Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ăn

27/01/201705:48(Xem: 7548)
Ăn


an tet

xuan dinh dau 2017-cat tuong quan
ĂN

Tạ Thị Ngọc Thảo

“Một bữa ăn rốt ráo là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều thăng hoa” - TTNT



Ăn là gì?

Ăn, ai mà không biết? đầu năm hỏi một câu vớ vẩn!

À há, cái chuyện tưởng như vớ vẩn thế mà có lắm chuyện để bàn. Đành rằng ai cũng biết, ăn là quá trình dung nạp thức ăn. Nhưng tìm được thức ăn để mà dung nạp, không hề đơn giản. Từ thời nguyên thủy, để có thức ăn nhiều loài đã phải sống chết giành giật. Còn thời nay, suy cho cùng, chẳng phải thức ăn là nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây ra xung đột trên trái đất này? Đó là chuyện dưới đất, còn cõi trời có bận tâm về chuyện ăn không? Tôi nghĩ là có. Trong Kinh Duy Ma, phẩm Phật Hương Tích có chép, ngài Xá Lợi Phất, đệ tử lớn của Đức Phật, tại một Pháp hội có Phật, Bồ Tát và Chư thiên lên tới 32 ngàn vị, đã để tâm nghĩ “Giờ ăn gần đến, các Bồ Tát đây sẽ thọ thực nơi đâu?”. Như vậy để thấy rằng, ăn, không phải là chuyện vớ vẩn!

Vậy thì tại sao phải ăn? nhịn quách cho xong!

Xin đừng “quân tử tàu”, ngay cả khi sĩ diện “ăn chẳng cần no” thì cũng phải nhấm nháp để có dinh dưỡng mà tiếp tục làm người quân tử. Vì nếu còn là sinh vật sống dưới bầu trời thì vẫn phải cần thức ăn, nếu không ăn thì làm sao tăng trưởng, tồn tại và phát triển giống nòi? Còn chuyện ăn trên bầu trời; ăn gì, ăn như thế nào, thu được lợi gì sau khi ăn, tác giả chưa ở “trển” cho nên chưa biếtJ.

Tuy vậy, trong Kinh A Di Đà có câu “Ăn xong đi dạo”, nghĩa là sau khi qua đời, nếu đủ phước được lên cõi Tây Phương Cực Lạc, thượng linh vẫn tiếp tục dung nạp thức ăn.

Hoặc trong Kinh Duy Ma có đoạn, ở nước Chúng Hương của Phật Hương Tích, mùi hương là thức ăn của chín triệu Bồ Tát nước này. Khi các vị thọ thực “mùi hương lan tỏa khắp mười phương”. Thức ăn hương thơm sau khi dung nạp đã cho thân thể của các vị Bồ Tát sự thơm tho, nhẹ nhàng, thanh thản và đẹp đẽ. Vì mùi hương thức ăn là tâm hương, không phải là mùi hương say đắm của cõi người.

Vậy cõi địa ngục có ăn không, họ ăn gì?

Tác giả chưa xuống địa ngục nên cũng chưa biếtJ. Nhưng Kinh Vu Lan có dạy về nhân-quả của nhân vật tên Thanh Đề. Khi sống bà đã tạo nhiều ác nghiệp cho nên khi chết bị đọa vào địa ngục. Dù con trai của bà là ngài Mục Kiền Liên thần thông vô biên, cũng không cứu được mẹ của mình vì “ai làm, nấy chịu”. Thức ăn của bà Thanh Đề dưới địa ngục là “đói ăn sắt nóng, khát uống nước đồng”...

 

Thôi thôi, đừng kể chuyện dưới địa ngục nữa, nghe ớn lạnh quá. Bây giờ bàn chuyện ăn ở trần gian đi

Con người ta bắt đầu ăn ngay khi giọt máu của cha tượng hình trong bụng mẹ, cho đến khi sự sống thật sự kết thúc mới dừng. Lo bạn đọc “ớn” vào ngày Xuân, người viết không dám đề cập sâu chuyện ăn sau khi qua đời. Vì nếu hương linh không có nhu cầu ăn thì người thân lo toan cúng kiến cho người chết suốt bốn mươi chín ngày sau khi nhập quan và chạp, kỵ hằng năm, để làm gì?

Riêng chuyện ăn của cõi trần gian vô cùng tinh tế. Nếu quá trình dung nạp diễn ra ở hoàn cảnh thuận hòa, trạng thái an vui và môi trường thanh sạch thì thức ăn sẽ cho chúng ta dinh dưỡng, tăng trưởng và thăng hoa. Ngược lại, chính thức ăn sẽ làm chúng ta đau bệnh, ngu si, tha hóa, và suy kiệt.

Xin hỏi, loại thức ăn nào giúp ta dinh dưỡng, tăng trưởng và thăng hoa?

Có bốn loại thức ăn: vật chất, xúc cảm, tinh thần và tri thức. Có người chỉ cần thức ăn vật chất vì họ chỉ có nhu cầu duy trì sự sống. Nhưng không ít người, ngoài thức ăn vật chất, còn cần lắm thức ăn xúc cảm, tinh thần, tri thức. Loại thức ăn này gần giống thức ăn hương thơm của xứ sở Chúng Hương, nó cho con người ta được bổ trái tim, đẹp tâm hồn, no kiến thức và phát sanh trí tuệ!

Vậy lợi ích của bốn loại thức ăn là gì?

Thức ăn vật chất sau khi dung nạp cho thân ta cảm giác NO.

Thức ăn xúc cảm trong khi dung nạp cho thân ta cảm giác AN

Thức ăn tinh thần sau khi dung nạp cho trí ta SÁNG

Thức ăn tri thức sau khi dung nạp trí ta khởi sanh TUỆ

Như người mẹ đích thân cho con ăn thì thân con tăng trưởng. Nếu người mẹ cho con ăn trong sự âu yếm thì con được “no cái bụng” và “bổ trái tim” (nhưng nếu mẹ cho con ăn trong tâm trạng bất an, giận dữ thì thức ăn hóa thành độc dược). Nếu con được ăn, được âu yếm trong một nơi chốn tinh sạch có hoa và nhạc thì tâm hồn con đẹp. Và nếu trong nơi chốn tinh sạch đó, mẹ cho con ăn, mẹ âu yếm con, rồi mẹ kể cho con nghe những câu chuyện có tính khai sáng thì trí của con sanh tuệ.

Trong gia đình, nếu mỗi bữa ăn chồng chăm chút cho vợ một lúc bốn loại thức ăn, và vợ cũng chăm chút lại cho chồng y như vậy thì, thân tâm cả hai đều thăng hoa, hoan hỷ và an lạc.

Một bữa ăn cho lợi ích rốt ráo là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đều được thăng hoa!




Rứa à? nếu Thừa Thiên Huế (TTH) muốn giữ khách du lịch từ chuyện ăn thì sao?

Để tạo sự khác biệt và không thể cạnh tranh có lẽ nên từng bước tổ chức cho du khách ăn đủ bốn loại thức ăn vật chất, xúc cảm, tinh thần và tri thức.

Thức ăn vật chất nơi nào cũng thực hiện được; thậm chí ngồi nhà ăn gói mì, cũng xong. Nhưng, chọn món ăn phù hợp khẩu vị, rà soát nguồn gốc lương thực thực phẩm, vệ sinh trong lúc chế biến, chọn người nấu ăn và người phục vụ, chọn giờ cho du khách thưởng thức và chọn lọc tổ hợp thức ăn hợp lý giúp du khách đủ dinh dưỡng và đạt được sự tăng trưởng sau khi ăn.

Thức ăn xúc cảm là sự tiếp xúc của người ăn với thức ăn, sự tiếp xúc giữa người ăn với người nấu ăn và người phục vụ. Nếu người nấu với tâm trạng an vui thì thức ăn sẽ tăng dưỡng chất, người ăn sẽ tăng dinh dưỡng. Nếu thức ăn được trình bày đẹp trong tô chén dĩa sạch sẽ, người ăn sẽ được tăng cảm giác ngon. Và nếu người phục vụ ăn mặc tươm tất, thân thể thơm tho, thái độ phục vụ niềm nở, thì thực khách được an lành.

Thức ăn tinh thần là nơi ngồi ăn thoáng mát, không gian ăn đầy hương hoa, âm thanh êm dịu, hội họa thanh thoát, kiến trúc tinh tế. Nếu chủ nhà hàng tổ chức đón tiếp thực khách theo phong cách riêng, khi đưa thức ăn ra biết giới thiệu thành phần làm nên thức ăn, kể những câu chuyện liên quan đến xuất xứ món ăn, hướng dẫn khách cách ăn theo kiểu cách địa phương thì, nhà hàng đã nâng chuyện ăn thành văn hóa ẩm thực.

Thức ăn trí tuệ là những trao đổi về văn hóa, lịch sử, triết học, nghệ thuật, âm nhạc, thiền định. TTH đã từng là trung tâm chính trị, có biết bao nhiêu câu chuyện thăng trầm từ lịch sử để đổi trao, giúp du khách gắn bó hơn với vùng đất cố đô. TTH là kinh đô Phật giáo, phải chăng những câu chuyện xoay quanh thiền trà, thiền họa, thiền hành, thiền tọa, thiền trong công việc... là những thức ăn giúp thực khách tăng khởi trí tuệ?

Nếu tổ chức cho du khách được ăn bốn loại thức ăn trong một bữa, thì đó là “bí quyết rất riêng” quyết định sự thành công của chuỗi nhà hàng TTH.

Một hôm, Đức Phật ôm bình bát vào thành khất thực. Bấy giờ, có một Ni-kiền Tử, tu theo phép khổ hạnh, nhịn đói, gặp Đức Phật ở cổng thành, hỏi: “Giáo lý của Ngài có gì đặc biệt?. Phật trả lời: “Hết thẩy chúng sanh đều tồn tại do thức ăn”. Ni-kiền Tử nghe thế, bèn nói: “Điều đó trẻ nhỏ cũng biết, có gì là cao siêu?”.

Từ cõi địa ngục, cõi người, cõi trời đều tồn tại nhờ thức ăn, thế mà khi nói đến chuyện ăn thì ai đó cho là không cao siêu, là vớ vẩn. Ngộ thiệtJ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2012(Xem: 4371)
Vui Xuân lễ Phật trì Kinh Tri ân Tam Bảo độ mình bình an Nhớ ơn Cha Mẹ vô vàn Thầy lành, huynh đệ họ hàng gần xa Tân Niên nguyện gắng thăng hoa
05/09/2012(Xem: 4610)
Noel/Tân Niên bá tánh nức nô Vui chơi nhóm họp tha hồ uống ăn Món ngon vật lạ chặt băm Chúng sanh kêu chết hàng năm hãi hùng Con chiên, con nướng nấu bung Than ôi nghiệp báo vô chung luân hồi!
01/06/2012(Xem: 4869)
Hằng năm cứ mỗi độ thu về, hoa cúc được thấy khắp các siêu thị, giống các loại hoa cúc vàng ở miền Nam, thường được ương trong những chậu nhỏ, bày bán khắp các chợ cho đến cuối năm. Tôi vốn sẵn mê hoa, không dằn lòng được, cũng bưng về vài chậu; mỗi ngày đều dành đôi phút tưới vun, chăm bón, dần dà hoa cúc trở thành thân thiết gần gũi. Mỗi sáng, nhìn những nụ hoa rực rỡ,
02/03/2012(Xem: 4641)
files.php?file=023___XUAN___Noi_Ve_Cau_An_Cau_Sieu__R__2_313560152Cầu an là mong muốn có được đời sống an vui hạnh phúc, không bệnh tật, khổ não, ít rủi ro, bất trắc… “An” ở mỗi con người phải là thân an, (khỏe mạnh, sống lâu, không bệnh tật, không tai nạn, rủi ro…), tâm an (trạng thái tinh thần thanh thản, thoải mái, không lo âu phiền muộn, không sợ hãi, khủng hoảng, không căng thẳng bức bối…), hoàn cảnh an (gia đình ấm no hạnh phúc, điều kiện sống, hoàn cảnh sống tốt, các mối quan hệ tốt đẹp, gặp nhiều thuận duyên trong cuộc sống…).
26/01/2012(Xem: 5106)
Với người con Phật vào những ngày đầu xuân ta thường có thói quen đến chùa lễ Phật, hái lộc, gặp Thầy. Khi đến cổng chùa ta sẽ dễ dàng bắt gặp câu Phật ngôn “Mừng Xuân Di Lặc”...
24/01/2012(Xem: 12457)
Hình tượng Đức Phật Di Lặc hiện hữu với nụ cười trên môi, dáng vẻ hiền hòa khiến ai nhìn vào cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng, hiền thiện và hoan hỷ hơn bao giờ hết.
24/01/2012(Xem: 9287)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
19/01/2012(Xem: 8273)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả. Ở Trung bộ gọi là mâm quả tử, lưu ý đến hạt/tử hay nói rõ là quả có hạt, hơn là quả nói chung, ám chỉ tín lý phồn thực: cầu mong sự sinh sản, gieo một hạt được trăm hạt, nhất bản vạn lợi...
18/01/2012(Xem: 8545)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
18/01/2012(Xem: 7122)
Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]