Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thoảng Hương Xuân

21/02/201808:06(Xem: 4802)
Thoảng Hương Xuân
blank
Inline image
Chân Tâm & Hư Tâm
 
Theo Đạo Phật thì rất khó diễn tả về tâm, mà càng nói chúng ta càng dễ rơi vào hý luận suông,
 nên chúng ta cần trải nghiệm. Sở dĩ Phật Pháp còn tồn tại đến ngày nay sau gần 3.000 năm 
chính là nhờ giáo lý Tự tính tâm hay phẩm chất giác ngộ nơi mỗi người. Suốt cuộc đời, Đức Phật 
thuyết giảng rất nhiều kinh điển cũng chỉ để nói về tâm, nói về chính chúng ta, không về 
cái gì khác xa xôi, mờ ảo.
 
Như các chúng ta cũng biết, tâm có thể phân ra làm hai loại, đó là tâm thanh tịnh
 (hay tâm bất nhị) và tâm vô thường (hay tâm nhị nguyên).
 
Tâm thanh tịnh
 Loại thứ nhất là Tâm thanh tịnh. Ở Việt Nam, trong các Kinh điển, loại tâm này có nhiều 
cách gọi khác nhau. Chẳng hạn trong Thiền tông, các vị gọi Tâm là bản lai diện mục, là 
“chủ nhân ông”. Kinh Kim Cương lại gọi Tâm là Kim cương hay Chân như. Đối với người 
thực hành niệm Phật, Tâm ấy được gọi là Di Đà tự tính. Đối với Mật thừa thì gọi là 
Đại Thủ Ấn, Đại Toàn Thiện, Tự tính tâm. Như thế, chúng ta đã gán cho “Tâm” rất nhiều
 tên, màu sắc khác nhau nhưng chỉ là danh tự. 
 
Tâm không là gì khác, đơn giản chỉ là tự tính thanh tịnh nơi mình. Chúng ta cần biết rằng 
không phải đến khi mình có “thân” thì mới có “tâm”. Thực ra, tâm có trước, sau đó mới tái sinh
 trong loài người hay các cảnh giới khác của Luân hồi. Kể cả khi mất thân này thì chúng ta cũng 
vẫn còn Tâm. Tâm là nền tảng của tất cả Luân hồi, Niết bàn, hạnh phúc, khổ đau. Để hiểu được
 điều này, chúng ta cần thực hành thiền định, ở đây chỉ mang tính giới thiệu, việc trì tụng chân 
ngôn (trì Tháp) chính là tu tập về Pháp thân trí tuệ, là tu tập về Tâm giác ngộ.
 
Tâm vô thường 
Loại tâm thứ hai là tâm mà chúng ta thường chung sống và hiểu lầm là “tâm của mình”: 
Tâm tôi vui buồn, hạnh phúc, đau khổ, tôi nghĩ thế này, tôi nghĩ thế kia… vốn dựa vào chấp
 ngã và những cung bậc cảm xúc. Đó là Tâm vô thường. Tâm này thực sự không phải là bản chất
 thật của chúng ta. Vì chúng ta nhận nhầm mình khổ, mình vui nên đã thăng trầm cùng nó. 
Như thế khác gì nhận giặc làm con, dùng cát nấu thành cơm. 
 
Nếu chúng ta không hiểu được bản chất thực sự của tâm thì không thể nào tu tập và không bao giờ
 thành tựu được điều gì trong Tam thừa Phật giáo. Thực tế, chúng ta cũng cần phải học để hiểu
 phạm trù tâm phàm này. Để đơn giản, tâm phàm tình là tâm mà chúng ta cảm nhận về hạnh phúc, 
khổ đau và về trung tính, tức cảm nhận chẳng hạnh phúc cũng không đau khổ. Theo đó, tâm mà chúng
 ta cảm nhận về hạnh phúc là tâm Tham, tâm mà chúng ta cảm nhận về sự bực tức, bất mãn,
 khổ đau là tâm Sân, còn tâm trung tính xuất hiện khi chúng ta không cảm thấy vui hay buồn,
 hạnh phúc hay đau khổ là tâm Si. 
  
Nhiều lúc chúng ta tưởng mình bình an không vướng bận tham, sân, nhưng thực ra khi đó, 
ta vẫn có sự chấp trước ngấm ngầm vào một “cái tôi” và cảnh sống. Tâm mờ mịt trung tính 
như vậy là nơi khởi phát của tham và sân, vì vậy trạng thái tâm này cũng rất nguy hiểm.
 Để trải nghiệm về tâm, chúng ta cần thực hành, đây là cốt tủy thực hành của Đạo Phật.
 
blank
 
Thoảng Hương Xuân
 
Chào ngày mới, chào giọt sương phơi nắng
Chào chim muông về rộn hót sau vườn...
Bên Tháp cổ nhà sư ngồi tĩnh lặng
Nghe Xuân về ngan ngát mấy làn hương.
 
Ngày vẫn thế sao nghe hồn rất lạ!
Như tâm tư trải rộng đến vô cùng
Nhìn Di Lặc miệng cười vui hỉ hạ
Bao ưu phiền thoáng chốc đã tiêu dung..
 
Chào Xuân đến, lòng tinh khôi giấy mới
Quên nhọc nhằn cơm áo.. những ngày qua
Thầm cảm niệm tình Xuân vừa mang tới
Trao nhân gian bao thắm đẹp chan hòa.
 
Chào Xuân mới với tâm tình thư thái
Chúc muôn người vui hái được niềm mơ! 
Đời khúc khuỷu vững đôi tay lèo lái
Qua gian nan, thành đạt những mong chờ..
 
Xuân cõi thế là Xuân không thường tại
Chúc cho đời tươi thắm mãi lòng Xuân.
Với Hỷ Xả, Từ Bi cùng muôn loại
Giữa vô thường luôn Sống đẹp, ung dung...
 
Như Nhiên -Thích Tánh Tuệ
  
blank
blank
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2014(Xem: 15710)
Xuân về đất khách đẹp bao la Toàn thể bà con người Việt ta Buồn tiễn Rắn đi, lời tạm biệt Vui chào Ngựa đến, tiếng hoan ca Thân mong tự tại dù sương phủ
29/01/2014(Xem: 6439)
Dharamsala: Đức Đạt Lai Lạt Ma gởi lời Chúc mừng năm mới đến những người nước ngoài tham gia buổi thuyết giảng của ngài tại Tu viện Sera ở Bylakuppe, thuộc Karnataka, Ấn Độ, ngày 1 tháng Giêng năm 2014.
29/01/2014(Xem: 6742)
Truyền thông Phật giáo ngày nay, nếu khéo sử dụng, sẽ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chấn hưng Phật giáo hiện đại. Nhân dịp mùa xuân mới đang về, một năm mới sắp bắt đầu, xin kính chúc quý vị tôn đức, quý tăng ni và Phật tử một năm mới an lạc, nhiều phước lành và thuận duyên, tất cả đều hoan hỷ trong hồng ân của chư Phật. Qua thư mừng xuân, chúc tết này, tôi xin phép được có vài lời chia sẻ về hạnh nguyện chấn hưng Phật giáo, một bước phát triển mới toàn diện từ hạnh nguyện hộ pháp.
29/01/2014(Xem: 6087)
Thay vì thả cá, chim, có thể ưu tiên phóng sinh rùa, ba ba. Đây là những động vật sống dai, lại có thể khắc chữ "phóng sinh" lên mai con vật để người sau bắt được tiếp tục cho nó được sống. Xét về nghĩa, phóng sinh chính là "giải phóng sinh mệnh về với tự nhiên", trong đó con người là chủ thể của tự nhiên, có thể sát sinh, nên cũng có thể phóng sinh. Nhưng phóng sinh phải có những cách làm tích cực, để cứu tính mệnh của những sinh vật đang bị bắt, đợi giết... Vậy thực tế cần làm gì?
29/01/2014(Xem: 5754)
Mỗi dịp xuân về, chúng ta đều đón Tết vào đầu năm mới âm lịch. Không khí Tết thực sự bắt đầu vào rằm tháng chạp. Ai trồng hoa bích đào (miền Bắc) và mai (miền Nam) đều biết ngày này, ngày mà người ta phải bứt bỏ lá để cho hoa trổ bông đúng ngày mồng một Tết. Không phải ai cũng làm công việc này vì tính chuyên nghiệp trồng hoa cảnh rất cao, tuy nhiên, chơi hoa đào, hoa mai ngày Tết là một truyền thống, và để hoa nở đúng ngày mồng 1 Tết thì duy nhất có ở Việt Nam.
29/01/2014(Xem: 9322)
mam ngu qua Miền Bắc thường bày 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau theo Ngũ hành. Ở miền Nam, các loại quả trong mâm khi ghép lại trở thành những cái tên ý nghĩa, cầu mong sự thịnh vượng. Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo 5 sắc màu đó để phối trí.
29/01/2014(Xem: 5950)
Đón năm mới, ai cũng mong muốn mọi việc đều mới. Mới ở đây mang ý nghĩa may mắn, bình an, khá giả hơn những gì đã xảy ra trong năm cũ.
29/01/2014(Xem: 7447)
Trong nhân gian, người đời coi ngày mồng một Tết là ngày quan trọng của đầu năm, còn nhà Phật xem đây là ngày đánh dấu sự có mặt của một vị Phật đương lai, đó là Bồ tát Di Lặc, nên mừng xuân năm mới chính là mừng Xuân Di Lặc.
29/01/2014(Xem: 6473)
Đi cho hết cõi Ta Bà, sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Một sự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn của gian truân vất vả, với vô thường cận k
28/01/2014(Xem: 8146)
Đàn ngựa dũng mãnh chạy đua cùng thời gian, hàng dừa, ruộng lúa và hàng nghìn loại hoa đã tụ hội về đường hoa Nguyễn Huệ để sẵn sàng đón du khách thưởng lãm vào 19h ngày 28 tháng Chạp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]