1, và tem Guinea Bissau–ảnh 2).
  • CHUỘT TÚI ĐÁ ĐUÔI BÚT LÔNG: Tên khoa học Petrogale xanthopus, tên Anh: Brush- tailed Rock Wallaby, thân dài từ 50-80cm, đuôi từ 40-60cm, là loài sống trên những vùng núi đá có nhiều bụi rậm, “nhỏ con” hơn các loài sống dưới đồng bằng. Chúng tập trung sống ở miền Trung và Đông của nước Úc. Đặc điểm là ở chót đuôi có chùm lông xòe ra như bàn chải, hoặc chụm lại như đầu ngọn bút lông bút lông (tem 80cent Úc ảnh 1).
  • CHUỘT TÚI HUNG ĐỎ: Tên khoa học Maccropus rufus, tên Anh: Red Kangaroo, kích thước từ 1-1.6m, đuôi dài 90cm-1m, trông chúng rất to lớn dênh dàng và đầy sức sống, được xếp hàng lớn nhất trong loài Chuột Túi ở châu Đại Dương. Chúng có khả năng thực hiện những bước nhảy dài bằng đôi chân sau và đạt tới tốc độ 55km/giờ. Chuột túi con sẽ rời khỏi túi mẹ lúc đã 6 tháng tuổi. Loài này chỉ thấy xuất hiện ở miền Trung nước Úc (tem  50cent  có lá quốc kỳ của Úc –ảnh 1). 
  • CHUỘT TÚI MÓNG ĐUÔI:  Tên khoa học Onychogalea fraenata, tên tiếng Anh: Bridle nail-tailed Wallaby, có tầm vóc nhỏ hơn các loài Chuột Túi ở vùng khác, thân dài từ 45-67cm, đuôi dài 33-66cm, được phát hiện vào năm 1974 ở miền Trung đảo Queensland. Có thể nhận ra chúng ở đầu cuối của cái đuôi có móng sừng. Lối nhảy của chúng cũng khá kỳ cục khi hai chân trước luôn quơ lên. Loài này đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng do phạm vi những bãi cỏ non và bụi rậm nuôi sống chúng bị thu hẹp (tem Lào- ảnh 2). 

        
Ngoài ra còn có các “chi tộc” khác như: Chuột Túi Đá Đuôi Vòng (Ring-tailed Rock Wallaby) tương tự như loài Chuột Túi Đá Đuôi Bút Lông, nhưng đuôi của chúng rậm và thon dài, và lông đuôi có những vòng khác màu chia chiếc đuôi ra thành nhiều đoạn, tập trung sống ở các vùng núi đá ở miền Trung và Đông nước Úc. Chuột Túi Đầm Lầy (tên khoa học Wallabia bicolor- tên Anh: Swamp Wallaby), kích thước 45-90cm, đuôi dài 36-60cm, sống ở các vùng có nhiều bụi cây rậm rạp gần các khu đầm lầy thuộc miền Đông và Đông Nam nước Úc. Còn có loài Chuột Túi Rừng New Guinea (tên khoa học Dorcopsis veterum, tên Anh: New Guinea Forest Wallaby), kích thước 49-80cm, đuôi dài 30-55cm, ăn cỏ, chỉ thấy ở các vùng rừng, đất thấp trên đảo New Guinea… và một vài loài khác.

          Do loài Chuột Túi mang tính đặc thù hiếm lạ, nên chúng cũng được xuất hiện trên tem của nhiều quốc gia khác, như: Việt Nam, Ba Lan (Polsska), Bulgarie, Guatemala, Magyar Postar, Hadhramaut (thuộc Liên Minh miền Nam Ả Rập)…

 

MÃN ĐƯỜNG HỒNG

 LIÊN HỆ: VĨNH HỮU -69 NGUYỄN THÁI HỌC NHA TRANG-  ĐT: 0902010763

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/01/2023(Xem: 2123)
Gần ngày đón Tết, ôi nhớ thương Thời tiết nơi đây giống quê hương Chút gì giao hưởng…trong vạn vật Xoay vần đi, đến quá nhanh …dường Dù mươi ngày nữa .. chưa háo hức Hải ngoại nhịp sống…cứ bình thường Thăng trầm theo đuổi từng năm tháng
10/01/2023(Xem: 3375)
Tết quê nhà muôn màu hoa khoe sắc Nào mai vàng, nào cúc đoá vàng tươi Nào ly ly, nào thược dược hồng đào … Nào bánh mứt, cùng trái cây đủ loại …
09/01/2023(Xem: 1898)
Rächer, đó là tên con mèo của con gái tôi, tháng này vào năm ngoái nó đã về với gia đình tôi ở được một năm. Nó thật dễ thương, ngày đầu khi con gái tôi mang về nhà cho tôi, mở cái lồng ra nó rụt rè nhìn khắp quanh nhà, không một tiếng meo meo, trông thật tội nghiệp. Nhìn nó thương làm sao, chắc giờ phút đó nó đang buồn và hoang mang vì nơi chốn xa lạ này. Tôi nhè nhẹ vuốt nó, lông nó đen mượt, óng ả, tôi nhỏ nhẹ nói với nó. „em, em đừng sợ nha, mẹ thương em, về đây chơi với mẹ“. Mà lạ thật, không hiểu tại sao nhìn nó tôi thương nó quá, đêm đó nó đi quanh hết phòng này qua phòng khác kêu meo meo.. chắc rằng nó nhớ nhà cũ. Rồi chỉ một đêm thôi, đêm sau nó không còn gọi meo nữa, chắc em cũng biết phải ở lại đây, vì căn nhà kia đã giao lại cho người khác. Tôi gọi nó bằng em, nó hiểu.
09/01/2023(Xem: 2559)
Năm nhuận là gì? Năm nhuận là năm có 366 ngày trong Dương lịch và 13 tháng theo âm lịch theo chu kỳ 4 năm Dương lịch lại có một năm nhuận. Vì sao có năm nhuận? Khi trái đất quay quanh một vòng xung quanh mặt trời sẽ mất 365 ngày và 6 giờ. Một năm không nhuận sẽ có 365 ngày và thừa 6 giờ nên 4 năm sẽ thừa 24 giờ nên sẽ có năm nhuận. Để năm âm lịch vừa được một tuần trăng vừa không xô lệch với thời tiết của 4 mùa thì 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau quá nhiều. Tuy nhiên, năm dương lịch vẫn nhanh hơn âm lịch nên người ta đã lấy 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.
08/01/2023(Xem: 2675)
Ai níu được cánh thời gian mùa ấy Có là đây, mà Không cũng là đây Hỏi lòng mình sao lại trắng như Mây Một cõi Lạ! Mấy dòng Thơ u tịch ... Dường như trong đáy suối nguồn tịch tịnh ! Một nguồn Thơ tươi mát, một dòng Trăng Ai tìm Khôi Nguyên! Vĩnh Cửu! Thường Hằng Tôi tìm tôi, Suối Mây Hồng êm ả ...
08/01/2023(Xem: 3069)
Quý Mão, con mèo… Chúng ta đang tới gần Tết Nguyên Đán 2023. Nếu có ai hỏi rằng thế giới có sáng tác văn học nào thơ mộng về mèo hay không. Không, chúng ta không có ý nói gì về những chuyện đời thường lãng mạn hay tiểu tam hay tiểu tứ gì hết. Chúng ta chỉ muốn nói về một cõi thơ mộng y hệt như thời của Cha Rồng và Mẹ Tiên. Có đấy chứ, có một truyện về một cô mèo tam thể của một chàng họa sĩ Nhật Bản trong một thời nào xa xưa lắm, khi người ta chưa xài Tây lịch. Và truyện do một nhà văn Hoa Kỳ kể lại.
07/01/2023(Xem: 3526)
Tết đến rồi xuân đang ở đâu đây Mai trước ngõ nở bông vàng rực rỡ Câu đối ai treo mực đen giấy đỏ Bếp lửa hồng mẹ nấu bánh chưng xanh
06/01/2023(Xem: 1779)
Trở lại hoa vờn chạm sắc xuân, Mây ngàn cõng lạnh ánh hồng vân. Nhìn quen nõn lá như bao bận. Thấy rõ cành mai tựa mấy lần,
05/01/2023(Xem: 5958)
THƯ TÒA SOẠN, trang 2 CẢM NIỆM VỀ XUÂN, MỪNG XUÂN.. (thơ Thắng Hoan), trang 4 MÙA XUÂN VẠN THỤ KHAI HOA (Nguyễn Thế Đăng), trang 5 ĐÔI LỜI TÂM SỰ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 7 THÔNG BẠCH TẾT QUÝ MÃO – 2023 (Hội Đồng Giáo Phẩm), trang 8 THƯ CHÚC XUÂN QUÝ MÃO – 2023 (Hội Đồng Điều Hành), trang 9 THƯ CHÚC TẾT (HT. Thích Nguyên Trí), trang 10 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM (HT. Thích Thắng Hoan), trang 11 NHỮNG NƠI MÀ NGƯỜI TU NÊN BỎ ĐI VÀ NÊN Ở LẠI (Quảng Tánh), trang 14 THÔNG TƯ PHẬT ĐẢN LẦN THỨ 2647 (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 15
05/01/2023(Xem: 2500)
Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa. Đại chúng ngơ ngác không hiểu, duy ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm cười. Đức Phật nói: “Ta có Chánh pháp vô thượng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập văn tự, truyền ngoài giáo pháp, nay trao cho Ca Diếp.” Tích này không được ghi trong các Kinh Phật thuộc Tạng Pali và Tạng A Hàm, có thể vì vài thế kỷ sau mới có văn tự để viết và lúc đó không ai còn nhớ, và cũng có thể quý ngài đời sau nghĩ ra tích này để giải thích một số điểm cốt tủy trong Phật pháp và cũng để làm chỗ y cứ cho Thiền Tông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]