Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm Xuân, Đón Xuân

25/01/201816:58(Xem: 6013)
Tìm Xuân, Đón Xuân


xuan mau tuat
TÌM XUÂN, ĐÓN XUÂN

 

Vĩnh Hảo

 

 

Những tờ lịch cuối năm dương lịch hãy còn vương trên tường, không màng gỡ xuống. Lịch mới chưa thấy treo lên. Thư phòng ngổn ngang sách báo. Bàn viết bày biện giấy tờ và các tập hồ sơ trong ngăn bìa màu nầy màu kia. Những mẩu giấy nhỏ, ghi chú chằng chịt với những dòng chữ vắn tắt hay ký hiệu, con số gì đó khó ai đoán được, xếp từng hàng cạnh máy vi tính. Thư từ cũng xếp từng lớp theo thứ tự thời gian, cái nào đến trước thì nằm ở trước. Một đời sống vừa bề bộn nhiêu khê, vừa trật tự ngăn nắp, thể hiện ngay nơi bàn làm việc của người cầm bút.

Đời sống của người trong những ngành nghề khác cũng thế. Nhìn nơi làm việc là biết được tính cách của con người. Không có tính cách nào giống hệt nhau. Nhưng đời sống của mọi người, mọi loài, hầu như đều được sắp xếp trong một trình tự thời gian nào đó, theo một chu-kỳ sinh (trụ, dị) diệt nhất định—nhất định chứ không cố định.

Tình cảm, tư duy, tri kiến và sự biểu đạt của con người cũng dần dà, vô tình trôi theo dòng chảy của thời gian.

Thời thanh xuân, tiếng nói trong trẻo, du dương; trung niên, tiếng trầm như sấm; lão niên, tiếng khàn đục như cối xay. Tuổi càng trẻ, càng nói nhiều, nói mạnh; tuổi càng cao, càng trầm lặng ít nói.

Các định kiến, thành kiến thời trẻ cũng bị rạn vỡ qua những trận ma-xát trường kỳ của tư duy, đối chiếu, phân loại và trải nghiệm thực tế trong đời sống; để rồi, từ một thiếu niên tự hào, nông nổi, giờ đã thành cụ lão chín chắn, chững chạc, nghĩ điều gì cũng ba lần bảy lượt, nói điều gì cũng rào trước đón sau...

Không có cách thế sinh diệt nào như nhau. Không có những trật tự hay trình tự cố định của vạn hữu. Nên chi, mùa xuân của người nầy lại là mùa thu của người kia, mùa đông của nơi nầy là mùa hạ của chỗ khác. Trong mùa đông, có những lá vàng khô rơi rụng, cùng lúc, cũng có những nụ hoa còn khoe sắc thắm; mà vào mùa xuân, khi muôn hoa rộ nở thì cũng có những chiếc lá xanh lìa cành. Có những người trẻ khóc người lão niên, và cũng có tre già khóc măng non. Niềm đau nhân thế, nói sao cho cùng.

Lặng nhìn trời đất xoay vần, nhân gian dịch chuyển, lòng vời vợi nhớ về cố quận quê xa. Chệch một bước đi, thần tiên nghìn năm lạc lối. Chuếnh choáng bước vào cõi trần, mắt xanh đổi màu mây xám. Trăng soi đường, trời mở lối, mà ngày đêm cứ quàng xiên đi mãi như cùng tử lang thang. Thương mình lao đao, thương người thống khổ, mà có làm, có nói được gì đâu!

Quả tình đôi lúc muốn được một lần như Không Lộ năm xưa:

“Chọn nơi địa thế đẹp sông hồ

Vui thú tình quê quen sớm trưa

Có lúc trèo lên đầu chóp núi

Kêu dài một tiếng lạnh hư vô.” (1)

Một tiếng kêu dài hay một tràng cười cất lên từ đầu non, khi ngôn ngữ không thể trực chỉ bản thể, không thể biểu đạt được chí nguyện ban đầu, không thể trải phơi được tấm lòng, không diễn bày hết nỗi phù du chóng vánh của cuộc đời trong chuỗi dài trùng điệp tử-sinh.

Có khi cô đơn cùng tận giữa trần thế lao xao, trong phố hội đông đúc nói cười; mà lòng tạnh như nước trong giếng cổ (2).

Phế-hưng bao lớp sóng dồn. Người người lần lượt đến-đi.

Ai chẳng bao phen đi tìm mùa xuân.

Ai chẳng một lần đi qua thuở xuân thì.

Tìm mùa xuân cho nỗi điêu linh thống khổ của cuộc đời. Tìm mùa xuân cho vạn vật hồi sinh.

Ôi là nhớ, cây rừng, hốc đá ven suối. Tiếng chim kêu, một sáng tinh mơ khi sương sớm chưa tàn trên cánh hoa rừng. Củi thông đã tắt trong lò, hương trà cũng đã nguội lạnh. Lòng tịnh yên. Giấc mộng mùa xuân vừa tàn (2).

Nhưng mùa lộc mới cũng vừa về trên những cành khô. Cỏ thơm xanh rợp núi đồi. Ngàn hoa rực rỡ dưới trời xanh biêng biếc. Chim oanh lại hót trên cành. Lòng cũng rộn ràng nao nức như trẻ thơ đón Tết.

Xuân, thêm một lần vui đón xuân sang.


California, ngày 24.01.2018

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.info)

 

____________________

 

(1) Bản dịch của Nguyễn Lang, (trích từ Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Tập I, Saigon, nxb Lá Bối 1973), nguyên văn bài kệ Ngôn Hoài của Thiền Sư Không Lộ như sau:

“Trạch đắc long xà địa khả cư

Dã tình chung nhật lạc vô dư

Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh

Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.”

 

(2) Ý và hình ảnh được mượn từ bài thơ Xuân Đán của Chu Văn An ( ? – 1370) thời nhà Trần:


Xuân đán

Tịch mịch sơn gia trấn nhật nhàn, 

Trúc phi tà ủng hộ khinh hàn. 

Bích mê vân sắc thiên như túy, 

Hồng thấp hoa tiêu lộ vị can. 

Thân dữ cô vân trường luyến tụ, 

Tâm đồng cổ tỉnh bất sinh lan. 

Bách huân bán lãnh trà yên yết, 

Khê điểu nhất thanh xuân mộng tàn.

 

Dịch nghĩa:

Sớm xuân 

Nhà trên núi vắng vẻ, suốt ngày thảnh thơi, 

Cánh cửa phên che nghiêng ngăn cái rét nhẹ. 

Màu biếc át cả sắc mây, trời như say, 

Ánh hồng thấm nhành hoa sương sớm chưa khô. 

Thân ta cùng đám mây cô đơn mãi mãi lưu luyến hốc núi, 

Lòng giống như mặt giếng cổ, chẳng hề gợn sóng. 

Mùi khói thông sắp hết, khói trà đã tắt, 

Một tiếng chim bên suối làm tỉnh mộng xuân.

(Thơ Văn Lý Trần, Tập III, trang 61. NXB Khoa Học Xã Hội Hà Nội 1978)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2014(Xem: 10920)
Ngày đó vua Hùng trị vì đất nước. Vua tuổi đã già, ngồi trên ngai vàng đằng đẵng đã bao nhiêu năm. Thấy sức khỏe của mình ngày một suy, vua có ý định chọn một người nối ngôi. Các bà vợ của vua sinh được cả thảy hai mươi người con trai. Họ đều khôn lớn cả. Vua nghĩ: - "Kể về tài cũng có nhiều đứa trội. Nhưng chính vì thế mà cần phải lựa chọn cẩn thận. Nhất là phải làm thế nào cho chúng nó không tranh giành nhau". Đây là điều vua thường bận tâm nhất. Cuối cùng, nhờ có viên quan hầu bàn kế, vua mới quyết định mở một cuộc thi để căn cứ vào đó mà kén chọn.
21/01/2014(Xem: 6450)
Tất cả chúng ta ai cũng mong muốn có được nguồn an vui lâu dài. Đời sống an vui mới có hạnh phúc, con người mới thảnh thơi nhàn hạ. Nhưng nếu chúng ta không biết thế nào là an vui lâu dài, thế nào là an vui tạm bợ thì chỉ hưởng được cái vui tạm bợ thôi, không bao giờ thấy được nguồn an vui lâu dài.
21/01/2014(Xem: 6867)
Trên đất nước Việt Nam, người ta thường biết đến hoa mai qua loại hoa mai vàng năm cánh đặc trưng xưa nay mà người ta còn gọi là mai rừng, mai tự nhiên hay mai thiên nhiên chỉ có năm cánh, hoa nhỏ và thân cao to có khi đạt đến chiều cao hơn chục mét, hương thơm thoang thoảng, lây lất mùi gỗ rất dễ chịu và mát, không nồng và đậm như một số loài hoa khác. Nhưng thật ra trên thế giới có tất cả hai mươi bốn loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào của Trung quốc có màu trắng hoặc trắng hồng, cánh nhỏ, nhụy rậm và dày thường mọc thành chùm và hoa rậm, thân giống cây hoa đào, đoạn xù xì, đoạn trơn láng, màu xanh, da bóng và mọc cao to như cổ thụ.
21/01/2014(Xem: 7193)
Chơi rong đây đó cùng thể điệu Trìu mến em cười dáng như thơ Bát ngát trời xuân hồng độc đáo Gần gũi xa xăm khắp bến bờ
21/01/2014(Xem: 7471)
Những lời chúc tốt đẹp đầu xuân là điều hầu như không thể thiếu được ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, và lại càng không thể thiếu được trong những xã hội Á Đông, nơi vốn có truyền thống xem trọng những giá trị tinh thần hơn là vật chất. Thật vậy, ngay cả khi ta đang sống giữa bộn bề những khó khăn vất vả, chỉ cần nghe được những lời chúc xuân của người thân và bè bạn là cứ tưởng như mình rồi sẽ lập tức vượt qua được tất cả mọi khó khăn, và cũng tin tưởng rằng trong năm mới mọi thứ đều sẽ mới, sẽ tốt đẹp hơn và hoàn hảo hơn rất nhiều so với năm cũ!
21/01/2014(Xem: 6139)
Nghe nói mùa xuân sắp đến rồi Bên vườn hoa bướm mới lên ngôi Am tranh thêm rộn đời cô lữ Nhà sư vướng lụy ngắm dòng trôi
17/01/2014(Xem: 7450)
Thành Ba-La-Nại thuở xưa Ở miền bắc Ấn có vua trị vì Quốc vương nhiều ngựa kể chi Nhưng riêng một ngựa kia thì tuyệt luân Ngựa nòi, giống tốt vô ngần Lớn to, mạnh mẽ thêm phần thông minh Ngựa từ nhỏ đã khôn lanh Chưa cần nghe lệnh sai mình tới lui Đoán ra ý đó ngay rồi Quốc vương khen ngợi: "Ngựa nòi thông minh!" Ngựa nòi nổi tiếng trong kinh
17/01/2014(Xem: 6131)
Ở bên Ấn Độ thời xưa Trong vương quốc nọ gió mưa thuận hoà Ngựa vua quý báu, kiêu sa Mỗi khi tắm táp hay ra phía ngoài Nơi dòng sông chảy khoan thai Có vùng nước cạn các nài thường quen Thường mang ngựa tắm nhiều phen
15/01/2014(Xem: 7945)
Cảm xúc cuối năm... Tuyết lưu luyến mùa Đông chưa rời bước, Cho cành Mai chớm nụ rước mùa Xuân, Để lòng tôi được xao xuyến , bâng khuâng, Cùng kỷ niệm những ngày Xuân quá khứ .
15/01/2014(Xem: 6144)
Không phải ngẫu nhiên mà người phương Tây có nhận xét: “Người Việt Nam coi trọng người chết hơn người sống”. Cứ nhìn vào những kỳ lễ lạt, cúng kính tất sẽ thấy được về mặt nào đó nhận xét trên không phải là không có lý do xác đáng. Tưởng nhớ đến người đã nằm xuống là nghĩ về nguồn cội,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]