Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vân Xuân Thi Tập của Vua Lê Thánh Tông

26/01/201816:48(Xem: 6517)
Vân Xuân Thi Tập của Vua Lê Thánh Tông


Vua Le Thanh Tong


MÙA XUÂN VỚI VÀI BÀI THƠ TRONG

‘XUÂN VÂN THI TẬP’ CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG

 

 

Mùa Xuân Mậu Tuất, từ tháng 2 năm 2018, thì nói chuyện du Xuân là thích hợp nhất chăng?  Xin mời người đọc cùng tháp tùng vua Lê Thánh Tông đi kinh lý, thăm dân và ngắm cảnh nhiều nơi trong nước.  Nhà vua không dùng nghi thức ngự gía mà chỉ ra đi nhẹ nhàng với một đội hành tùy rất ít người.  Nghìn lời không bằng một hình ảnh, và hình ảnh yêu nước thương dân với phong cách giản dị của vua Lê Thánh Tông sẽ được nhìn thấy qua hai bài thơ trong Xuân Vân Thi Tập của Ngài.

 

Lịch sử nước Việt Nam có đủ ba loại anh hùng dân tộc là anh hùng dựng nước, anh hùng cứu nước, và anh hùng mở nước.  Vua Lê Thánh Tông (1442-1497) là một vị vua anh hùng mở nước lẫy lừng nhất trong số rất ít những vị anh hùng mở nước.  Khi đất nước ở trong tình trạng thanh bình, Vua Lê Thánh Tông hết lòng yêu nước, thương dân, đã sáng suốt và khéo léo vận động toàn dân và vận dụng tài nguyên quốc gia vào việc tổ chức hệ thống hành chánh hữu hiệu, phát triển kinh tế thịnh vượng, phát huy văn hóa giáo dục huy hoàng, ổn định xã hội thanh bình, và xây dựng lực lượng quân sự linh động để vừa có năng lực phát triển kinh tế vừa nhanh chóng triệu tập được một lực lượng quân đội dưới cờ hùng mạnh đủ sức đảm trách nhiệm vụ giữ nước và mở nước.  Nhà vua, vì thế, được lịch sử Việt Nam xem là một vị đệ nhất minh quân, một nhà văn hóa lớn của dân tộc.

 

Chỉ riêng về phương diện văn hóa xã hội, Nhà vua đã ban hành Bộ Luật Hồng Đức gồm 6 quyển với 722 điều, xác lập một chính quyền trọng pháp, tức là thuộc vào một trong số rất ít nhà nước pháp quyền đầu tiên của nhân loại.  Bộ Luật Hồng Đức được Trường Luật Đại Học Harvard đánh giá nhân bản nhất, nhân đạo nhất, tôn trọng nữ quyền nhất trong giai đoạn lịch sử đó.  [Xin xem Vietnam’s Code of the Lê Dynasty (1428-1788)].

Nhà vua là một vị minh quân văn võ song toàn; tuy việc nước đa đoan nhưng Nhà vua vẫn thức khuya đọc sách liên tục trong suốt thời gian trị vì như chính Nhà vua đã tự vịnh về mình,

 

Trống dời canh còn đọc sách,

Chiều xế bóng chửa thôi chầu.

 

Nhà vua đã thành lập Hội Tao Đàn nhằm phát huy sinh hoạt văn chương, một hình thức của nghệ thuật mà nghệ thuật là một phần của văn hóa. Nhà vua đã để lại rất nhiều tác phẩm văn và thơ trong đó có Xuân Vân Thi Tập. 

 

Với không khí mùa Xuân, vua Lê Thánh Tông đã du hành khắp nước để thăm hỏi người dân và để hiểu rõ tình trạng sinh hoạt thực tế của nhân dân chứ không phải chỉ biết qua các sớ tấu của quan lại địa phương và của các vị đại thần trong triều.  Khi đi du hành như thế, Nhà vua đã sáng tác nhiều bài thơ mà qua đó người đọc có thể hình dung ra lòng yêu nước thương dân và hoài bảo to lớn về đất nước của Vua Lê Thánh Tông.  Hai bài thơ sau đã nói lên một phần về nhân cách cao quý và nhản quan của Nhà vua về con người, về cuộc đời, và về quy luật vô thường mà Ngài đã huân tập qua Kinh Luận Phật giáo trong quá trình giáo dục Ngài được thụ hưởng từ nhà trí thức thông thái Nguyễn Trãi cũng như từ giáo dục cung đình sau khi Nguyễn Trãi bị hàm oan.

 

Bài thơ thứ nhất

 

Đông Tuần Quá An-Lão 

 

Diểu diểu quan hà lộ kỷ thiên, 
Bắc phong hữu lực tống quy thuyền. 
Giang hàm lạc nhật dao cô ảnh, 
Tâm trục phi vân tức vạn duyên. 
Sương lộ linh thì vô lục thụ, 
Tang ma thâm xứ khởi thanh yên. 
Hải sơn ly dị cùng du mục, 
Chỉ kiến hùng hùng cắng bích thiên.

 

(An Lão là tên một huyện thuộc Hải Dương, nay thuộc ngoại thành Hải Phòng). 

 

Dịch thơ 

 

Đi Tuần Phía Đông Qua An-Lão

 

Dặm ngàn xa cách mấy non sông 
Gió đẩy thuyền xuôi thuận một dòng 
Bóng xế long lanh làn sóng nước 
Mây bay êm dịu mối tơ lòng 
Úa vàng cây cối mùa sương lạnh 
Mờ mịt đồng dâu lớp khói lồng 
Núi bể mênh mông nhìn đã khắp 
Màu xanh lồng lộng khoảng trời không

[Dịch thơ của Nhóm Lê Thước]

 

Bài thơ thứ hai

 

Đăng Dục-Thuý Sơn 

Tam chiết lưu biên Dục Thuý san, 
Cô cao như tước, ngọc phong hàn. 
Tầm lai cổ tự lăng phong thướng, 
Lãm tận hoang bi đới mính hoàn. 
Xuyên mật khước nghi thiên địa tiểu, 
Đăng cao đốn giác thuỷ vân khoan. 
Sơn quang bất cải hồn như tạc, 
Hồi thủ anh hùng nhất mộng gian.

 

(Núi Dục Thuý ở trên bờ sông Đáy, cạnh thị xã Ninh Bình ngày nay, tên gọi dân gian là núi Non Nước. Nhà Vua làm bài thơ này vào năm Quang Thuận thứ 8, tức là năm 1467). 

Dịch thơ 

Lên Núi Dục Thúy

Dục Thuý bên sông khúc uốn ba,
Núi cao chót vót vẻ nguy nga.
Chùa xưa tìm thấy qua luồng gió,
Bia cũ xem xong dưới bóng tà.
Hang kín ngỡ rằng trời đất hẹp,
Non cao thấy rõ nước mây xa.
Núi sông phong cảnh không thay đổi,
Ngẫm lại anh hùng mộng thoáng qua.

[Ẩn danh]

 

Trần Việt Long

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2011(Xem: 3515)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc? Đơn giản, đó là khi chúng ta có được một lợi ích nào đó hoặc đang làm một lợi ích nào đó cho mình. Vậy thì, lợi ích cho chính mình là hạnh phúc. Và lợi ích ấy bao gồm cả thân tâm, nghĩa là lợi ích phải bao gồm cả vật chất và tâm thức. Hạnh phúc phải bao gồm vật chất và tâm thức, thân và tâm, nên chúng ta vẫn thường chúc “Thân tâm thường an lạc”.
22/01/2011(Xem: 3925)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.
21/01/2011(Xem: 4581)
Xuân về, những chậu hoa trong vườn tôi nở rộ, tỏa ngát hương. Xuân mang không khí hân hoan bủa khắp, cây lá thay áo mới, mặt người hớn hở, không còn nét lạnh lùng mùa Đông, nóng nảy của mùa Hạ hay vẻ đìu hiu của mùa Thu.
21/01/2011(Xem: 5560)
Ngày xuân mà thiếu trà là thiếu hương vị đậm đà của xuân. Người xưa coi trà như lẽ sống, người nay cũng lấy trà làm bạn tri âm. Một người bạn hiền, một khung cảnh ấm áp, thư thái nâng chén trà ngon, cho nhau một chút tình đời ý đạo, còn gì thú vị hơn! Trà là thức uống có từ rất xưa, gắn liền với đời sống con người Á Đông, nhất là người Việt Nam. Trà có mặt trong đời sống của ta từ khi ta sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời (người chết được liệm bằng trà), trà như là một phần tất yếu của đời sống.
21/01/2011(Xem: 3393)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử. Vì vậy rừng mai cổ Yên Tử phải được gìn giữ, bảo tồn... Mai, lan, cúc, trúc được người đời tôn là tứ quý và được coi là biểu tượng của bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mai vàng là một loài hoa đẹp cao quý chỉ nở mỗi năm một lần đúng vào dịp xuân về.
21/01/2011(Xem: 3639)
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp. Danh từ đó, tạm dịch là “Ngồi Giữa Gió Xuân” Mùa Xuân chẳng phải là mùa tiêu biểu cho những gì hạnh phúc nhất trong bốn mùa ư? Hạ vàng nắng cháy, vui chơi hối hả như đàn ve sầu ca hát suốt mùa để cuối mùa kiệt lực!
20/01/2011(Xem: 3900)
Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết...
20/01/2011(Xem: 4237)
Ðạo Phật ra đời nhằm xây dựng một đời sống hạnh phúc, an lạc cho mọi người. Cho nên khát vọng trở nên người giàu có nhằm vơi đi khổ đau do đời sống vật chất đem lại...
20/01/2011(Xem: 4540)
Nụ cười cũng có nội dung riêng của nó, nhất là nụ cười Việt Nam không phải rằng, "cái gì cũng ‘hì’ là xong chuyện" như cách nhìn của Nguyễn Văn Vĩnh ngày xưa..." Xuân sanh, Hạ chín, Thu héo, Đông tàn. Nếp nghĩ xuôi dòng đang đi theo một dòng chảy miên viễn như thế. Bỗng có một vị sơn tăng - như Thiền sư Mãn Giác chẳng hạn - huơ tay, mỉm cười, tầm nhìn hướng ra ngõ vắng đầy sương, ánh mắt bắt gặp một cành mai hôm trước: "Đình tiền tạc dạ nhất chi mai!"... Nụ cười, tuệ giác và mùa xuân là ba khái niệm và ba hình ảnh riêng biệt. Nhưng khi kết hợp và hòa quyện vào nhau sẽ thành nguồn vui Di Lặc.
19/01/2011(Xem: 4009)
Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết, hòa cùng niềm vui đang lên của dân tộc. Tựa đề của bài này chỉ có nghĩa là: ngày Xuân trong cửa chùa nơi xứ lạ. Xứ lạ ở đây là châu Âu. Nói đến ngày Xuân, chúng ta liên tưởng đến những ngày ở quê hương, nơi người người quây quần bên nhau, vui hưởng những giây phút đầm ấm trong không khí êm đềm ấm cúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]