Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuân Đinh Dậu 2017 - Năm Dậu Nói Chuyện Gà

22/01/201707:12(Xem: 4760)
Xuân Đinh Dậu 2017 - Năm Dậu Nói Chuyện Gà




nam dinh dau 7

Xuân Đinh Dậu 2017 - Năm Dậu Nói Chuyện Gà


Con Gà cục tác lá chanh
Con Lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con Chó khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.


Bốn câu thơ bình dân trên đã mô tả đúng cách nấu ăn của dân tộc ta tại thôn quê miền Bắc. Con Gà được nhắc đến trước tiên có lẽ vì thịt Gà là một trong những món ăn quen thuộc, vừa ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng. Người dân Giao Chỉ chúng ta sành ăn đã biết biến chế ra nhiều món nào là: Gà rô ti, gà xào xã ớt, gà xối mỡ, gà ram mặn, gà nướng ngũ vị hương, gà nấu mắm, gà hấp muối, gà cà ri, cành gà chiên bơ, gà tiềm thuốc bắc … và còn nhiều kiểu nấu khác …

Vào cuối thập niên 1950, tại Sàigòn có cuộc bút chiến giữa hai tờ nhật báo về vụ Gà Mỹ và Gà Ta. Vào thời điểm này, có phong trào nuôi gà Mỹ do bộ Canh Nông khuyến khích và hướng dẫn. Gà được nuôi trong chuồng bằng lưới kẽm và cho ăn loại thực phẩm trộn sẵn. Những độc giả tham gia cuộc chiến, và đã chia ra làm hai nhóm và với hai quan điểm khác nhau:

Nhóm gà Mỹ: Cho rằng nuôi theo kiểu Hoa Kỳ khoa học hơn, sản xuất mau chóng, gà ít bị mắc bệnh, ăn hợp vệ sinh hơn.

Nhóm gà Ta: Chủ trương nuôi gà theo phương pháp tự nhiên, thả chạy rong ngoài vườn để gà tự do bươi đất tìm thức ăn như côn trùng, giun dế.. Do đó thịt cứng và thơm ngon.

Cuộc bút chiến càng ngày càng sôi nổi, có người còn ví von gà Mỹ như cô gái thị thành, trắng trẻo, mềm mại, trông hấp dẫn nhưng da thịt nhão, ăn mau chán.

Ngược lại gà rẫy được ví như cô gái quê miệt vườn, tuy trông quê mùa nhưng da thịt cứng cáp, hương vị đậm đà, ngát thơm hương cốm.

Trong lúc trận bút chiến đang hồi gay cấn, ông Kỹ Sư canh nông đặc trách chương trình chăn nuôi liền viết một bài lên tiếng trên mặt báo: Cho rằng nuôi gà theo kiểu Mỹ lợi tức cao, thịt gà tinh khiết hợp tiêu chuẩn vệ sinh. Riêng ông, vì nặng lòng với quốc gia dân tộc, cá nhân ông vẫn thích ăn gà ta! Thế là cả hai phe lâm chiến đều vui vẻ, đồng ý hoà hợp dân tộc, sống chung hoà bình.

Con gà rất gần gũi với giới bình dân Việt Nam. Vào dịp tết Nguyên Đán, người ta thường treo lên vách bức tranh gà sặc sở cho có vẽ mùa Xuân.

Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Om xòm trên vách bức tranh gà. (Tú Xương)


Trong đêm khuya thanh vắng tiếng gà gáy là đồng hồ báo thức bác nông dân để sửa soạn ra đồng, hoặc báo cho chú Tiểu trong chùa pha trà, nện chuông cúng Phật:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.


Hoặc:
Canh gà điểm nguyệt, tiếng chày nện sương.

Trên đường ra chợ lúc còn tinh sương, các cô gánh hàng cũng nghe văng vẳng tiếng gà bên tai:

Sớm mai gà gáy ó o
Chưa ra tới chợ­, đã lo ăn hàng.


Thậm chí, cách trang điểm của đàn bà ViệtNam cũng liên hệ đến con gà. Kiểu bới đầu có thả vòng và chừa một chỏm tóc phía sau ót gọi là “bới tóc đuôi gà”. Nơi nhãn hiệu xà bông Cô Ba của hãng Trương Văn Bền thời tiền chiến, có hình kiểu bới tóc này. Cục bưu chính Đông Dương trước kia cũng đãphát hành một loại tem có hình cô Ba, với búi tóc đuôi gà.

Chàng thanh niên chất phác, vì quá yêu cô thôn nữ, có thể đón đường cô gái để tỏ tình một cách táo bạo:

Chị kia bới tóc đuôi gà
Nắm đuôi chị lại hỏi nhà chị đâu?
…Nhà tôi ở dưới đám dâu
Ở bên đám dậu, đầu cầu ngó qua…


Gà sống quanh quần sau hè, gần gủi với loài người, nên dễ nhận xét điệu bộ, diện mạo của gà. Do đó, mọi việc hay dở đều lôi con gà ra đề ví von:

Người có bộ mặt ngơ ngác gọi là “gà mở cửa mã”
Người xơ xác gọi là “gà kẹt giỏ”
Người tiều tuỵ gọi là “gà mắc nước”

Kẻ ngất ngư gọi là “gà nuốt giây thun”
Kẻ khù khờ gọi là “gà trống thiến”
Kẻ nhát gan gọi là “gà phải cáo”
Kẻ nhầm lẫn gọi là “trông gà hoá quốc”
Kẻ bất tài gọi là “gà què ăn quẩn cối xay”
Kẻ phản bội gọi là “gà nhà bôi mặt đá nhau”


Trước cảnh huynh đệ tương tàn, người ta hay khuyên bảo:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.


Sau cùng, các người đàn bà đanh đá được tặng cho hỗn danh: 
Nữ kê tác quái, gà mái đá gà cồ.

Gà thuộc loại hạ đẳng, chỉ dùng làm thực phẩm bình dân hàng ngày, không thể thết đãi hàng thượng khách. Trong buổi tiệc lịch sử tại Bắc Kinh do Chủ tịch Mao Trạch Đông khoản đãi Tổng thống Nixon năm 1972, gồm hai mươi mốt món, nhưng không có món thịt Gà. Quả thật người Trung Hoa rất tế nhị trong vấn đề ăn uống.

Ở nước ta, Cụ nguyễn Đình Chiểu cũng rất gần sành nghi thức đãi tiệc. Trong bài thơ Ông Quán, cụ Đồ đã chào hàng một cách thật hấp dẫn:
Quán rằng thịt cá ê hề
Khô lân chả phụng bộn bề thiếu đâu
Kìa là thuốc lá ướp ngâu
Trà ve tuyết điểm, rượu bầu cúc hương
Để khi đãi khách giàu sang
Đãi người danh vọng, đãi trang anh hùng.


Như vậy, trong thực đơn của cụ Đồ Chiểu cũng không có món thịt gà. Trong văn chương cũng như ngôn ngữ hằng ngày, con gà dù được nhân cách hoá cũng chỉ nói đến những người thường bình dân, còn những bậc chính nhân quân tử thì được ví như những con Phượng hoàng trên cao mà thôi:

Phượng hoàng đậu nhánh cheo leo
Sa cơ thất thế phải theo đàn gà
Bao giờ mưa thuận gió hoà
Thay lông đổi cánh lại ra Phượng hoàng.


Vậy mọi người trong chúng ta có ai đã thấy được Phượng Hoàng chưa?

Nguyễn Phước Mộng Thiên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/02/2014(Xem: 10060)
Long Mã hay còn gọi là “ngựa hóa rồng” hay “rồng ngựa” là một biểu tượng của kiến trúc triều Nguyễn. Đầu năm mới, đặc biệt là năm Giáp Ngọ- khi nhìn thấy Long Mã, bạn sẽ gặp rất nhiều may mắn. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng hình ảnh Long Mã đầu năm…
12/02/2014(Xem: 6552)
Những ngày đầu xuân, thay vì chào đón mùa xuân mới bằng nụ cười tươi mát, chúng ta lại bắt đầu bằng sự sợ hãi, âu lo vì: năm nay là năm tuổi!!! Mới đầu năm mà bị người này hăm he, người khác nhắc khéo: ‘Năm nay năm tuổi của bạn đó nhe! Tránh đi lại càng nhiều càng tốt. Đặc biệt là đầu năm, đừng có đi xông đất nhà nào cả!’
12/02/2014(Xem: 8528)
Chúng tôi thường nói với quí vị mỗi một ngày qua là lần đi một hạt chuỗi, rồi ngày khác tới là lần đi một hạt chuỗi. Như vậy hôm nay là cuối năm Ất Mão, chúng ta đã lần được bao nhiêu hạt chuỗi rồi? Đã lần hết ba trăm năm mươi mấy hạt.
12/02/2014(Xem: 11660)
Từ ngàn xưa người Việt Nam chúng ta đã được thấm nhuần tinh thần từ bi của đạo Phật, tổ tiên ta đã Phật hóa gia đình, giáo dục con cháu phải biết chia sẻ hạnh phúc, ban rải tình thương đến mọi người, mọi loài, cỏ cây đất đá.
07/02/2014(Xem: 6938)
Tuệ Trung thượng sĩ khi nói đến mùa xuân đã dùng từ phương ngoại phương (trời phương ngoại) - chẳng phải Tô Châu hay Thượng Hải, hay bây giờ là New York, Sydney… Phương ngoại ở đây là khi chúng ta không còn bị giới hạn trong kiếp nhân sinh, trong vòng thời gian sinh diệt, có-không-còn-mất, hơn-thua… với bao định kiến sai lầm và phiền não ê chề…
07/02/2014(Xem: 8677)
Chiều mùng hai Tết Giáp Ngọ tôi về chùa Phi Lai, lễ Phật, thăm thầy Thiện Đạo. Là Hòa thượng trụ trì một ngôi đại tự ở Thành phố Biên Hòa, thầy bận bịu trăm công ngàn việc: việc chùa, việc Giáo hội, việc ứng phó đạo tràng, việc tương tế từ thiện, dũ lòng từ bi lân mẫn… Là chỗ thân tình văn bút, tôi hỏi thăm thầy bước sang năm mới đã có thi hứng nào mới chưa, chẳng nghe thầy trả lời ất giáp, ý là bấy lâu nay thầy không viết lách được gì.
04/02/2014(Xem: 6257)
Ăn Tết xưa nay đã trở thành một ngày hội lớn nhất trong năm của nhân loại. Riêng dân tộc VN qua bao đời đã có rất nhiều phong tục cổ truyền rất phong phú như đưa Táo Quân về trời, dựng nêu đón xuân, cúng giao thừa, mừng Nguyên Đán,tảo mộ, thăm hỏi, chúc tung.. nhất nhất đều hàm chứa những ý nghĩa thiêng liêng độc đáo. Trong giờ khắc năm cũ sắp tàn, mọi nhà cài then chặt cửa để sửa soạn đón năm mới trong sự xum họp đầm ấm của gia dình.Nhưng chính trong giây phút đợi
03/02/2014(Xem: 6111)
Lắng lòng nghe, ôi tiếng chuông huyền diệu, Cả lời kinh, tiếng tụng, niệm thành tâm, Chánh Điện uy nghiêm, lan tỏa hương trầm, Hàng Phật tử quì bên Thầy lễ bái.
03/02/2014(Xem: 6461)
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê lúa Thái Bình và từ nhỏ đến nay chưa bao giờ ăn tết xa nhà.Đùng một cái, năm nay xin làm tình nguyện viên phục vụ Lễ Hội Đường Sách cùng với các anh chị của công ty sách Thái Hà.Thế là được bay vào Sài Gòn 10 ngày để được đón tết ở miền nam.Chưa bao giờ tôi có được cái tết vui như thế này. Trực ngoài Đường Sách Nguyễn Huệ từ sáng sớm đến nửa đêm nhưng chưa khi nào tôi thấy nhàn và an lạc như thế này. Thực sự là vậy.
02/02/2014(Xem: 6896)
Thường thì người đời trong những ngày tết rất bận bịu lo chợ búa, mua sắm, giết gà, giết lợn, gói giò chả, cúng tất niên, rồi lo rượu bia, đồ nhậu để li bì trong mấy ngày tết. Người con Phật thì thảnh thơi. Vì là Phật tử nên bàn thờ chỉ cần lọ hoa và đĩa trái cây. Vì ăn chay nên trong những ngày tết chỉ cần cơm rau dưa và những món ăn giản dị rẻ tiền mà ấm cũng và ngon vô cùng. Sáng 30 tết tôi đến thăm Ni sư Như Hiền tại tổ đình Huê Lâm quận 11 thành phố Hồ Chí Minh.Chúng tôi bên nhau và được ni sư kể cho biết bao nhiêu chuyện kỳ lạ và lý thú về những chuyến đi hoằng pháp khắp bốn phương trời, trong và ngoài nước. Tôi học được biết bao nhiêu bài học quý giá qua những câu chuyện của ni sư trong nước cũng như ở nước ngoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]