Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý niệm về Mùa Xuân Di Lặc

27/01/201806:02(Xem: 5124)
Ý niệm về Mùa Xuân Di Lặc


Phat_Di_Lac

Ý NIỆM VỀ MÙA XUÂN DI LẶC

 

 

Xuân Di Lặc,

 

Cụm từ trên không biết có tự bao giờ…? Thế nhưng từ lâu cho đến tận ngày hôm nay, thật sự đã đi sâu thẳm vào dòng tâm tưởng của tuyệt đại đa số những người đệ tử Phật, và cả những con người trong nhân gian một khi mưu cầu hạnh phúc, sự bình yên an lành trong cuộc sống giữa đời thường nầy.

 

Điều mà mọi người chúng ta có thể cảm nhận được rằng : mỗi lúc, mỗi nơi khắp cả hành tinh địa cầu mà chúng ta đang có mặt, càng chuyên chở nhiều hơn, càng nặng nề hơn, phức tạp hơn… từ số lượng dâng cao của con người, thì mọi nhu cầu cung ứng cho sự sống cũng phải được lo toan dàn trải về mọi việc, mọi phía để nhằm phục vụ cho sự phát triển mật độ ấy.

 

Thế nhưng, phải đâu chỉ chừng bấy nhiêu chuyện, qua đó nó còn phát sinh không ít những nỗi bất an khác, mà đầu nguồn do từ lòng gian tham, ích kỷ “ta và của ta” để rồi được thua, còn mất, rồi bất mãn, ý tưởng đồng dị, rồi sân giận, phiền muộn, rồi cạnh tranh đưa đến đấu tranh tàn hại khốc liệt… tạo nhiều nỗi quan tâm cho cả cộng đồng xã hội con người như ngày hôm nay, phải chăng đó là một diễn biến hiện tượng tất yếu đã hay sẽ phát sinh ? Nhìn chung, mọi việc cũng không ngoài bao thủ đoạn thế lực, và quyền lợi chính trị, chủ nghĩa, ý thức hệ ttư tưởng, kinh tế kể cả những manh nha khác biệt hình thức tôn giáo.v.v…

 

Trong thế giới bất an, con người bất an, muôn thú bất an, cây cỏ bất an.v.v…, chính những nỗi bất an ấy, đều được nói lên từ phía con người và do con người. Con người có khả năng làm nên sự bình yên, an hòa, thịnh vượng, nhưng cũng từ phía con người lại gây ra không biết bao đổ nát, thảm họa và khổ đau. Điều ấy đã cho chúng ta thấy, không phải ngay bây giờ mà cả tự ngàn xưa, rồi dẫn đến tận ngàn sau. Nếu như nguồn mạch đạo đức chơn thiện không được tuyên thuyết, giáo dục rộng rãi, tưới tẩm, thắp sáng vào tâm trí con người từ phía đại nguyện Bi- Trí đã thị hiện vào đời của những bậc Thánh Đức, những bậc đạo sư khả kính.

 

Do đó, Giáo lý hay Đạo lý của bậc Thánh luôn được hiện hữu, lại còn siêu vượt và bất tận đến với thời gian và không gian vô cùng. Từ ý nghĩa ấy, mà hình ảnh Đại bi Bồ tát Quán Thế Âm, Đại nguyện Bồ tát Địa Tạng Vương, hùng lực Bồ tát Đại Thế Chí hay Bồ tát A Dật Da Từ thị Di Lặc.v.v…  vẫn hằng cao thượng, và giúp người hướng thượng, luôn được biểu thị sự hiện hóa đại hạnh nguyện vào mọi lúc, mọi nơi trong thế giới loài người.

 

Năm nào, lại không bắt đầu từ tháng 1, tháng nào lại không bắt đầu từ ngày mùng 1, và ngày nào lại không bắt đầu từ lúc sơ bình minh ? Thế nên, sự giao tiếp giữa thời khắc, của tiết mùa, của sự chuyển mình trong đất trời muôn trùng, vẫn luôn ấn vào tâm lý con người một cảm nhận sâu sắc trước đây và bây giờ.

 

Như vậy, năm mới, tháng mới, ngày mới, giờ phút mới, mùa tiết mới, ước nguyện mới.v.v… Sự đổi thay “cũ, mới” ấy, vẫn không ngừng luân chuyển, tuần tự tiếp nối liên tục của mọi sự vật hiện tượng trong không gian và thời gian. Phải chăng, đó là những khái niệm lâu nay của con người ? Và cứ như thế, ý niệm ấy nó vẫn mãi mãi duy trì, truyền đi truyền lại từ thế hệ nầy đến thế hệ  khác, ngàn đời không thay đổi.

 

Thế nên, Thi sĩ Xuân Diệu lại một phen than thở :

 

Xuân đang đến, nghĩa là xuân đang qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.

Mà Xuân hết, thì đời tôi cũng hết”.

 

Nhưng rồi thi nhân cũng kịp thấy ra rằng :

“Xuân của đất trời nay mới đến,

Trong tôi xuân đến đã lâu rồi…”

 

Mùa xuân nào lại có ở trong tôi, sự vận hành lưu xuất của nó như thế nào, phải chăng đó là mùa xuân Di Lặc ? mà lâu nay trong nhân gian đã được truyền tụng, đã được ca ngợi giữa cuộc tang điền thương hải nầy !

 

Trở lại vấn đề “Mùa Xuân Di Lặc”, một pháp ý được chuyển tải từ nguồn mạch đạo lý uyên áo thâm diệu tự ngàn xưa. Qua cụm từ “Từ Thị Di Lặc” nghĩa là : người mang chủng tánh Từ Bi, rộng đức bao dung, hòa ái, êm dịu, luôn đem lại sự an lành hạnh phúc cho mọi người và cho cả cuộc đời. Cùng khi ấy, mùa xuân là sự báo hiệu thanh khí của đất trời, với bao hình ảnh xinh đẹp, tươi mát, dâng đầy nhựa sống của muôn cây và hoa cỏ…Nếu như có sự kết hợp qua hai nội dung, tính chất ấy, thì mùa xuân đó mới thật đến trong tôi !

 

Với con người ấy, phải đâu chỉ ở một nơi, đến một chỗ hay một hình thức sơ cứng nào đó thôi. Bao nhiêu đặc thù chủng tánh tốt đẹp thanh cao  ấy, nó được biến hiện mầu nhiệm muôn trùng vào trong cuộc sống, và sự sống vô cùng của thế giới bao la nầy, với bao nhiêu việc làm, tư duy để đem lại nhiều lợi lạc cho số đông con người, nếu không phải đó là sự hóa thân của “Từ thị Di Lặc? hay “Mùa Xuân Di Lặc” trong mỗi tâm hồn lành mạnh trong sáng, đích thực của con người.

 

Phải đâu chỉ ngang qua từng ấy lời chúc tụng suông trong 3 ngày Tết, hay chỉ được mươi bữa trong mùa xuân, rồi lại bị quên lãng bởi theo bao việc ; cơm áo, còn mất, thị phi, tranh chấp, phải quấy, hơn thua… thì có gì là mùa xuân Di Lặc, mùa xuân đến tự trong tôi !? Thế nhưng, nghĩ cho cùng, dù chừng ấy việc làm, chừng ấy nghĩ suy một thoáng đến sự ước mơ, cầu nguyện, cho dù chỉ là một thoáng thôi !, nó cũng đem lại một ít bình an, lắng đọng một ít trần tâm giữa thế đời vui ít, khổ nhiều, mà sự hiểm nguy lại càng nhiều hơn của dòng chảy vui buồn, thành bại của  thời gian, từ sự cảm nhận ấy, có một nhà tu thi sĩ đã mô tả nỗi niềm :

 

 “…Tâm linh một thoáng bừng giao cảm,

lặng hết bao nhiêu lớp sóng cồn”.

 

Đến đây, chúng ta cùng chiêm nghiệm qua lời của Đức Phật:

 

…Đối kẻ sống thanh tịnh, ngày nào cũng ngày tốt.

Với kẻ sống thanh tịnh, ngày nào cũng ngày lành.

Các tịnh nghiệp thanh tịnh, luôn thành tựu thiện hạnh…”.

 

Đồng thời, Đức Phật cũng cho biết thêm về tính nhân bản trong giáo nghĩa của Ngài, như, với ai :

 

“… Khiến mọi loài chúng sanh,

Được sống trong an ổn,

nếu không nói dối trá,

nếu không hại chúng sanh,

không lấy của không cho,

có lòng tin, không tham…”

                                                (Majjhima Nikaya 1, 7).

 

Thiển nghĩ, đây mới là mùa Xuân Di Lặc, thật sự xuân đến trong tôi, và ngoài kia xuân đã về…!

                                                               

        

                                                                   CHÙA KỲ VIÊN, South Dakota 2018.

                                                                                 MẶC PHƯƠNG TỬ

 




Phat-Di-Lac

 

MÙA XUÂN PHẬT HIỆN

 

Phật vẫn thường hằng khắp thế gian

Từ Bi vô lượng, Đức vô vàn

Là Xuân, đây với mùa xuân Phật

Khắp cả muôn loài toả Phật quang.

 

Phật hiện mùa xuân khắp mọi nơi

Không riêng kiều diễm cánh hoa tươi

Lệ sầu ai đã hoen đôi mắt

Và chốn lầm than có Phật rồi. !

 

Có kẻ chưa từng mặc áo xuân

Tháng năm đày đoạ bước phong trần

Trên vai gánh nặng màu sương gió

Nơi cõi đất bùn, kiếp thế nhân.

 

Trên mái đầu xanh, trong mắt xanh

Mảnh hồn còn vẹn nét tinh anh

Vẫn cam tím cả bờ môi thắm

Đi giữa đường mơ dệt mộng lành.

 

Những dáng thân gầy trông xác xơ

Tuổi thêm chồng chất xoá đời mơ

Chỉ nghe ngày tháng âm thầm gọi

Trên chiếc lưng còng, tóc bạc phơ.

 

Có những con tim mang vết thương

Tháng ngày tê tái giọt sầu tuôn

Đâu hay rộn tiếng mùa xuân tới

Nên chỉ âm thầm trong gió sương.

 

Nơi ấy, mùa xuân Phật hiện vào

Giữa lòng cát bụi, giữa sầu đau

Nụ cười tỉnh thức tươi lòng đất

Cho gió xuân về góp đỉnh cao.

 

Như thế, là trong nghĩa cuộc đời

Phật hằng sưởi ấm vạn niềm côi

Áo ai còn lấm bao hồng bụi

Đâu cũng là XUÂN có PHẬT rồi...!

 

MẶC PHƯƠNG TỬ.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2018(Xem: 8764)
Chùa Phổ Từ, San Jose, California, Hoa Kỳ, đón Xuân Mậu Tuất 2018
18/02/2018(Xem: 8857)
Hành Hương Thập Tự Xuân Mậu Tuất do Chùa Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc tổ chức (Mùng 3 Tết, Sunday 18-2-2018)
18/02/2018(Xem: 7828)
Hình ảnh đón Giao Thừa Mậu Tuất 2018 tại Chùa Pháp Vân, Canada
18/02/2018(Xem: 6844)
Xuân về trên xứ Ấn làm chúng tôi nhớ đến những câu thơ của Chế Lan Viên: ''.. Có một người nghèo không biết Tết. Mang lì chiếc áo đô thu tàn Có đứa trẻ thơ không biết khóc Vô tình bỗng rộ tiếng cười khan...'' Thưa quí bạn lành, thường thì Tết Ấn Độ sau tết VN chừng một tháng. Được quí vị thương tưởng, chúng tôi lại có dịp tìm đến với những mảnh đời nghèo để chia sẻ niềm vui nhân dịp Xuân về. Xin tường trình cùng quí vị vài hình ảnh của buổi phát chẩn tại làng Ranpur, dưới chân núi Khổ Hạnh Lâm, nơi mà ngàn xưa Bụt đã sáu năm khổ hạnh rừng già... Thành kính tri ân quí vị thiện tâm đã san sẻ món quà Tình Người này .Buổi phát quà được thực hiện và được bảo trợ bởi của những Tấm Lòng:
18/02/2018(Xem: 8943)
HTB số 248: Xuân Thiền Mậu Tuất 2018, Giảng sư: HT Thích Quảng Ba HT Thích Trường Sanh TT Thích Nguyên Tạng TT Thích Phước Tấn Ni Sư Thuần Bạch Sư Cô Huyền Đạo Truyện : Hachi: A Dog's Tale (Chú Chó Hachiko) Thơ: Cáo Tật Thị Chúng, Thiền Sư Mãn Giác Thành viên thực hiện: Vân Lan, Mai Nhơn, Thiên Mãn, Phương Thảo, Tuyết Loan
18/02/2018(Xem: 10296)
Hơn bốn mươi năm xa quê hương, Nhìn quanh vạn pháp vẫn vô thường. Nhân quả ẩn tàng trong kiếp sống, Như nhắc cuộc đời tựa khói sương! Mỗi độ tàn Động, nhớ quê hương, Giờ đây quên những nỗi đoạn trường. Cùng khổ cũng vui ba ngày Tết, Mai này lại một nắng hai sương!
16/02/2018(Xem: 4594)
Cách nay cũng ngoại hai chục năm, Tôi có bạn thân ở Tóc-Tơn (Stockton), Đùa giỡn tim sen uống mấy ngụm, Suốt đêm trân tráo mắt đứng tròng.
15/02/2018(Xem: 5359)
Nếu Trái Đất mỗi ngày không múa điệu nghê thường lả lướt quanh Vầng Thái Dương rực rỡ thì có lẽ con người cũng chẳng chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kỳ diệu của xuân hạ thu đông. Và nếu tâm thức con người không hòa điệu bước nhảy theo vũ khúc thiên thu của trời đất thì làm gì có cảnh rộn ràng vui tươi của ngày Tết theo truyền thống văn hóa Việt. Xuân, vì vậy, là hương sắc tuyệt trần của sự phối ngẫu nhiệm mầu giữa tâm, cảnh và thời gian. Chả thế mà danh thần Nguyễn Trãi, trong bài thơ “Hải Khẩu Dạ Bạc Hữu Cảm,” đã từng có lần nhìn sắc xuân đến say đắm: Nhãn biên xuân sắc huân nhân tuý (Sắc mùa xuân xông vào mắt khiến cho lòng say đắm)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]