Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ớn lạnh cả làng ăn thịt chó mừng xuân (thơ)

14/02/201806:37(Xem: 12469)
Ớn lạnh cả làng ăn thịt chó mừng xuân (thơ)

thit cho

ỚN LẠNH
Nhân quả ngàn đời chẳng thể tha
Đừng vì truyền thống giết cho ra
Mở tiệc vui xuân ăn xác chó
Nghe mà ớn lạnh quá xót xa .

Năm nay năm chó quí vị ơi !
Hãy lấy từ bi sống nghĩ suy
Bỏ đi tập tục ngàn năm(?) đó
Thời buổi bây giờ chẳng thiếu chi .

                     Tánh Thiện
                     13-2-2018


***

an thit cho5


 KÍNH LẠY NGƯỜI

   ( Kính thương gởi người dân làng Yên Trường , Hà Nội , VN )

Mùng bốn Tết dân làng mở tiệc
Tiệc gì đây nghĩ đến mà đau
Cùng chung giết chó đải nhau
Suốt đời mang nghiệp máu đào người ơi !

Kính lạy người hãy buông dao xuống
Đừng theo như truyền thống mà gây
Tang thương loài vật quanh đây
Sát sanh là nghiệp đoạ đầy phải mang .

Lời Phật dạy bình an sự sống
Vật và người cũng muốn sống thôi
Dùng dao giết hại mãi rồi
Đời đời chịu cảnh luân hồi khổ đau .

           Dallas , USA  14-2-2018
                 Tánh Thiện

Hà Nội: Tết đến, cả làng mở tiệc thịt chó

blank
Những chú chó nhốt trong chuồng chờ bị giết thịt tại một quán “thịt cầy” ở thành phố Hà Nội. (Hình: Getty Images)



HÀ NỘI, Việt Nam (NV)
 – Theo truyền thống địa phương, cứ mùng 4 Tết Nguyên Đán hàng năm thì người dân cả thôn Yên Trường, xã Yên Trường, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đều mở tiệc thịt… chó.

Có người thích ăn thịt chó từ thịt luộc chấm mắm tôm, chả chìa, rựa mận. Dồi chó từng có câu ví “Sống trên đời ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có hay không!” Nhưng rất nhiều người cứ nghĩ tới thịt chó là đã sợ khi nghĩ đến con vật quấn quýt mừng rỡ bên chân mình. Dân làng Yên Trường khác hẳn người các nơi khác.

Theo một ký sự của VOV thuật theo lời người Yên Trường, cứ mùng 4 Tết cả thôn như ngày hội, các thương lái thịt chó tấp nập giao thịt từ sáng sớm. Lúc này các gia đình trong thôn đã chuẩn bị các loại gia vị, đồ dùng nấu nướng. Người ta thấy không khí Tết đặc biệt tại địa phương qua tiếng băm chặt, mùi nướng thơm từ sáng cho tới trưa.

Theo tục lệ để lại, VOV kể, buổi sáng ngày mùng 4 Tết, đàn ông ai nấy đều chuẩn bị cuốc, xẻng ra đồng tảo mộ, thắp hương người đã khuất, phụ nữ ở nhà chuẩn bị nấu nướng, chế biến các món ăn từ thịt chó.

VOV thuật theo lời ông Ngô Bá Thông (trưởng họ Ngô – dòng họ lớn nhất nhì làng Yên Trường), thì thịt chó phần lớn được làm thành 4 món: luộc, giềng mẻ, canh măng và dăm hành. Nơi nấu nướng là tại nhà trưởng họ.

Dồi chó được bán tại một tiệm thịt chó ở Hà Nội. Món ăn mà nhiều người nói “chết xuống âm phủ biết có hay không?” (Hình: Getty Images)




Ông Nguyễn Gia Tứ – Trưởng thôn Yên Trường, được VOV thuật lời cho biết, cả thôn có khoảng 1,500 hộ dân, gồm 3 làng gộp lại, ước tính ngày mùng 4 Tết cả thôn “tiêu thụ hết khoảng 4 tấn thịt chó móc hàm.” Có năm thịt chó bị “cháy hàng” không đủ cung cấp, nhiều nhà phải đi các xã lân cận để mua. Trung bình mỗi con chó có có trọng lượng 10kg/con thì ngày hôm đó có khoảng 400 con chó bị giết thịt, hàng chục lít rượu được uống hết.

“Đó còn chưa kể một số nhà còn làm thêm món giò chó, lượng thịt sẽ nhiều hơn gấp đôi gấp ba, theo người dân trong thôn mỗi 1 kg giò chó thành phẩm nếu bán ra thị trường có giá hơn 1 triệu đồng.” VOV kể.

Trước năm 1975 , tại miền Nam Việt Nam, chỉ có một vài khu vực như Hố Nai (khu vực định cư của người miền Bắc di cư vào Nam sau Hiệp Định Geneve 1954) là có vài quán thịt chó. Thêm một vài quán ở khu vực Xóm Mới, Gò Vấp, những năm sau đó. Nghĩa là các quán thị chó chỉ phát triển rầm rộ tại các tỉnh phía Nam sau năm 1975 khi những người “Bắc Cộng Sản” tràn vào.

Dù vậy, nhiều tỉnh tại miền Bắc Việt Nam vẫn thịnh hành với món thịt chó và các hàng quán bán cầy tơ thường không khó tìm. Trên Internet, nếu tìm kiếm hàng quán thịt chó tại Hà Nội hay một địa phương nào, người ta có thể tìm được dễ dàng cả tên tiệm và hình ảnh quảng cáo món thịt chó của họ.

Mấy năm trước, giới truyền thông quốc tê loan tin rầm rĩ về đường dây buôn chó lậu từ Thái Lan qua ngả Lào Quốc, mang về Việt Nam cung cấp cho các hàng quán bán thịt chó hay các tiệm nhậu thịt chó. Chó ở các thành phố Thái Lan bị bắt trộm rồi chở về Việt Nam bị cảnh sát Thái bắt giữ nhiều lần. Họ ước lượng hoạt động buôn lậu chó Thái về Việt Nam trị giá đến $32 triệu.

Sau những tin tức ồn ào năm 2014, đến nay không thấy có tin tức gì thêm về các vụ bắt giữ các đường dây buôn chó lậu từ Thái Lan về Việt Nam. Nhưng thỉnh thoảng người ta vẫn thấy có tin những vụ đánh chết kẻ bắt trộm chó phổ biến trên báo chí hoặc trên cả mạng xã hội như Facebook hay Youtube. 


(TN)
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/ha-noi-tet-den-ca-lang-mo-tiec-thit-cho/





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2012(Xem: 7738)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
19/01/2012(Xem: 7358)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả. Ở Trung bộ gọi là mâm quả tử, lưu ý đến hạt/tử hay nói rõ là quả có hạt, hơn là quả nói chung, ám chỉ tín lý phồn thực: cầu mong sự sinh sản, gieo một hạt được trăm hạt, nhất bản vạn lợi...
18/01/2012(Xem: 7145)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
18/01/2012(Xem: 6160)
Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình...
16/01/2012(Xem: 5110)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
15/01/2012(Xem: 11428)
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
15/01/2012(Xem: 5137)
Sự khai bút của những câu đối trên là một dạng sángtạo văn hoá và đã trở thành phương tiện biểu đạt cho thời điểm hội tụ của ngườicon Việt trong ngày Tết. Tuy có tính cách tượng trưng không liên quan đến cácđiển tích, nhưng nó đã diễn đạt được mối quan hệ giữa con người và thiên nhiêntrong bối cảnh mới, không gian mới, bằng những sự mong mỏi đón nhận được mọi sựtốt lành đến cho mình cũng như cho người. “Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà."
13/01/2012(Xem: 6948)
Không biết Tết có từ bao giờ vàbắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì,người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưacho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùivị đất và nước của quê hương... Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
13/01/2012(Xem: 11697)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
12/01/2012(Xem: 6952)
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567