Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phong tục ngày Tết cổ truyền ở các nước Châu Á

25/01/201921:34(Xem: 3190)
Phong tục ngày Tết cổ truyền ở các nước Châu Á
Ngày Tết đối với các nước Châu Á là những ngày rất quan trọng và có ý nghĩa trong năm, người ta thường dành những ngày này cho gia đình và bản thân sau cả năm làm việc vất vả. Mỗi một quốc gia đều mang những bản sắc dân tộc khác nhau thông qua các phong tục nghi lễ cho ngày Tết cực kỳ phong phú và thú vị.
blank
Ngày Tết ở Việt Nam. (Ảnh: Internet)

Việt Nam

Năm mới của người Việt Nam cũng bắt đầu vào ngày đầu tiên của năm mới tính theo Âm lịch. Cũng như người dân Trung Quốc, người Việt Nam cũng sẽ dọn dẹp nhà cửa thật kỹ lưỡng trước đêm giao thừa. Đầu năm mới ở Việt Nam thường gắn liền với việc chuẩn bị đồ ăn ngon ngày lễ, trang trí ngôi nhà với nhiều loại hoa như hoa đào, hoa mai, hoa cúc và hoa lan.

Vào ngày đầu năm mới, trẻ em Việt Nam thường nhận được những đồng tiền lì xì. Hơn nữa, trong năm mới, người Việt Nam thường đến thăm nhà người thân, bạn bè. Họ cũng sẽ tham dự các lễ hội để cầu chúc những điều tốt nhất trong năm mới. Sau cùng, gia đình, bạn bè người Việt sẽ tập trung về một nhà ăn một bữa cơm thật ngon trong năm mới.

Trung Quốc

Ở Trung Quốc, Tết Nguyên đán là một sự kiện cực kỳ trọng đại trong năm. Năm mới ở Trung Quốc bắt đầu từ đêm giao thừa đến tận ngày rằm tháng Giêng. Trước đó, người dân Trung Quốc sẽ ăn cháo laba vào mùng 8 tháng Chạp. Vào cuối tháng Chạp, họ sẽ bắt đầu dọn dẹp, sửa sang nhà cửa để xua đuổi tà khí, điềm xấu cũng như chúc may mắn trong năm mới. Họ cũng sẽ mua quần áo mới, cắt tóc trước khi Tết đến.

Vào đêm giao thừa, mỗi gia đình Trung Quốc sẽ làm một bữa cơm tất niên, được gọi là Nian Ye Fan. Trong bữa cơm này, họ sẽ thường ăn cá. Người Trung Quốc sẽ chuẩn bị một chiếc bánh nếp, cắt nó thành lát và chia cho mỗi người trong gia đình. Sau bữa cơm tất niên nhiều gia đình đến đền, chùa ở địa phương để cầu nguyện cho năm mới. Họ cũng có thể cùng nhau đi xem pháo hoa và đếm ngược chờ năm mới.

Hong Kong, Trung Quốc

Người Hồng Kông cũng đón Tết âm lịch cổ truyền với rất nhiều hoạt động như hội chợ. (Ảnh từ seatimes)

Tết cổ truyền ở Hồng Kông có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, nhưng cách đón Tết của người Hồng Kông pha trộn giữa truyền thống Phương Đông với nét văn hóa phóng khoáng, mới mẻ của phương Tây.

Người Hồng Kông cũng đón Tết âm lịch cổ truyền với rất nhiều hoạt động. Tiêu biểu như: Hội chợ hoa đón mừng năm mới, kéo dài từ 25 đến 30 Tết âm lịch. Hội chợ này không thể thiếu những loại cây quen thuộc của mùa xuân bởi đây chính là biểu tượng cho những gì tốt đẹp và may mắn nhất trong năm mới. Ví dụ như cây quất, thủy tiên, mẫu đơn, cây đào.

Vào ngày đầu tiên của năm mới, người Hồng Kông tập trung ở cảng Tsim Sha Tsui, xem các vũ đoàn nghệ thuật, các nhân vật Disney diễu hành trong tiếng nhạc rộn rã. Ngày mùng 2 Tết, mọi người lại rủ nhau đến cảng Victoria, thưởng thức màn biểu diễn pháo hoa kéo dài 20 phút- được xem là một trong những màn bắn pháo hoa đẹp nhất Thế Giới.

Philippines

Philippines có một số nghi lễ văn hóa hấp dẫn trong đầu năm mới. Người Philipines tin rằng nếu bạn mang theo tiền trong túi từ năm cũ sang năm mới thì bạn sẽ rất giàu có khi năm mới sang. Khi năm mới sang, họ sẽ mở tất cả cửa ra, cửa sổ và bật đèn để đón may mắn, thịnh vượng vào nhà. Trong khi đó, vào lúc nửa đêm, mọi người trên khắp đất nước Philipines sẽ đổ xô ra đường để xem pháo hoa, bấm còi xe, rung chuông nhà thờ vì họ tin rằng tiếng ồn càng lớn thì càng có thể xua đuổi được ma quỷ và cầu chúc cho một năm mới may mắn, tài lộc dồi dào.

Trước đó vào bữa tiệc cuối năm, họ cũng sẽ ngồi bên nhau và ăn một bữa cơm thật ngon với thật nhiều thức ăn ở trên bàn. Họ cũng sẽ bày 12 loại trái cây trên bàn tiệc để tượng trưng cho sự giàu có và dư dả trong suốt năm mới.

Hàn Quốc

blank
Trong văn hóa Hàn Quốc, ngày lễ lớn nhất trong năm chính là Tết Nguyên đán, hay còn gọi là Seollal. (Ảnh: Internet)

Trong văn hóa Hàn Quốc, ngày lễ lớn nhất trong năm chính là Tết Nguyên đán, hay còn gọi là Seollal, ngày xua đuổi linh hồn xấu xa, điều xui xẻo và chào đón điều tốt lành. Cũng giống như ở Việt Nam, Tết Seollal bắt đầu từ ngày 1/1 Âm lịch và thường kéo dài trong 3 ngày.

Trong dịp nghỉ Tết, hầu hết các doanh nghiệp Hàn Quốc đều đóng cửa. Người dân nghỉ làm để trở về thăm quê hương, quây quần bên gia đình. Vào đêm 30 Tết, tất cả mọi người đều phải tắm gội bằng nước nóng để thanh tẩy cơ thể, sau đó sẽ mặc hanbok (trang phục truyền thống Hàn Quốc) và tiến hành lễ cúng tổ tiên.

Mâm cỗ ngày Tết ở Hàn Quốc cũng rất được coi trọng. Đặc biệt, không thể thiếu món canh bánh gạo (Tteokguk). Người dân nơi đây thường có thói quen hỏi nhau đã ăn bao nhiêu bát Tteokguk bởi họ quan niệm ăn bao nhiêu bát Tteokguk sẽ lớn thêm bấy nhiêu tuổi.

Mông Cổ

Tết cổ truyền hay còn gọi là Tsagaan Sar (Tết Tháng Trắng) là một trong hai dịp lễ lớn nhất trong năm ở Mông Cổ. Đây không chỉ là thời khắc báo hiệu mùa đông giá lạnh đã kết thúc mà còn là dịp để gia đình sum vầy và thắt chặt mối quan hệ.

Trong 3 ngày Tết, người Mông Cổ sẽ chỉ mặc trang phục dân tộc. Mọi người thường tụ họp tại nhà của người già nhất trong vùng. Sau đó, họ cùng nhau trò truyện, vui đùa, trao đổi các món ăn và thưởng thức chúng.

Người Mông Cổ có tục uống trà vào đêm giao thừa và việc này được diễn ra theo một cách khá đặc biệt. Chén trà đầu tiên sẽ được đem ra trước sân vẩy đều khắp 4 hướng, chén thứ 2 dành cho gia chủ, cuối cùng mới tới lượt các thành viên trong nhà.

Món ăn truyền thống trong Tết Tháng Trắng là các sản phẩm làm từ sữa, thịt cừu, thịt bò, sữa dê, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô, thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz, sữa ngựa lên men hoặc rượu vodka trộn sữa.

blank
Món ăn truyền thống trong Tết Tháng Trắng là các sản phẩm làm từ sữa, thịt cừu, thịt bò, sữa dê, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô, thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz, sữa ngựa lên men hoặc rượu vodka trộn sữa. (Ảnh: Internet)

Đài Loan

Đài Loan hiện nay vẫn sử dụng âm lịch và có truyền thống đón Tết cổ truyền giống như Việt Nam và một số nước Châu Á khác . Ngày Tết ở Đài Loan (Tết Âm Lịch) là lễ hội truyền thống đón năm mới, kéo dài từ 30 tháng Chạp đến 4 tháng Giêng Âm Lịch.

Người Đài Loan có một vài phong tục khá giống nước ta như tiễn ông táo về trời, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ mới,…

Vào ngày 24 tháng Chạp hàng năm, người dân Đài Loan cúng đưa ông Táo về trời. Một số lễ vật quen thuộc trên bàn thờ là 3 món tam sinh, kẹo đậu phộng, chè trôi nước, kẹo mè đen,… Trên mâm lễ gì có thể thiếu nhưng bánh kẹo thì phải đầy đủ. Người Đài Loan quan niệm rằng khi mời Táo quân ăn bánh kẹo thì Người sẽ chỉ nói những điều hay và tốt lành của gia chủ trước mặt Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Lúc xưa thì người Đài Loan cũng thờ ông Táo trong bếp giống người Việt nhưng hiện nay thì họ đã thờ ông Táo chung với bàn thờ thần thánh. Do vậy, vào lễ đưa ông Táo về trời thì lễ vật sẽ bày lên bàn thờ trước hình vẽ Táo quân để cúng tiễn ông.

Sau khi cúng đưa ông Táo về trời xong, người dân sẽ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. Bàn thờ được lau chùi sạch sẽ, nhà cửa quét dọn gọn gàng và tươm tất

Ngày 25 tháng chạp là ngày đón Thần theo quan niệm truyền thống của Đài Loan, bởi đây là thời gian mà Ngọc Hoàng Thượng Đế dẫn theo các chư tiên xuống thăm trần gian nên cần phải tỏ lòng thành khi đón tiếp và không chửi mắng hay phơi quần áo vào ngày này.

30 Tết là ngày cuối cùng của 1 năm, là thời khắc quan trọng để chào đón một năm mới. Mọi người đều chuẩn bị thật nhiều món ăn ngon để đón Tết cùng gia đình. Trước cửa nhà một số gia đình người Đài Loan vẫn còn dán liễn Tết để cầu may mắn, bình an.

 

Chúc Di (t/h)
http://m.tinhhoa.net/phong-tuc-ngay-tet-co-truyen-o-cac-nuoc-chau-a.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2014(Xem: 6720)
Phần này tóm tắt các chi tiết và bổ túc bài viết1 "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên gọi 12 con giáp - Ngọ ngựa (phần 13)", do đó số thứ tự của bài viết này là 13A; những bài viết sau nữa về Ngọ ngựa sẽ có số thứ tự là 13B, 13C … để người đọc dễ tra cứu thêm.
13/01/2014(Xem: 6714)
Ngọ hay Ngũ 午 là chi thứ 7 trong thập nhị chi hay 12 con giáp. Biểu tượng của Ngọ là con ngựa dùng chỉ thời gian như giờ Ngọ từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều (chính ngọ là đúng trưa, giữa trưa hay 12 giờ trưa), tháng 5 ... và xác định không gian như hướng Nam. Phần này không bàn về khái niệm thời không gian hay Ngũ Hành/kinh Dịch của Ngọ mà chỉ chú trọng vào các liên hệ ngữ âm của Ngọ và ngựa so với mã 馬 (tiếng Hán Việt/HV cũng chỉ con ngựa). Phần sau sẽ cho thấy mã là tiếng Hán có gốc Hán Tạng, khác hẳn với ngựa tiếng Việt - và liên hệ trực tiếp của Ngọ và ngựa cho thấy tên chi này có nguồn gốc Việt (Nam) chứ không phải Trung Quốc/TQ cũng như tên gọi của 11 con giáp còn lại ...
13/01/2014(Xem: 6921)
Nhân dịp đầu Xuân năm Giáp Ngọ, tôi kính gởi đến chư Tôn Hòa Thượng, cùng hàng chúng trung tôn của Đức Thế Tôn lời chúc nguyện tứ đại an hòa, để cùng nhau chung vai sát cánh xây dựng cơ đồ Phật giáo đang cơn nguy cơ tha hóa, do nội ngoại chướng duyên, vu hãm hầu lũng đoạn hàng ngũ, tổ chức chúng ta với dụng tâm bất chánh làm lệch hướng Chánh Pháp.
02/01/2014(Xem: 7385)
Thời gian luôn là điều trọng yếu cho sự tư niệm của người đệ tử Phật. Đông qua thì Xuân tới như sự suy-thịnh được-mất giữa thế gian này. Hơn thế nữa, cửa tử là con đường độc lộ mà mỗi ngày dẫn ta tiến tới gần hơn. Xin hãy cùng nhau quán chiếu sự mỏng manh của kiếp sống và danh vị. Xin hãy tha thứ những gì cần tha thứ, xin hãy bỏ qua những gì cần bỏ qua. Vì mùa Xuân có nở hoa hay không là tùy thuộc vào đất tâm an lành của chính mình. Sự tranh chấp mãnh liệt luôn thiêu đốt tất cả cây cỏ và bông hoa.
25/09/2013(Xem: 8735)
Thế là, dù muốn hay không, tôi vẫn phải nhận thêm một tuổi nữa, và năm nay… Nhâm Thìn là năm tuổi của tôi. Thuở còn bé, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe… ké người lớn nói chuyện với nhau: “Năm tuổi của tôi”. Tôi không rõ năm tuổi là năm gì, ý nghĩa ra sao, nhưng qua câu nói và thái độ khi nói, tôi vẫn cảm nhận được nỗi lo lắng sợ hãi của các bậc trưởng thượng. Sợ gì nhỉ? Tai nạn? Đau ốm? Mất mát hay chết? Nhưng rồi sau đó có ai chết đâu và có xảy ra chuyện gì đâu. Còn xui xẻo trong năm, nếu có, thì tuổi nào mà tránh được, chả cứ năm tuổi. Thế nhưng, các bác vẫn sợ và e dè để rồi năm đó “án binh bất động” không cựa quậy gì ráo.
08/04/2013(Xem: 3625)
Nhớ nghĩ đến cuộc đời giáo hóa độ sinh của Đức Phật, chúng ta hình dung ra những phong cảnh từng lưu dấu ấn của Ngài, quả thật là trong lành, tuyệt đẹp vô cùng. Thật vậy, xuất hiện trên thế gian này, Đức Phật đã chọn một cảnh thiên nhiên đơn giản, nhưng tràn đầy sức sống.
29/03/2013(Xem: 7695)
Thông Bạch Xuân Quý Tỵ - 2013
28/03/2013(Xem: 3746)
Trước Phật Ðường hương xuân rền chuông đảnh Thuận đường tu, Ðạo Pháp kiến tình nhau Dẫu xa xôi ngàn dặm vẫn thâm sâu Lòng hoan hỷ mừng nhau cùng tu tiến.
28/03/2013(Xem: 2772)
Có phải hôm nay là buổi sáng đầu tiên của mùa xuân Nên những con chim dậy sớm hót vang trên những cành cây, Và những bông hoa dại nở bung trên những thảm cỏ nhung mà mượt
05/03/2013(Xem: 4578)
Đối với nhiều nước Á Châu, thời gian : năm tháng ngày giờ được tính dựa theo chu kỳ của vận hành mặt trăng được gọi là âm lịch, cứ hễ đến Rằm (giữa tháng) thì trăng tròn, đầu và cuối tháng thì trăng khuyết, từ đầu đến giữa tháng trăng to lên dần và từ giữa đến cuối tháng trăng nhỏ dần. Thực ra thì trăng bao giờ vẫn là trăng, không có tròn khuyết, to nhỏ, sáng hay tối,… âu đó chỉ là giới hạn trong tầm nhìn, trong chướng ngại, trong tiếp xúc giữa con người và mặt trăng mà thôi. Ngày, giờ, tháng, nămấy được tính theo 12 con giáp, đó là 12 con vật tiêu biểu được chọn. Theo thời gian, có điều kiện chúng ta sẽ bàn về 12 con vật này. Nay nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ, thông qua trong chuyện thần thoại, các nguồn từ văn chương, trong kinh sách, trong cuộc sống,…, xin trình bày về những đặc điểm của Rắn, quan niệm của nhân loại xưa nay về Rắn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567