Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ông Táo

28/01/201907:57(Xem: 3803)
Ông Táo



ong tao

* ÔNG TÁO

 

23 tháng Chạp âm lịch, là ngày cúng ông Táo, theo truyền thuyết nhân dân ta. Nguồn gốc ảnh hưởng văn hóa Tàu, đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo, nhưng được người Việt chuyển hóa sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc .

- Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp

- Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.

- Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.

Tương truyền ông Táo cởi cá chép về chầu Ngọc Hoàng thượng đế báo cáo mọi việc suốt một năm, đến Giao thừa thì về lại trần gian tiếp tục đảm nhiệm việc bếp núc củi lửa.

***

Người Việt bản xứ, ông cha ta từng dùng điển tích Tàu tô bồi văn hóa Việt, tuy nhiên tập tục thờ cúng cũng không sai khác mấy. Đến khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, một lần nữa, tập tục dân gian lại mang một ý nghĩa và hình tượng khác trong nhà Thiền, tôn trọng hủ tục bản địa nhưng không nhuốm màu mê tín, vì vậy, ông Táo được mệnh danh là Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân, hay là ông Táo trở thành Giám Trai sứ giả. Ông Địa nhà nhà đều thờ, dưới cái nhìn của nhà Phật là vị cai quản môi trường; Đại thánh Khẩn Na la Vương chi Thần, hay cũng là giám trai Bồ Tát.

Tăng nhất A Hàm I và Tăng chi bộ I thì Tôn giả Tần Đầu Lô chỉ là bậc Thánh đệ nhất hàng phục Trời rồng, ngoại đạo, cũng được xem là Giám trai Bồ Tát… Có thuyết cho rằng Giám trai chính là Đại giám thiền sư Lục tổ Huệ Năng. Vua Đường ban tặng Đại giám Thiền sư. Khẩn Na La Bồ Tát cũng là ngài.

Trong thiền môn có nghi khánh chúc tán Giám trai: Giám trai sứ giả - hỏa bộ oai thần – điều hòa bá vị tiến duy hinh – tai hao vĩnh vô xâm – Hộ mạng tư thâm – thanh chúng vĩnh mông ân nghĩa là: Giám trai sứ giả - hỏa bộ oai thần – điều hòa trăm món hiến vị ngon – tai họa mãi không xâm – hộ mạng giúp thân – Tăng chúng luôn nhờ ân.

Với tinh thần nhà Phật, công hạnh là việc làm của một bậc tôn kính, ở lĩnh vực nào thì đặt tên đó cho vị có công hạnh tương đương. Thần tài của dân gian, trong Phật giáo Nam tông có ngài Sivali làm biểu tượng tài lộc; hay Hải Thuợng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh có biểu tượng trong Phật giáo Bắc truyền là Dược sư Lưu Ly Quang Vương Phật; Nam truyền có ngài Bakula… Phật giáo Bắc truyền đã uyển chuyển linh động vào cuộc sống, hòa nhập tín ngưỡng bản địa, nhưng thăng hoa biểu tượng mang một ý nghĩa cao đẹp hơn, giá trị nhân văn hơn để lột xác hình thái mê tín. Tuy nhiên, việc sát hại sinh vật cho việc tế lễ cúng bái của nhân gian thì không thể áp dụng vào truyền thống linh hoạt của nhà Phật như cá chép đưa ông Táo về Trời, đó là sát sanh, hại vật tổn phúc.

Trong Kinh Phạm Võng Đức Phật dạy:

Này Phật Tử! “Nếu tự giết, dạy người giết, dùng phương kế giết, khen ngợi giết, thấy giết mà vui theo. Cho đến dùng thần chú để giết, nhân giết, duyên giết, phương pháp giết, nghề nghiệp giết. Cho đến tất cả các loài có mạng sống không được cố giết. Là Bồ Tát nên thường khởi tâm từ bi, dùng phương tiện cứu giúp bảo hộ tất cả chúng sanh. Mà trở lại buông tâm khoái ý sát hại sanh mạng, Bồ Tát này phạm Ba-la-di tội.”

Nghĩa là, những tập tục mà Phật giáo dung hóa được, sẽ loại trừ những hành động sát hại tổn phước. Nhiều kinh điển Đại thừa đều trân quý sinh mạng chúng sanh như kinh Hoa Nghiêm, kinh Phân biệt Thiện ác báo ứng… và ngũ giới, thập thiện… Tập tục nào đem lại thiện hạnh, được Phật giáo chấp nhận, ngược lại thì không hề được Phật giáo dung chứa. Người Phật tử cúng ông Táo theo tập tục nhưng không thể giết hại cá chép như truyền thống dân gian. Bởi vì, kinh đã dạy:

.-“Đừng tin tưởng một điều gì vì văn phong. Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều người nhắc đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của Thánh nhân, đừng tin tưởng vào điều gì do ta tưởng tượng và lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng một điều gì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy mình. Chỉ tin tưởng cái gì mà chính mình đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, là có lợi cho mình và kẻ khác. Chỉ có cái đó mới là mục đích tối hậu, thăng hoa cho con người và cuộc đời, các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn."

 Vì thế con người muốn có cuộc sống an lạc và hạnh phúc, cần phải tu nhơn tạo phước, chứ không phải chỉ cầu nguyện, van xin khấn vái suông, vào những vị Thần.

***

Do ảnh hưởng tập quán văn hóa bản địa khi Phật giáo du nhập và sinh hoạt lâu dài trong mạch sống của người Trung Hoa, đã phát sinh ra lắm hủ tục như: Đưa rước Chư ThiênCúng Ông Táo; giải sao cúng hạn…

Việc đó, đã đi vào Thanh Quy Bách trượng hướng dẫn tỉ mỉ qua nghi thức thỉnh cúng, ví dụ:

Cung kính nghe rằng Giám Trai đại sĩ

Ngài là bậc vô cùng đại trí

Ứng hiện thần diệu tùy nghi

Xôi nếp cúng đầy công niệm nghĩ

Một hạt biến thành núi Tu Di

Không thấy tướng ẩn khuất trong mây

Thân to lớn hiện nhiều cõi đó đây

Hộ pháp an tăng hưng hiển

Việc Phật quyền phương tiện

Ngưỡng mong uy đức

Chứng pháp trai diên.

Lại nguyện:

Nhờ thần minh nguyện lực

Chứng lòng thành thực kính dâng

Tùy cơ duyên cảm hóa thân

Hiện có thân nhưng không sắc tướng

Hiển hóa khôn lường

Hiện thân ăn uống mà trợ pháp luân

Khiến bày bếp núc nhưng tu chứng

Độ khắp quần mông (quần sanh)

Khiến tiếp mùi biết quay về

Mong ủng hộ già lam an tịnh

Tăng chúng đều tinh tấn tu hành

Thấm nhuần pháp lạc

Chốn chốn vững tông phong.


***

Chính những phương tiện dùng để đưa quần chúng vào Phật giáo, đã biến Phật giáo thành những vấn đề rời xa chân lý của nhà Phật. Không có đoạn kinh nào của Nikaya hướng dẫn cúng sao giải hạn, cúng chư Thiên, tiễn ông Táo như Phật giáo Bắc truyền. Người Phật tử ý thức rằng, phương tiện cúng kiến đó, không thể đưa ta giải thoát mọi khổ đau do nhân quả đã tạo. Kết luận, cúng ông Táo hay thần tài thổ địa không phải phát xuất từ Phật giáo, không phải của nhà Phật nguyên thủy.

 

MINH MẪN

23/ 01/2019

 

Ý kiến bạn đọc
28/01/201906:16
Khách
Bài viết này rốt cuộc phân tích về cái gì. Ông táo rõ ràng không xuất phát từ Phật giáo, xin hỏi tác giả bộ kinh nào theo hệ đại thừa nói về ông táo. Nào là giám trai bồ tát, thật là hý luận. Thật thương người yêu chuộng thế trí biện thông. A Di Đà Phật.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2020(Xem: 3711)
Phải chăng trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không thể quên chức trách của bản thân, không thể quên những người có ân với mình, không thể quên những lời mình hứa hẹn, lại càng chẳng thể lãng quên lịch sử hay ngày Tết quê hương. Và vì vậy hôm nay cho phép mình kể lại những tập tục mà không bao giờ mình quên được để thực hiện hằng năm vào đêm Giao Thừa bạn nhé Từ khi được sinh sống tại Úc thì trong gia đình tôi ( có lẽ về lễ nghi tôn giáo thì tôi là người có quyền lực nhất ) cho nên tôi thường đón lễ Giao thừa hai lần và trang trọng như nhau và có lẽ thế những điều tôi tin ( dù ai đó cho là mê tín ) nhưng đối với tôi là một sức mạnh tâm linh, là niềm tin vững chắc nhất hướng dẫn tôi vào hành trình suốt năm ấy .
20/01/2020(Xem: 3768)
Xuân về khắp chốn rộn tin vui Mở cửa mừng Xuân rạng ánh cười Phú quý Xuân sang nguồn cội thắm Vinh hoa Tết đến nghĩa tình tươi Muôn nhà lộc nở tài thêm phát Vạn nẻo chồi đơm đức mãi soi Đón Tết mừng xuân tràn phúc hạnh Tinh anh tiếp nối tuệ tâm ngời...!
20/01/2020(Xem: 4120)
Xuân Di Lặc Tường Vân Kính mừng Xuân Di Lặc Đã về với chúng ta Nét đẹp được ghi khắc Lan tỏa khắp gần xa
19/01/2020(Xem: 5361)
Thông Điệp Xuân Canh Tý 2020 của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
18/01/2020(Xem: 4444)
Tác bạch cùng Sư Phụ cuối năm Kính dâng Sư Phụ Viên Minh Sư phụ rời Úc Châu... liền mùa hỏa hoạn, Thảm trạng tang thương, lòng dạ rối bời ... Hai tháng ... đỏ lửa vẫn còn lại vài nơi, Sư Phụ ơi, tinh thần đâu chúc Tết !
18/01/2020(Xem: 3805)
Quà, là cái gì đó do người ta tự giác tặng chúng ta, sao giờ lại có vấn đề ĐÒI QUÀ? Rất là trắng trợn, lãng xẹt, và vô duyên gì đâu... Như là đòi nợ! Người ta "hết yêu mới đòi quà", là bà con trong tình thương mến thương cũng đòi quà. Vậy là thương - không thương gì cũng đòi quà. Ai là người đòi quà? - Chính là kẻ ĐÓI QUÀ. Đói mới đòi. Tiếng Việt mình thật tuyệt. Là một du tăng (phượt thủ), việc mang vác quà từ A đến B hay ngược lại, khi chỉ ngao du với một ba lô duy nhất, là chuyện không thể. Trước khi về tới VN, thêm chỉ nửa ký quà trong ba lô thì không nặng, nhưng lão phải dừng chân ngắm cảnh ở bao thành phố, thì nó làm chùn vai làm sao... Tốn kém, mang vác, nói làm chi, đáng buồn là khi trao quà, người nhận thường thờ ơ đáng ngạc nhiên, đắng lòng! Muốn cho họ "không thất vọng" thì... ai mà chịu nỗi! Ở VN giờ có thiếu gì đâu. Cho quà vì sĩ diện cũng khổ, cho quà để thể hiện tình cảm nhớ thương rồi cũng nhục mặt. Phật tử mênh mông, có người chẳng thân gì, cũng phán thẳng
17/01/2020(Xem: 4005)
Em hỏi chị cách sao dâng lời chúc, Làm mọi người phấn khích ... hoà hợp nhanh . “ Chỉ cần em có tâm niệm tốt lành “ Hành xử hằng ngày ... đợi chi đến Tết !!! Tâm trong sáng, chẳng gì lo sơn phết, Ngát hương thơm chính ...nhờ biết tri ân . Nụ cười, đôi tay ...nâng đỡ tinh thần, Hơn vạn lời xã giao cùng chúc tụng!
17/01/2020(Xem: 4898)
Xuân mang ý nghĩa vui vầy sum họp ít nhất theo văn hóa truyền thống Việt Nam. Xuân mang đến sự nghỉ ngơi, tiêu khiển, quân bình thời tiết cho khí hậu ôn hòa, cây lá đơm hoa vươn lên sức sống. Đó là cách nhìn suy nghĩ của đa số con người sống trên hành tinh trái đất này. Tuy nhiên cũng có nhiều người chẳng màng, chẳng để ý mùa xuân, mùa đông… mà chỉ hoạt động theo dòng chảy cuộc đời, theo quan niệm triết sống của riêng mình. Nhưng thế nào, nhất quán ai cũng công nhận mùa xuân là mùa đẹp, vì cảnh vật cây cỏ thêm màu, thêm sắc.
17/01/2020(Xem: 3737)
Xuân Về Kính Chúc Mọi Nhà, tấn tài tấn lộc cửa nhà bình an
16/01/2020(Xem: 3475)
Kính gửi đến Thầy bài thơ bất ngờ xuất hiện trong tâm trí con sau một ngày rất bận rộn vì phải ra nghĩa trang tưởng niệm, và tri ân người thân . Kính dâng Thầy và bạn hữu nhân dịp cuối năm ( chỉ còn một tuần nữa thôi ) . Kính HH Sau tiếng Dạ là cảm thông, là mở rộng ... Là trân trọng được chia sẻ yêu thương . Làm việc hết mình, đầu óc khẩn trương Cùng hoà đồng ... phân biệt chi trình độ !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]