Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tết Mậu Tuất 2018 tại Thụy Sĩ.

14/03/201807:49(Xem: 4671)
Tết Mậu Tuất 2018 tại Thụy Sĩ.

thuy si

Tết Mậu Tuất 2018 tại Thụy Sĩ.
Trần Thị Nhật Hưng


   Mùa Xuân, ngày Tết trên quê hương Việt Nam lại rơi vào mùa Đông tại Âu Châu nói chung, Thụy Sĩ nói riêng. Trong cái giá lạnh dưới âm độ, tuyết rơi lất phất, vẫn không cản chân được những người con Phật xa quê hương tìm về cội nguồn sưởi ấm lòng nhau dưới một mái chùa. Ai nhân duyên gần chùa nào thì theo chùa đó.

   Tại Thụy Sĩ, riêng Việt Nam có ba ngôi chùa: Chùa Linh Phong dành cho Ni tại Lausanne vùng nói tiếng Pháp do Sư Cô Thích Nữ Viên Hoa làm trụ trì, chùa Trí Thủ tại Bern do Thượng Tọa Thích Quảng Hiền và chùa Viên Minh tại Luzern do Đại Đức Thích Như Tú làm trụ trì, thì nói tiếng Đức. Tất cả đều từ “cải gia vi tự“, chỉ bên trong mới sinh hoạt theo tinh thần Phật giáo mà thôi. Ngoài chánh điện, phòng ăn tập thể, phòng ngủ tập thể liệu sao vừa đủ số lượng Phật tử lui tới, còn có Quan Âm Các ngự ngoài sân mới biết đó là một ngôi chùa.

   Thụy Sĩ vốn ít người Việt, nên nhu cầu không đòi hỏi phải chùa to Phật lớn. Lại thêm dân Thụy Sĩ bảo thủ, luôn tôn trọng giữ gìn bản sắc của dân tộc, nên vào nước họ, muốn hội nhập bắt buộc phải “nhập gia tùy tục“. Không ai có thể “tác oai tác quái“ muốn làm gì thì làm, nhất nhất phải theo qui chế của chính quyền. Dù là chùa chiền, vẫn không được phép tô sơn, vẽ rồng phụng bên ngoài nếu chưa có sự chấp thuận của nhà nước.

   Mồng một Tết năm nay rơi vào thứ sáu. Đa số lấy hè để nghỉ trọn vẹn ba ngày Tết. Chùa nào cũng đông nghẹt Phật tử. Những câu chúc rôm ran chào hỏi, những nụ cười thân thiện trao nhau rồi quây quần trong chánh điện giữa bao sắc hoa, quả có cả bánh chưng, bánh tét bày biện trên ban thờ, nổi bật cành mai vàng lủng lẳng với những bao lì xì, những câu chúc nhỏ màu đỏ, hòa trong mùi trầm hương thơm ngát có tiếng mõ, tiếng chuông, lẫn với lời cầu kinh vang vọng mừng Lễ Vía Đức Phật Di Lặc, mọi Phật tử tận hưởng trọn vẹn không khí Tết của ba ngày trọng đại trong năm.

   Sau đó, mọi người lần lượt nhận bao lì xì cùng một trái quít từ tay vị trụ trì coi như lộc may mắn đầu năm. Nét độc đáo của quê hương vẫn tồn tại  gìn giữ nơi xứ người.

Tet Mau Tuat 2018 tai Thuy Si (5)Tet Mau Tuat 2018 tai Thuy Si (4)Tet Mau Tuat 2018 tai Thuy Si (3)Tet Mau Tuat 2018 tai Thuy Si (2)Tet Mau Tuat 2018 tai Thuy Si (1)

   Sau thời công phu, mọi người lại hỉ hả quây quần trong bàn ăn, thưởng thức những món chay đầy đạo vị trong không gian vô cùng êm đềm ấm cúng. Rồi xế trưa, lại có buổi tâm tình “Trò chuyện vấn đáp Phật pháp“. Thầy, trò lại bên nhau hàn huyên nêu ra bất cứ câu hỏi nào để học hỏi lẫn nhau. Ngoài trời, tuyết vẫn rơi lặng lẽ. Không ai quan tâm mùa Đông Thụy Sĩ đang lê thê đìu hiu ảm đạm, vì mùa Xuân đang nở hoa trong lòng mọi người.

   Chương trình sau đó lại tiếp tục tụng kinh. Mỗi chùa tự chọn cho mình một bộ kinh theo ý. Chùa Linh Phong chọn kinh Dược Sư, chùa Trí Thủ tụng kinh Di Lặc, cầu an và Phổ Môn, chùa Viên Minh tụng bộ kinh Pháp Hoa. Dù bộ kinh nào, cuối cùng vẫn là con đường hướng về Bến Giác. Rồi cơm chiều, rồi tiếp tục tụng kinh. Cứ thế cho trọn ba ngày Tết, Phật tử cứ nườm nượp hết lớp này đến lớp khác về chùa mừng xuân, chưa kể giao thừa đã có một số lớn về ngủ nghỉ tại chùa, đón giao thừa tại chùa cùng làm công quả chuẩn bị đón khách ba ngày Tết.

   Đặc biệt chùa Trí Thủ, mồng hai nhằm thứ bảy, Thầy Thích Quảng Hiền đã thuê hội trường gần chùa mới có thể dung chứa trên 200 Phật tử về sinh hoạt Tết.

   Ngoài ra, cũng nhân dịp “Xuân“ về, chùa Trí Thủ cũng như chùa Viên Minh, trước và sau ba ngày Tết, còn tổ chức Tết cộng đồng cho tất cả mọi người, qui tụ cả ngàn người, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc. Trong tinh thần phục vụ mong đem lại niềm vui và duy trì văn hóa tại xứ người, hai chùa tổ chức hai nơi cách nhau hơn tháng đều vào cửa tự do mặc dù chi phí mời ca sĩ cũng như nhiều chi phí khác rất tốn kém, song được sự ủng hộ nhiệt tình của hầu hết mọi người chia xẻ vật lực, tài lực, công sức cũng như tinh thần nên mọi sự đều tốt đẹp mang đến thành công mỹ mãn.

    Xin chân thành cám ơn tất cả. Nhân năm mới Mậu Tuất, thân chúc Quí vị dồi dào Sức Khỏe - Khang An - Thịnh Vượng.

Trần Thị Nhật Hưng

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2012(Xem: 6184)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
15/01/2012(Xem: 13847)
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
15/01/2012(Xem: 6154)
Sự khai bút của những câu đối trên là một dạng sángtạo văn hoá và đã trở thành phương tiện biểu đạt cho thời điểm hội tụ của ngườicon Việt trong ngày Tết. Tuy có tính cách tượng trưng không liên quan đến cácđiển tích, nhưng nó đã diễn đạt được mối quan hệ giữa con người và thiên nhiêntrong bối cảnh mới, không gian mới, bằng những sự mong mỏi đón nhận được mọi sựtốt lành đến cho mình cũng như cho người. “Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà."
13/01/2012(Xem: 8470)
Không biết Tết có từ bao giờ vàbắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì,người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưacho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùivị đất và nước của quê hương... Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
13/01/2012(Xem: 13698)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
12/01/2012(Xem: 8435)
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
08/01/2012(Xem: 7699)
Người,cũng là muôn loài trong cái thế giới ta bà, vẫn mang tứ khổ của cuộc đời, vẫnphải chịu bao cảnh trầm luân, vẫn phải nỗ lực tu tập để thoát khỏi luân hồi.Tôi cũng thế. Có lúc tôi chịu đớn đau, chịu bao phiền não. Tôi nào thoát đượcchốn trần gian đầy khổ ải...
05/12/2011(Xem: 11320)
Kính thành đốt nén tâm hương Chúc cho muôn loại ánh dương chan hòa Đại đồng thể tánh bao la Gia đình vô kỷ, thăng hoa xuất trần Tân xuân tươi sáng trong ngần Niên niên đoạn hết những phần trắc nan An vui cùng khắp thời gian
19/06/2011(Xem: 4503)
Thì cành Mai vẫn nở , Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu đó trong các bài bình luận văn học, cành mai kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến sĩ với thẩm quyền chuyên môn về kiến thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền. Và, giá trị mỹ học tuyệt vời của nó, dẫu đã một ngàn năm qua đi, vẫn còn mới mẻ, tinh khôi như giọt sương, như ánh nắng long lanh giữa ngàn cây, nội cỏ...
19/05/2011(Xem: 5637)
Từ lâu lắm, chừng như trong tâm khảm và ước vọng của con người, mùa xuân bao giờ cũng hiện ra với dáng vẻ tươi vui, rực rỡ và sinh động, bởi vì nó là giai kỳ khởi đầu cho một vận hành dịch biến mới của vạn vật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]