Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phong tục ngày Tết cổ truyền ở các nước Châu Á

25/01/201921:34(Xem: 3942)
Phong tục ngày Tết cổ truyền ở các nước Châu Á
Ngày Tết đối với các nước Châu Á là những ngày rất quan trọng và có ý nghĩa trong năm, người ta thường dành những ngày này cho gia đình và bản thân sau cả năm làm việc vất vả. Mỗi một quốc gia đều mang những bản sắc dân tộc khác nhau thông qua các phong tục nghi lễ cho ngày Tết cực kỳ phong phú và thú vị.
blank
Ngày Tết ở Việt Nam. (Ảnh: Internet)

Việt Nam

Năm mới của người Việt Nam cũng bắt đầu vào ngày đầu tiên của năm mới tính theo Âm lịch. Cũng như người dân Trung Quốc, người Việt Nam cũng sẽ dọn dẹp nhà cửa thật kỹ lưỡng trước đêm giao thừa. Đầu năm mới ở Việt Nam thường gắn liền với việc chuẩn bị đồ ăn ngon ngày lễ, trang trí ngôi nhà với nhiều loại hoa như hoa đào, hoa mai, hoa cúc và hoa lan.

Vào ngày đầu năm mới, trẻ em Việt Nam thường nhận được những đồng tiền lì xì. Hơn nữa, trong năm mới, người Việt Nam thường đến thăm nhà người thân, bạn bè. Họ cũng sẽ tham dự các lễ hội để cầu chúc những điều tốt nhất trong năm mới. Sau cùng, gia đình, bạn bè người Việt sẽ tập trung về một nhà ăn một bữa cơm thật ngon trong năm mới.

Trung Quốc

Ở Trung Quốc, Tết Nguyên đán là một sự kiện cực kỳ trọng đại trong năm. Năm mới ở Trung Quốc bắt đầu từ đêm giao thừa đến tận ngày rằm tháng Giêng. Trước đó, người dân Trung Quốc sẽ ăn cháo laba vào mùng 8 tháng Chạp. Vào cuối tháng Chạp, họ sẽ bắt đầu dọn dẹp, sửa sang nhà cửa để xua đuổi tà khí, điềm xấu cũng như chúc may mắn trong năm mới. Họ cũng sẽ mua quần áo mới, cắt tóc trước khi Tết đến.

Vào đêm giao thừa, mỗi gia đình Trung Quốc sẽ làm một bữa cơm tất niên, được gọi là Nian Ye Fan. Trong bữa cơm này, họ sẽ thường ăn cá. Người Trung Quốc sẽ chuẩn bị một chiếc bánh nếp, cắt nó thành lát và chia cho mỗi người trong gia đình. Sau bữa cơm tất niên nhiều gia đình đến đền, chùa ở địa phương để cầu nguyện cho năm mới. Họ cũng có thể cùng nhau đi xem pháo hoa và đếm ngược chờ năm mới.

Hong Kong, Trung Quốc

Người Hồng Kông cũng đón Tết âm lịch cổ truyền với rất nhiều hoạt động như hội chợ. (Ảnh từ seatimes)

Tết cổ truyền ở Hồng Kông có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, nhưng cách đón Tết của người Hồng Kông pha trộn giữa truyền thống Phương Đông với nét văn hóa phóng khoáng, mới mẻ của phương Tây.

Người Hồng Kông cũng đón Tết âm lịch cổ truyền với rất nhiều hoạt động. Tiêu biểu như: Hội chợ hoa đón mừng năm mới, kéo dài từ 25 đến 30 Tết âm lịch. Hội chợ này không thể thiếu những loại cây quen thuộc của mùa xuân bởi đây chính là biểu tượng cho những gì tốt đẹp và may mắn nhất trong năm mới. Ví dụ như cây quất, thủy tiên, mẫu đơn, cây đào.

Vào ngày đầu tiên của năm mới, người Hồng Kông tập trung ở cảng Tsim Sha Tsui, xem các vũ đoàn nghệ thuật, các nhân vật Disney diễu hành trong tiếng nhạc rộn rã. Ngày mùng 2 Tết, mọi người lại rủ nhau đến cảng Victoria, thưởng thức màn biểu diễn pháo hoa kéo dài 20 phút- được xem là một trong những màn bắn pháo hoa đẹp nhất Thế Giới.

Philippines

Philippines có một số nghi lễ văn hóa hấp dẫn trong đầu năm mới. Người Philipines tin rằng nếu bạn mang theo tiền trong túi từ năm cũ sang năm mới thì bạn sẽ rất giàu có khi năm mới sang. Khi năm mới sang, họ sẽ mở tất cả cửa ra, cửa sổ và bật đèn để đón may mắn, thịnh vượng vào nhà. Trong khi đó, vào lúc nửa đêm, mọi người trên khắp đất nước Philipines sẽ đổ xô ra đường để xem pháo hoa, bấm còi xe, rung chuông nhà thờ vì họ tin rằng tiếng ồn càng lớn thì càng có thể xua đuổi được ma quỷ và cầu chúc cho một năm mới may mắn, tài lộc dồi dào.

Trước đó vào bữa tiệc cuối năm, họ cũng sẽ ngồi bên nhau và ăn một bữa cơm thật ngon với thật nhiều thức ăn ở trên bàn. Họ cũng sẽ bày 12 loại trái cây trên bàn tiệc để tượng trưng cho sự giàu có và dư dả trong suốt năm mới.

Hàn Quốc

blank
Trong văn hóa Hàn Quốc, ngày lễ lớn nhất trong năm chính là Tết Nguyên đán, hay còn gọi là Seollal. (Ảnh: Internet)

Trong văn hóa Hàn Quốc, ngày lễ lớn nhất trong năm chính là Tết Nguyên đán, hay còn gọi là Seollal, ngày xua đuổi linh hồn xấu xa, điều xui xẻo và chào đón điều tốt lành. Cũng giống như ở Việt Nam, Tết Seollal bắt đầu từ ngày 1/1 Âm lịch và thường kéo dài trong 3 ngày.

Trong dịp nghỉ Tết, hầu hết các doanh nghiệp Hàn Quốc đều đóng cửa. Người dân nghỉ làm để trở về thăm quê hương, quây quần bên gia đình. Vào đêm 30 Tết, tất cả mọi người đều phải tắm gội bằng nước nóng để thanh tẩy cơ thể, sau đó sẽ mặc hanbok (trang phục truyền thống Hàn Quốc) và tiến hành lễ cúng tổ tiên.

Mâm cỗ ngày Tết ở Hàn Quốc cũng rất được coi trọng. Đặc biệt, không thể thiếu món canh bánh gạo (Tteokguk). Người dân nơi đây thường có thói quen hỏi nhau đã ăn bao nhiêu bát Tteokguk bởi họ quan niệm ăn bao nhiêu bát Tteokguk sẽ lớn thêm bấy nhiêu tuổi.

Mông Cổ

Tết cổ truyền hay còn gọi là Tsagaan Sar (Tết Tháng Trắng) là một trong hai dịp lễ lớn nhất trong năm ở Mông Cổ. Đây không chỉ là thời khắc báo hiệu mùa đông giá lạnh đã kết thúc mà còn là dịp để gia đình sum vầy và thắt chặt mối quan hệ.

Trong 3 ngày Tết, người Mông Cổ sẽ chỉ mặc trang phục dân tộc. Mọi người thường tụ họp tại nhà của người già nhất trong vùng. Sau đó, họ cùng nhau trò truyện, vui đùa, trao đổi các món ăn và thưởng thức chúng.

Người Mông Cổ có tục uống trà vào đêm giao thừa và việc này được diễn ra theo một cách khá đặc biệt. Chén trà đầu tiên sẽ được đem ra trước sân vẩy đều khắp 4 hướng, chén thứ 2 dành cho gia chủ, cuối cùng mới tới lượt các thành viên trong nhà.

Món ăn truyền thống trong Tết Tháng Trắng là các sản phẩm làm từ sữa, thịt cừu, thịt bò, sữa dê, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô, thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz, sữa ngựa lên men hoặc rượu vodka trộn sữa.

blank
Món ăn truyền thống trong Tết Tháng Trắng là các sản phẩm làm từ sữa, thịt cừu, thịt bò, sữa dê, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô, thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz, sữa ngựa lên men hoặc rượu vodka trộn sữa. (Ảnh: Internet)

Đài Loan

Đài Loan hiện nay vẫn sử dụng âm lịch và có truyền thống đón Tết cổ truyền giống như Việt Nam và một số nước Châu Á khác . Ngày Tết ở Đài Loan (Tết Âm Lịch) là lễ hội truyền thống đón năm mới, kéo dài từ 30 tháng Chạp đến 4 tháng Giêng Âm Lịch.

Người Đài Loan có một vài phong tục khá giống nước ta như tiễn ông táo về trời, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ mới,…

Vào ngày 24 tháng Chạp hàng năm, người dân Đài Loan cúng đưa ông Táo về trời. Một số lễ vật quen thuộc trên bàn thờ là 3 món tam sinh, kẹo đậu phộng, chè trôi nước, kẹo mè đen,… Trên mâm lễ gì có thể thiếu nhưng bánh kẹo thì phải đầy đủ. Người Đài Loan quan niệm rằng khi mời Táo quân ăn bánh kẹo thì Người sẽ chỉ nói những điều hay và tốt lành của gia chủ trước mặt Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Lúc xưa thì người Đài Loan cũng thờ ông Táo trong bếp giống người Việt nhưng hiện nay thì họ đã thờ ông Táo chung với bàn thờ thần thánh. Do vậy, vào lễ đưa ông Táo về trời thì lễ vật sẽ bày lên bàn thờ trước hình vẽ Táo quân để cúng tiễn ông.

Sau khi cúng đưa ông Táo về trời xong, người dân sẽ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. Bàn thờ được lau chùi sạch sẽ, nhà cửa quét dọn gọn gàng và tươm tất

Ngày 25 tháng chạp là ngày đón Thần theo quan niệm truyền thống của Đài Loan, bởi đây là thời gian mà Ngọc Hoàng Thượng Đế dẫn theo các chư tiên xuống thăm trần gian nên cần phải tỏ lòng thành khi đón tiếp và không chửi mắng hay phơi quần áo vào ngày này.

30 Tết là ngày cuối cùng của 1 năm, là thời khắc quan trọng để chào đón một năm mới. Mọi người đều chuẩn bị thật nhiều món ăn ngon để đón Tết cùng gia đình. Trước cửa nhà một số gia đình người Đài Loan vẫn còn dán liễn Tết để cầu may mắn, bình an.

 

Chúc Di (t/h)
http://m.tinhhoa.net/phong-tuc-ngay-tet-co-truyen-o-cac-nuoc-chau-a.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2014(Xem: 5849)
Ăn Tết Nguyên đán không phải là phong tục riêng của Huế. Tuy nhiên, Tết Huế có những nét riêng thú vị. Là kinh đô xưa, Huế còn giữ được nhiều cổ tục trong việc đón Tết và ăn Tết.
24/01/2014(Xem: 8133)
Cũng như người Việt trong nước, cứ vào mỗi dịp tết Nguyên Đán, người Việt hải ngoại, Phật tử cũng như không phải Phật tử thường hay đi chùa lễ Phật và hái lộc vào đêm giao thừa và những ngày đầu năm, để cầu phúc, cầu may, xin Trời Phật, Bồ Tát phù hộ cho bản thân và gia đình năm mới được mọi điều tốt lành, tai qua nạn khỏi, mọi sự hạnh thông như ý muốn.
24/01/2014(Xem: 6399)
Một mùa xuân Di Lặc, mùa xuân của sự hoa hỹ đông đầy tình yêu thương đang trở về với người con Phật và muôn loại chúng sanh. Trong mỗi chúng ta khi nhắc đến mùa xuân thì ai củng liên tưởng ngay đến tất cả những gì tươi mới nhất. Bởi lẽ ngay danh từ xuân đã gắn liền với cuộc đời của mỗi chúng ta mà ai củng đã, đang, và sẽ trãi qua, rồi sẽ cảm thấy tiếc nuối khi tuổi thanh xuân của mình qua mau thật vội.
23/01/2014(Xem: 6832)
Giao thừa Nguyên đán lễ thiêng liêng, Cung thỉnh mười phương Phật Thánh Hiền. Duyên giác, Thanh văn cùng liệt Tổ, Thiện thần Hộ pháp với Long thiên. Thiêu thân liệt Thánh tử vì đạo, Dũ ánh uy quang giáng tọa tiền. Lễ nhạc hương hoa xin hiến cúng, Nguyện cầu giáng phước lễ Minh niên.
23/01/2014(Xem: 7286)
Thiệp Mừng Xuân & Mời Dự Lễ Tết tại Ấn Độ - Thích Huyền Diệu
23/01/2014(Xem: 13293)
Cuối năm, người ta thường đúc kết những sự kiện, tin tức, những bài học về sự thành công hay thất bại, thu hoạch hay tổn thất, được và thua, còn và mất… trong suốt một năm, qua cuộc đời của từng cá nhân hay tập thể (danh tiếng hay vô danh), của các ngành nghệ thuật, nhân văn và khoa học, của tổ chức (tôn giáo, xã hội, quốc gia, cộng đồng nhân loại).
23/01/2014(Xem: 8248)
Nụ cười của Ngài thực là lạ! Cười gì mà căng hết cả đường gân sớ thịt của khuôn mặt. Cười gì mà phô ra ngoài hết tất cả hàm răng, cả đầu lưỡi. Cười rứa mà sao thấy khuôn mặt của Ngài vẫn cứ đẹp lạ đẹp lùng, khuôn mặt Ngài vẫn cứ tròn đầy ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp của chư Phật ba đời. Hỏi thử vô lượng chúng sinh ở cả ba cõi, ai dám… chê nụ cười của Đức Từ Thị ấy nhỉ?
23/01/2014(Xem: 17051)
Nhân Sinh Nhật 65 tuổi Tây (1949 – 2014) tức 66 tuổi Ta của Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, sáng lập Chủ Nhiệm Báo Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc; và kỷ niệm 50 năm xuất gia (1964 – 2014); đồng thời cũng để kỷ niệm 35 năm Báo Viên Giác (1979 – 2014), chúng con/chúng tôi sẽ thực hiện số báo đặc biệt Viên Giác 201, phát hành vào tháng 6.2014, với chủ đề: Hòa Thượng Thích Như Điển – 50 Năm Xuất Gia và Hành Đạo
23/01/2014(Xem: 7567)
Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong năm, những đoạn đường đã qua, những sai lầm thiếu sót và những tạm thời thành tựu. Có những tiến bộ trên con đường Phật đạo thì chúng ta càng gần với vị Phật tương lai, Đức Di Lặc hơn.
23/01/2014(Xem: 6073)
Dường như từ khi bước qua khỏi tuổi 60, người ta thường có nhiều thời gian hơn cho những giờ phút “ngồi mà nhớ lại”? Ngồi yên một mình trong vườn hay bên hiên vắng vào buổi sớm mai mặt trời chưa sáng rõ hay khi chiều tà còn vướng vất chút nắng hanh vàng góc cuối chân trời phía xa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]