Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con gà trong góc nhìn Phật giáo

22/01/201707:20(Xem: 5005)
Con gà trong góc nhìn Phật giáo




xuan dinh dau 2017


Tết Nguyên đán bước sang năm mới 2017 theo chu kỳ can chi là tết Đinh Dậu, Tết con gà. Trong đời thường lẫn văn học nghệ thuật dân gian, hình tượng con gà gắn bó mật thiết với hình ảnh của sự chăm chỉ, dũng mãnh “gà trống gọi mặt trời”, tình mẫu tử “gà mẹ xù lông bảo vệ con” hay như một lời chúc cho cho gia đình con cháu đề huề, vợ chồng mới cưới sớm có con qua bức tranh “Đàn gà mẹ con” của dòng tranh Đông Hồ nổi tiếng…



Việt Nam cũng là đất nước gắn bó mật thiết với Phật giáo với hơn hai nghìn năm hình thành và phát triển của đạo Phật. Vậy thì con gà có vai trò gì từ góc nhìn Phật giáo hay không? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra và nhất là thời điểm này, Tết con gà Đinh Dậu 2017 đang đến rất gần…

Gà trống – biểu tượng của tham?


Nhằm trả lời câu hỏi này, tháng 2/2016 tác giả Nguyễn Kim Sơn đã có một bài viết về hình tượng con gà trong kinh điển Phật giáo. Có thể đây chỉ là quan điểm cá nhân, nhưng những thông tin cung cấp trong bài viết cũng khá thú vị, đáng để tham khảo.

Theo đó, tác giả Nguyễn Kim Sơn cho rằng, có ba con vật mà kinh điển Phật giáo nói tới nhiều lần và được xem như những biểu tượng quan trọng, đó là con gà trống, rắn độc và con lợn. Ba con vật này là biểu tượng của Tam độc, đó là Tham – Sân - Si (贪、瞋、痴 - tham dục, oán hận và ngu độn). Gọi là Tam độc vì nó là độc tố của tâm, hủy hoại tinh thần và thể xác, ngăn cản con người ngộ đạo. Tam độc là nguồn gốc của khổ đau và phiền não.

Cụ thể, gà trống – biểu tượng của lòng tham. Con gà trống thích một mình quản lãnh đàn gà mái đông như phi tần trong cung vua. Để bảo vệ quyền sở hữu đám gà mái, nó sẵn sàng xù lông dương cựa đánh đuổi bất kỳ con gà trống nào khác xâm nhập lãnh thổ của nó. Đó là tham ái, tham dục.

Gà trống mổ thức ăn nó nhìn thấy như một sự đánh dấu sở hữu, dẫu nó đã no không thể ăn được nữa. Đó là sự tham luyến vật dục không giới hạn. Phật giáo quan niệm “tham” là động cơ gốc, là căn cội của sự thất vọng, không thỏa mãn, bất hạnh, là nguyên nhân của chiến tranh, tàn ác, cướp bóc tranh giành và những thói xấu. Tham tức là khổ. Giảm lòng tham là phép giải độc tố cho tâm, khiến cho nó trong trẻo an lạc.

Rắn độc – biểu tượng của sân hận, giận giữ, oán thù và sự nguy hiểm. Con rắn độc mang sẵn trong mình nó nọc độc. Nó dùng nọc độc để hạ gục con mồi, hạ gục đối phương. Nó dùng độc để tự vệ, dùng độc để đối đãi với kẻ khác và đặc biệt hơn nữa là nó đem độc để đối đãi đời, đối đãi với đời bằng răng nanh và túi nọc độc.

Con rắn độc sẽ có con khác độc hơn trị nó. Thấy rắn độc người ta xa lánh hay tìm cách tiêu diệt nó. Bản thân nó tồn tại với tư cách một nguy cơ nên bất an và không chung sống an hòa, với muôn loài. Lòng sân hận và oán thù trong tâm người là một loại độc tố. Nó thiêu đốt tâm người ta khiến người ta không yên, nó gây ra sự bất hòa, thậm chí là tội ác.

Bản thân kẻ ôm ấp thù hận và sự giận giữ trong lòng cũng tự hủy hoại tâm mình. Đem oán thù mà đáp trả oán thù thì oán thù chỉ càng thêm chồng chất. Người ta thường nói có ba thứ nên quên, đó là tuổi tác, bệnh tật và oán thù. Buông bỏ oán thù, hỷ xả với giận giữ, tha thứ cho lỗi lầm của người khác vừa tốt cho người vừa thải độc được cho tâm ta.

Con lợn – biểu tượng của sự ngu si tăm tối. Người đời đã tổng kết “ngu như lợn”, biểu tượng sinh động của sự ngu. Nó ăn tích mỡ tích thịt và đợi tới ngày bị người ta mổ thịt. Phật giáo không nhấn mạnh sự ngu ở chỗ thiểu năng trí tuệ hay sự kém cỏi có tính di truyền của tính loài. Bản thân sự ngu cũng không phải là tội.

Phật giáo muốn lưu ý tới việc con người chìm đắm trong bến mê mà không tự biết, ở trong sự nguy mà không biết nguy. Người đời chạy theo vật dục mà không biết nó là nguy hiểm, ngày ngày sân hận mà không biết đó là độc nhiễm. Đáng dừng mà không biết dừng.

Cứ yên trong mê mà lầm là sáng suốt khôn ngoan, có năng lực tự thức ngộ mà không biết khởi phát để nhận thức thấu triệt được bản chân của tồn tại nghĩa là si.

Si là nhầm lẫn, u tối,  tưởng thỏa được vật dục là sung sướng, tưởng tranh cạnh hơn người là thông minh. Cái trí tuệ mà đẩy con người dài theo tham sân thì đó vẫn là si. Chỉ một trí tuệ bát nhã, thứ trí tuệ giúp người ta giải được độc của tham ái, của sân hận, của u tối lầm lẫn mới là trí tuệ đích thực.

Có hay không sự quả báo cho những người sát sinh gà?

Trong giáo lý của mình, đạo Phật khuyên không nên sát sinh quả báo của việc sát sinh là vô cùng đau khổ, đó cũng chính là lý do tại sao, sát sinh là một trong năm giới cấm mà người Phật tử tại gia khi quy y Tam bảo phải quyết tâm thực hiện. Lý thuyết của Phật giáo sau này khoa học đã chứng minh khi các nghiên cứu cho rằng hầu hết súc vật đều có bộ não và hệ thần kinh như con người.

Chúng cũng có cảm giác, biết nóng lạnh, sợ hãi, tham sống và sợ chết. Khi sợ hãi, nhịp tim của chúng đập mạnh, áp suất máu lên cao, hơi thở hổn hển, thậm chí nhiều con còn chảy nước mắt. Thế nên, tước bỏ mạng sống của một con vật là việc làm không nên và quả báo của việc sát sinh sẽ vô cùng nặng nề. 

Quay trở lại với chuyện con gà, cư sĩ Trịnh Tùng trong quyển sách “Nhân quả báo ứng những điều mắt thấy tai nghe” đã viết về sự quả báo cho những người sát sinh gà.

Theo đó, tại Thiên Thai – Đông Bắc có một vị bác sĩ mới ra nghề nhưng rất giỏi. Một ngày nọ, có người phụ nữ hơn 40 tuổi tìm đến khám bệnh. Cô ta bảo bị đau trong yết hầu, nhờ bác sĩ chữa trị.

Bác sĩ xem kỹ bộ dáng của cô, người bệnh nhân này có tiếng nói “Oát, oát” giống như tiếng gà kêu, đồng thời thân thể run run, còn hai tay thì cứ với với như hai cánh của con gà đang đập. Bác sĩ lại khám trong yết hầu của cô, nhưng phía trong yết hầu lại không có bệnh gì cả, việc này khiến vị bác sĩ vô cùng khó hiểu.

Bác sĩ là người Nùng Vĩ, hơn nữa lại là một Phật tử thuần thành. Anh có một gia đình rất hạnh phúc. Mọi người trong gia đình anh từ lớn đến nhỏ đều quy y Tam Bảo, giữ giới tu hành. Anh thấy căn bệnh của người phụ nữ rất giống trạng thái con gà khi bị cắt tiết nên anh đoán ra cô ta đã ăn thịt gà quá nhiều, hai là cô có thể là người buôn bán gà.

Sau khi hỏi kỹ, quả nhiên đúng như những gì anh đã tiên đoán, cô là chủ của một tiệm bán gà ở gần đó. Vì vậy anh nói: “Theo tôi khám thì thấy cô không bệnh về thân, mà đây là bệnh nghiệp, nên có lẽ tôi không có cách để chữa trị cho cô được”. Nghe xong, người phụ nữ này vẫy vẫy hai tay giống như hai cánh gà, miệng thì kêu “oát, oát” giống y như hình trạng con gà đang giẫy chết. Vừa về tới nhà thì cô ngã ngửa ra tắt thở.

Bên cầu Nhật Bản mọc lên tiệm bán gà, lúc mới mở tiệm này do hai người hùn vốn lại làm ăn, nhưng một thời gian sau đó thì tách ra riêng. Khi người chủ được 50 tuổi thì người vợ qua đời, không bao lâu thì đứa con gái đầu và con gái thứ đều lần lượt chết, ông chủ cũng mắc phải căn bệnh quái ác.

Ông đi đủ thầy, tìm đủ thuốc, tốn rất nhiều tiền của nên bệnh mới dần dần bình phục. Bảy năm sau, bệnh ông bỗng nhiên tái phát dữ dội, càng ngày bệnh càng trầm trọng hơn, thuốc bao nhiêu cũng không còn tác dụng nữa. Ông gọi con trai cả cùng con dâu đến bên cạnh và nói: “Ba đau quá! Mau lên, mau lên, các con hãy đuổi những con gà ở xung quanh ba đi!”.

Ông vừa nói vừa tỏ ra rất đau đớn. Con cháu hỏi lý do vì sao ông lại nói như thế, ông nén cơn đau bảo: “ Các con không thấy sao? Do trước kia ba giết gà, nên bây giờ những con gà bị giết nó xúm lại quanh ba. Có con còn dùng chân cào lên mình ba, có con mổ khắp người ba. Đau nhức quá! Các con ơi, làm ơn đuổi những con gà giùm ba đi. Đau quá, sợ quá! Kiếm tiền nhiều để làm gì mà không trị được bệnh đây trời ơi. Không, không nên làm cái nghề này nữa”. Nói xong thì tắt thở, từ đó con cháu ông sợ nên bỏ nghề, không còn dám bán gà nữa.

Những câu chuyện trên có thể có thật hoặc chỉ là một sự đúc kết để hướng tới một thông điệp: Không nên sát sinh! Nhưng dù thế nào thì cũng có thể thấy cho dù bạn là ai, có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, có tin nhân quả hay không tin thì bạn vẫn phải chịu sự chi phối của định luật nhân quả.

Gieo nhân thiện gặt quả thiện, gieo nhân ác nhất định sẽ gặt ác báo, không sớm thì muộn. Luật nhân quả không bỏ sót một mảy lông, một bụi trần. Tin sâu và luật nhân quả, ngăn ngừa ý nghĩ ác, lời nói ác và việc làm ác thì cuộc sống của mỗi người mới được an vui trên cõi trần ngắn như chớp mắt này. 

Linh Thụy






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/02/2014(Xem: 10063)
Long Mã hay còn gọi là “ngựa hóa rồng” hay “rồng ngựa” là một biểu tượng của kiến trúc triều Nguyễn. Đầu năm mới, đặc biệt là năm Giáp Ngọ- khi nhìn thấy Long Mã, bạn sẽ gặp rất nhiều may mắn. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng hình ảnh Long Mã đầu năm…
12/02/2014(Xem: 6552)
Những ngày đầu xuân, thay vì chào đón mùa xuân mới bằng nụ cười tươi mát, chúng ta lại bắt đầu bằng sự sợ hãi, âu lo vì: năm nay là năm tuổi!!! Mới đầu năm mà bị người này hăm he, người khác nhắc khéo: ‘Năm nay năm tuổi của bạn đó nhe! Tránh đi lại càng nhiều càng tốt. Đặc biệt là đầu năm, đừng có đi xông đất nhà nào cả!’
12/02/2014(Xem: 8529)
Chúng tôi thường nói với quí vị mỗi một ngày qua là lần đi một hạt chuỗi, rồi ngày khác tới là lần đi một hạt chuỗi. Như vậy hôm nay là cuối năm Ất Mão, chúng ta đã lần được bao nhiêu hạt chuỗi rồi? Đã lần hết ba trăm năm mươi mấy hạt.
12/02/2014(Xem: 11660)
Từ ngàn xưa người Việt Nam chúng ta đã được thấm nhuần tinh thần từ bi của đạo Phật, tổ tiên ta đã Phật hóa gia đình, giáo dục con cháu phải biết chia sẻ hạnh phúc, ban rải tình thương đến mọi người, mọi loài, cỏ cây đất đá.
07/02/2014(Xem: 6938)
Tuệ Trung thượng sĩ khi nói đến mùa xuân đã dùng từ phương ngoại phương (trời phương ngoại) - chẳng phải Tô Châu hay Thượng Hải, hay bây giờ là New York, Sydney… Phương ngoại ở đây là khi chúng ta không còn bị giới hạn trong kiếp nhân sinh, trong vòng thời gian sinh diệt, có-không-còn-mất, hơn-thua… với bao định kiến sai lầm và phiền não ê chề…
07/02/2014(Xem: 8677)
Chiều mùng hai Tết Giáp Ngọ tôi về chùa Phi Lai, lễ Phật, thăm thầy Thiện Đạo. Là Hòa thượng trụ trì một ngôi đại tự ở Thành phố Biên Hòa, thầy bận bịu trăm công ngàn việc: việc chùa, việc Giáo hội, việc ứng phó đạo tràng, việc tương tế từ thiện, dũ lòng từ bi lân mẫn… Là chỗ thân tình văn bút, tôi hỏi thăm thầy bước sang năm mới đã có thi hứng nào mới chưa, chẳng nghe thầy trả lời ất giáp, ý là bấy lâu nay thầy không viết lách được gì.
04/02/2014(Xem: 6257)
Ăn Tết xưa nay đã trở thành một ngày hội lớn nhất trong năm của nhân loại. Riêng dân tộc VN qua bao đời đã có rất nhiều phong tục cổ truyền rất phong phú như đưa Táo Quân về trời, dựng nêu đón xuân, cúng giao thừa, mừng Nguyên Đán,tảo mộ, thăm hỏi, chúc tung.. nhất nhất đều hàm chứa những ý nghĩa thiêng liêng độc đáo. Trong giờ khắc năm cũ sắp tàn, mọi nhà cài then chặt cửa để sửa soạn đón năm mới trong sự xum họp đầm ấm của gia dình.Nhưng chính trong giây phút đợi
03/02/2014(Xem: 6111)
Lắng lòng nghe, ôi tiếng chuông huyền diệu, Cả lời kinh, tiếng tụng, niệm thành tâm, Chánh Điện uy nghiêm, lan tỏa hương trầm, Hàng Phật tử quì bên Thầy lễ bái.
03/02/2014(Xem: 6462)
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê lúa Thái Bình và từ nhỏ đến nay chưa bao giờ ăn tết xa nhà.Đùng một cái, năm nay xin làm tình nguyện viên phục vụ Lễ Hội Đường Sách cùng với các anh chị của công ty sách Thái Hà.Thế là được bay vào Sài Gòn 10 ngày để được đón tết ở miền nam.Chưa bao giờ tôi có được cái tết vui như thế này. Trực ngoài Đường Sách Nguyễn Huệ từ sáng sớm đến nửa đêm nhưng chưa khi nào tôi thấy nhàn và an lạc như thế này. Thực sự là vậy.
02/02/2014(Xem: 6896)
Thường thì người đời trong những ngày tết rất bận bịu lo chợ búa, mua sắm, giết gà, giết lợn, gói giò chả, cúng tất niên, rồi lo rượu bia, đồ nhậu để li bì trong mấy ngày tết. Người con Phật thì thảnh thơi. Vì là Phật tử nên bàn thờ chỉ cần lọ hoa và đĩa trái cây. Vì ăn chay nên trong những ngày tết chỉ cần cơm rau dưa và những món ăn giản dị rẻ tiền mà ấm cũng và ngon vô cùng. Sáng 30 tết tôi đến thăm Ni sư Như Hiền tại tổ đình Huê Lâm quận 11 thành phố Hồ Chí Minh.Chúng tôi bên nhau và được ni sư kể cho biết bao nhiêu chuyện kỳ lạ và lý thú về những chuyến đi hoằng pháp khắp bốn phương trời, trong và ngoài nước. Tôi học được biết bao nhiêu bài học quý giá qua những câu chuyện của ni sư trong nước cũng như ở nước ngoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]