Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Như Mùa Xuân Ấy Thôi.

15/02/201806:31(Xem: 3865)
Như Mùa Xuân Ấy Thôi.


hoa_mai_2


Như Mùa Xuân Ấy Thôi.


Đã mấy mùa xuân xa Huế rồi, vậy là gần 13 năm còn gì phải hỏi..? Xuân về bên Huế ai về lại cho tôi gởi chút tình về lại bến xưa.

Xuân về rồi mà ta vẫn miệt mài ngồi bên thất củ, để đảnh lễ Tam bảo trong căn phòng phổ tịnh, trì danh niệm Phật, tham cứu kinh điển, chiêm nghiệm năm qua có gì sung túc trong việc tu và học.

Trong không khí thanh bình đón mùa xuân Mậu Tuất, tôi đã thầm mong cho ai đó hữu duyên tín tâm Tam bảo, cho thầy tổ trùng hưng, cho huynh đệ vững chắc như kim cương, không lây tâm chuyển ý tu hành, mà kiên định như gốc mai kia chịu đựng tuyết phong, dù lạnh giá vẫn sưởi ấn bằng nụ mai vàng chớm nở.

Mong cho ba mẹ, anh em trong dòng huyết thống, luôn thương yêu, đùm bọc.

Mong cho mọi người đủ áo mới, ăn uốn sung túc. Hạnh phúc sẻ luôn chào đón, nụ cười luôn tươi sáng.

Sáng nay, khí trời có chút mưa phùm, bay bay đẹp lạ kỳ. Tôi lắng nghe bài giảng của ôn Tuệ Sỹ, qua bản kinh Hoa Nghiêm, nghe từng chữ, từng từ, trong đó có đoạn: 

"Sau khi tham kiến hơn 50 vị đạo sư của đủ loại pháp môn, Thiện Tài đến với Phổ Hiền, và được Bồ-tát này giảng dạy đầy đủ về nhân địa tu hành, về tri kiến, về bản nguyện, về năng lực thần thông v.vv...; rồi khi Thiện Tài nhận ra ý nghĩa của tất cả Phật pháp đó, bấy giờ không những thấy mình là một với Phổ Hiền, mà còn là một với hết thảy chư Phật. Thân thể Thiện Tài hiện đầy khắp vũ trụ vô biên, …tất cả của Thiện Tài cũng chính là của Phổ Hiền và của hết thảy chư Phật.

Điều lôi cuốn nhất đối với chúng ta ở đây là quan niệm về bản nguyện mà một vị Bồ-tát phải có khi bắt đầu sự nghiệp của mình và chi phối suốt tất cả cuộc đời sau này. Các nguyện của Ngài là: hướng đến giác ngộ, giải thoát hay cứu độ hết thảy chúng sinh kể cả các loài hữu tình và vô tình. 

Lý do khước từ tuyệt đối của Ngài, khước từ tất cả những gì thường được coi như là thuộc về chính ta, không phải là để tâm đắc một chữ hay một câu nào đó về chân lý; sự thực, không có một thứ chân lý nào được tiếp nhận một cách trừu tượng, cũng không có thứ gì phải chấp nhận như một bản ngã thường tại, trong đại dương của thực tại; cái mà Ngài mong thành tựu bằng đời sống hiến dâng của mình là để dắt dẫn mọi loài đi đến chỗ giải thoát tối hậu, đến một cảnh giới của hạnh phúc vốn không thuộc về thế giới trần gian này, và để làm cho tri thức soi sáng toàn thể vũ trụ, và sau hết để được chư Phật tán thán và được mọi chúng sinh chiêm ngưỡng. Đấy là điểm cốt yếu tạo thành một đời sống hành trì như đã được thực hành bởi Bồ-tát Phổ Hiền.

Trích: Kinh Hoa Nghiêm: Lý tưởng Bồ tát và Phật, Tuệ Sỹ".

Qua đây tôi thầm nghỉ, chính bản tánh thanh tịnh tìm cầu học Đạo thì sẻ đạt được đại ngàn nụ hoa xuân, vì tánh mong cầu tìm về con đường giải thoát.

Trong những ngày xuân như vậy, mọi người, nhà nhà, nơi nơi ai ai cũng chuẩn bị cho mùa tết, đối với tôi tết đến trong cõi lòng, cũng là nơi tìm về gặp gỡ, chia sẻ và trao tình thương.

Cũng như thiện tài đi xa tìm cầu học đạo, tham vấn 53 cảnh giới tu học, thì con người chúng ta một năm cũng phải cần nghĩ ngơi ngồi lại, thu mạp năng lượng cho mình, cho người trong vạn cảnh tình thương, như mùa xuân ấy thôi.

Trong bài thơ Xuân trong ta, của tác giả Tuệ Nguyên - thích Thái Hoà. Ở bốn câu cuối nói

lên kiếp sống nhân sinh.

"Dẫu cho đời có vô thường

Dẫu cho cát bụi, giữa đường tung bay,

Cho đời dù có ngủ say

Trong ta xuân vẫn, như ngày ấy thôi."

Thật vậy, chuyển sinh trong kiếp sống nhân sinh phù hề này, cũng như xuân hạ thu đông bốn mùa tám tiết vận hành lưu chuyển. Trong bốn cách nhìn qua cát bụi thời gian thì cho ta học thêm bốn cần mai vàng như sau:

1: Học cách tiếp nhận.

Trong đời ta nên đối diện tiếp nhận cái thật và giả trong từng khoảng khắc, ta nên vung bồi sự trí tuệ qua gốc nhìn tiếp nhận tình thương.

Xuân về là ta nên tiếp nhận, vận hành thời gian, vận hành bốn mùa tám tiết, vận hành sanh tử, vận hành tình cảm, vận hành nhân cách trung thực, khiến cho tâm tiếp nhận mùa xuân đến một cách bình thản, nó là vậy, nên xuân về ta tiếp nhận như mùa hạ, mùa thu, mùa đông, để thời gian nào cũng tiếp nhận một cách trân quý, như dấu chân trần lê bước tìm xuân. 

Cũng có những người tiếp xúc mùa xuân bằng cách hờ hững, vì sao như vậy, chính bản tâm họ đã sống cuộc đời vội vã hấp tấp.

Cho nên, ta tiếp nhận qua bốn mùa trân trọng, khiến cho đời luôn hạnh phúc bình an.

2: Học cách trân quý.

Xuân về là ta nên trân quý, gia đình bên mân cổ ngày ba mươi, ta nên học cách trân quý từng giây phút.

Thật vậy, 13 năm xa xứ như tôi thèm khát không khí ngày tết, nên tôi trân quý từng thời khắc trong sự hành tu tập tại phương thất, đó là thời gian hành trì chuyển tâm trân quý đến những gì mình yêu.

Mai vàng hé nụ, đào hồng thơm hương bao loài hoa e ấp ủ đông giờ ta có sự trân quý nhìn ngắn khi mùa xuân đến.

3: Học cách lắng nghe.

Xuân về là ta có cơ hội lắng nghe nhau, qua nhiều câu chuyện vui buồn, những câu chuyện đã dần dần chuyển tánh kiên trì, quán chiếu cảnh đời tự do.

Trong năm 2016- năm Bính thân, nhân ngày đầu xuân mùng 2 tết, ôn có dạy cho tôi chín đều ghi nhớ.

Xin trích lại để học cách lắng nghe trong mùa xuân mới.

"Nhìn lại để bước tới:

Năm Ất Mùi – 2015 đi qua, để lại cho thế giới con người chúng ta nhiều biến cố rất đáng chiêm nghiệm và suy nghĩ.

Biến cố thứ nhất là “biến đổi khí hậu”: Khí hậu theo quy luật tự nhiên đã bị biến đổi hoàn toàn, khiến mùa xuân không còn là mùa xuân nữa; mùa hạ không còn là mùa hạ nữa; mùa thu không còn là mùa thu nữa và mùa đông cũng không còn là mùa đông nữa. Sự biến đổi  khí hậu này do đâu? Do tự thân của trời đất hay do những tri thức của khoa học tác động? Nếu do tri thức khoa học tác động, thì thế giới khoa học sẽ đưa các sinh vật trên trái đất này đi về đâu ở thế kỷ XXI và XXII, khi mà mọi sinh môi đều bị ô nhiễm bởi những chất phóng xạ?

Biến cố thứ hai là “địa chấn”: Các biến cố động đất gây kinh hồn ở Nepal, Đài Loan, ngay cả Việt Nam trong năm qua cũng có những trận địa chấn xảy ra ở các tỉnh Sơn La, Quảng Nam, Quảng Ngãi; ấy là những điềm báo không lành cho cư dân trái đất chúng ta. Phải chăng chúng ta đã sử dụng những phương tiện văn minh khoa học của tri thức con người để khai quật và rút ruột những hầm mỏ trong lòng trái đất, dẫn đến những trận động đất và sóng thần?

Biến cố thứ ba là “dịch bệnh”: Các bác sĩ y khoa cho biết bệnh ung bướu cách đây 30 năm rất hiếm hoi. Các sinh viên y khoa học về khoa này lúc bấy giờ ít có bệnh nhân lâm sàng để khám nghiệm và nghiên cứu. Nhưng ngày nay, khoa ung bướu tỷ lệ bệnh nhân chiếm rất cao so với các khoa khác. Hiện nay có một loại vi khuẩn gây bệnh rất nguy hiểm tại Phi Châu và đã truyền nhiễm sang nhiều quốc gia trên thế giới. Loại vi khuẩn này hiện nay đang vượt tầm kiểm soát của tri thức y khoa, chúng đang đe dọa đến đời sống của con người trên trái đất này. Như vậy, dịch bệnh do đâu? Đây là điều chúng ta cần chiêm nghiệm và suy nghĩ!

Biến cố thứ tư là “đức tin tôn giáo”: Những kẻ nhân danh đức tin tôn giáo đã tạo nên những cuộc khủng bố kinh hoàng như ở Paris nước Pháp, Beirut – thủ đô Libang, Ai cập…  và nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặt đời sống của con người trên trái đất này vào vị trí bất an. Do đâu và tại sao xảy ra như vậy?

Biến cố thứ năm là “nạn vượt biên”: Hàng triệu người vượt biên từ Syria, Afghanistan, Ethiopia, Sudan và Somani đến Âu Châu tỵ nạn đã tạo ra những rối rắm và khủng hoảng cho châu lục này. Họ vượt biên phải chăng do cuộc xung đột vũ trang và tình hình bất ổn từ các nước Trung Đông và Bắc Phi?

Biến cố thứ sáu “nạn chênh lệch giàu nghèo”: Thế kỷ XXI, nền văn minh khoa học của con người đã có những tiến bộ rất ngoạn mục từ nhiều lãnh vực như tin học, khoa học không gian, khoa học vật lý…, đã phát hiện ra có những hành tinh hoạt động ngoài Thái Dương Hệ của chúng ta, nhưng trên trái đất này vẫn có rất nhiều cư dân cơm vẫn không đủ ăn, áo vẫn không đủ mặc; nhất là ở các vùng Phi Châu, ngay cả những vùng sâu xa của Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam; ngay cả Hoa Kỳ vẫn có nhiều người mang bảng chữ Homeless đứng những ngã tư đường. Tại sao trong cuộc sống con người có những chênh lệch giàu nghèo như vậy?

Biến cố thứ bảy là “nạn tranh chấp chủ quyền Biển Đông”: Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Philippines cũng như một số nước trong vùng đã tranh chấp nhau về chủ quyền Biển Đông, tạo nên sự bất ổn trong vùng và thế giới.

Biến cố thứ tám là “đạo đức suy thoái”: Bạo lực với trẻ em, bạo lực gia đình, vợ chồng ly dị, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, nạn hút xách, buôn bán ma túy… đã tạo nên những bất ổn trong đời gia đình và xã hội.

Biến cố thứ chín là “thực phẩm bị ô nhiễm”: Thực phẩm sản xuất, chế biến và tái chế biến, do con người vì chạy theo lợi nhuận, sử dụng nhiều hóa chất độc hại quá lượng cho phép, đã làm nên những nỗi kinh hoàng cho người tiêu thụ; đến nỗi có một em bé trai 8 tuổi hỏi bố mẹ “đến khi nào thực phẩm mới hết ô nhiễm?”. Câu hỏi của em bé, người lớn vẫn chưa có câu trả lời. Tai nạn lớn nhất của con người hôm nay là người lớn đã bị đánh mất niềm tin ở nơi trẻ em. Người trẻ không tin tưởng vào phẩm chất đạo đức của người lớn."

Trích bài Quê hương là mùa xuân chúng ta, qua trang nhà, tangkinhcachue.org.

Qua đây, lắng nghe trong gia đình, xã hội, những ai liên hệ, ta nên học cách lắng nghe.

Kiến cho mùa xuân đi qua cũng bình tâm an tịnh, không gian này, thời gian này, thế giới này, con người này luôn học hạnh lắng nghe trong mùa xuân về.


4: Học cách tự do.

Xuân về mà bạn không tự do thì bạn sẻ khổ đâu, vì sao..? Vì tự do là ánh sáng ngôn ngữ rong chơi trong ba cõi.

Do vậy qua bốn cách học giúp ta đi về trong mùa xuân chiến thắng đại ngàn từ cung trời thanh cao.

Xuân về, như mùa xuân ấy thôi, vậy thì ta nên đón nhận mùa xuân trong cõi đời bình tâm.

Cảm tác tại phương thất Pháp Hỷ- Hà nội.

Tk: Thích Minh Thế

Hỷ Tâm Hải Triều

Xuân Mậu Tuất- 2018.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2011(Xem: 4530)
Đón năm mới, ai cũng mong muốn mọi việc đều mới. Mới ở đây mang ý nghĩa may mắn, bình an, khá giả hơn những gì đã xảy ra trong năm cũ.
23/01/2011(Xem: 3517)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc? Đơn giản, đó là khi chúng ta có được một lợi ích nào đó hoặc đang làm một lợi ích nào đó cho mình. Vậy thì, lợi ích cho chính mình là hạnh phúc. Và lợi ích ấy bao gồm cả thân tâm, nghĩa là lợi ích phải bao gồm cả vật chất và tâm thức. Hạnh phúc phải bao gồm vật chất và tâm thức, thân và tâm, nên chúng ta vẫn thường chúc “Thân tâm thường an lạc”.
22/01/2011(Xem: 3925)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.
21/01/2011(Xem: 4581)
Xuân về, những chậu hoa trong vườn tôi nở rộ, tỏa ngát hương. Xuân mang không khí hân hoan bủa khắp, cây lá thay áo mới, mặt người hớn hở, không còn nét lạnh lùng mùa Đông, nóng nảy của mùa Hạ hay vẻ đìu hiu của mùa Thu.
21/01/2011(Xem: 5560)
Ngày xuân mà thiếu trà là thiếu hương vị đậm đà của xuân. Người xưa coi trà như lẽ sống, người nay cũng lấy trà làm bạn tri âm. Một người bạn hiền, một khung cảnh ấm áp, thư thái nâng chén trà ngon, cho nhau một chút tình đời ý đạo, còn gì thú vị hơn! Trà là thức uống có từ rất xưa, gắn liền với đời sống con người Á Đông, nhất là người Việt Nam. Trà có mặt trong đời sống của ta từ khi ta sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời (người chết được liệm bằng trà), trà như là một phần tất yếu của đời sống.
21/01/2011(Xem: 3394)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử. Vì vậy rừng mai cổ Yên Tử phải được gìn giữ, bảo tồn... Mai, lan, cúc, trúc được người đời tôn là tứ quý và được coi là biểu tượng của bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mai vàng là một loài hoa đẹp cao quý chỉ nở mỗi năm một lần đúng vào dịp xuân về.
21/01/2011(Xem: 3640)
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp. Danh từ đó, tạm dịch là “Ngồi Giữa Gió Xuân” Mùa Xuân chẳng phải là mùa tiêu biểu cho những gì hạnh phúc nhất trong bốn mùa ư? Hạ vàng nắng cháy, vui chơi hối hả như đàn ve sầu ca hát suốt mùa để cuối mùa kiệt lực!
20/01/2011(Xem: 3901)
Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết...
20/01/2011(Xem: 4237)
Ðạo Phật ra đời nhằm xây dựng một đời sống hạnh phúc, an lạc cho mọi người. Cho nên khát vọng trở nên người giàu có nhằm vơi đi khổ đau do đời sống vật chất đem lại...
20/01/2011(Xem: 4540)
Nụ cười cũng có nội dung riêng của nó, nhất là nụ cười Việt Nam không phải rằng, "cái gì cũng ‘hì’ là xong chuyện" như cách nhìn của Nguyễn Văn Vĩnh ngày xưa..." Xuân sanh, Hạ chín, Thu héo, Đông tàn. Nếp nghĩ xuôi dòng đang đi theo một dòng chảy miên viễn như thế. Bỗng có một vị sơn tăng - như Thiền sư Mãn Giác chẳng hạn - huơ tay, mỉm cười, tầm nhìn hướng ra ngõ vắng đầy sương, ánh mắt bắt gặp một cành mai hôm trước: "Đình tiền tạc dạ nhất chi mai!"... Nụ cười, tuệ giác và mùa xuân là ba khái niệm và ba hình ảnh riêng biệt. Nhưng khi kết hợp và hòa quyện vào nhau sẽ thành nguồn vui Di Lặc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]