Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ước vọng và tâm xuân

18/01/201705:19(Xem: 4271)
Ước vọng và tâm xuân

hoa_mai_9 

ƯỚC VỌNG & TÂM XUÂN

 

 

Với đà vận tốc phát triển mọi mặt của xã hội hôm nay, con người luôn lao vào bao ước muốn, tìm cầu những nhu cầu phục vụ để thoã mãn bao ước vọng.v.v... Thế nhưng, những khát vọng phù phiếm ấy, nó luôn vỗ lên từng điệp khúc quay cuồn không lối ra, không điểm dừng lại ấy... tuồng như bị cuốn rối theo dòng thời gian bất tận muôn trùng, hay đã bị đốt cháy dần theo bao nỗi tàn phai của những thất vọng, chán chường, buồn vui, hờn giận, để rồi quên lãng sau những ngậm ngùi của cuộc bể dâu.

 

Từ bến bờ nhân ảnh ấy, không phải đột nhiên mà con người dễ nhận ra từng khúc đoạn đường trần, nên có một thi nhân đã buông lời than thở :

 

Rồi một ngày kia hương sắc tàn

Tuổi đời chôn lấp bụi thời gian

Tới lui mấy độ quan san ấy...

Thầm gởi cho đời một tiếng than !”

 

Bao hạnh phúc, bình yên, những sắc màu, ý tưởng mùa Xuân của đất trời nay đã qua đi trong từng chập quãng đời của chúng ta, có những điều vừa lòng thích ý ngay trong hiện tại, thế nhưng lại có những ước vọng xa xôi... đeo đẳng bao hoài niệm, rồi đợi đến bao giờ ! Vẫn không ít con người đã phải bao phen nhọc nhằn ước mơ, tìm kiếm để lao vào hố thẳm bất an, bởi những lo toan, thù hận và sợ hải.v.v... Cuối cùng đưa đến cạnh tranh, đấu tranh, làm nên bao tàn hại nhiệt não, cuồn nộ, khổ đau cho mình cho người và triền miên trong cuộc sống từ muôn trùng ngàn xưa những đến muôn trùng ngàn sau trong dòng tử sinh vô tận.

 

Cứ mong cầu, vái nguyện van xin đến Phật, Trời, Thánh, Thần.v.v... tuồng như bao nhiêu hướng vọng thiết tha thành khẩn hơn bao giờ hết. Thế rồi, nếu có chút phước mọn nào đó chăng, chỉ để thoả mãn chút vị ngọt dục cảm, dục tầm cầu bọt bèo của tâm hồn ích kỷ tư riêng, để rồi có còn lại được những gì sau cuộc truy hoan lạc thú bởi những ảo giác giả dối, thường tình thấp kém nơi cuộc sống phàm trần.

 

Sự ẩn hiện trong ánh mắt chở chuyên bao nỗi sầu đau, những u uất trầm tư trên nét mặt tuôn gầy cơn gió bấc, thể như có bao vết xước trầy trụa từ trái tim, những hoang mang mơ hồ, những hốt hoảng tìm cầu vô vọng đâu đâu. Bởi đường đời có muôn ngã, song cũng có muôn nỗi lòng buồn vui, hạnh phúc và khổ đau, được thua, còn mất, nhục vinh.v.v... Và cũng chính vì thế, nên có một thi nhân lại phải bật lên tiếng thở than trong đêm giao thừa :

 

“Lòng tôi đã bạc theo màu áo

Phong pháo giao thừa cũng tã tơi

Chén rượu mừng xuân tôi chẳng uống

Chỉ uống đêm nay những ngậm ngùi !”

 

Trong khi phước nghiệp để đưa đến sự an lành quá mỏng manh, hay không hề có được, thì trái lại gây tạo những ác nghiệp không ít điều tội lỗi, sai lầm từ nơi lời nói, việc làm, và những ý niệm bất thiện luôn chất chồng, mỗi lúc càng thêm nhiều cho gánh nặng đoạ đày, để rồi kéo lê kiếp người giữa cõi tử sinh vô thường tạm bợ nầy.

 

Phải đâu chỉ có lời cầu nguyện suông đuột, hay một khi ngang qua sự nắn nót mấp máy ở bờ môi để cho chúng ta được những gì... ? Thế nhưng, những điều ước vọng ấy, nó phải được thể hiện qua hành động đích thực của chính mỗi bản thân con người và do con người. Ở đây, Đức Phật luôn giúp cho chúng ta có được sự nhận thức ấy qua giáo pháp mà Ngài đã chứng ngộ. Một khi người đệ tử muốn có được 5 pháp khả lạc, khả ý, khả hỷ khó tìm được ở đời, như : Tuổi thọ, Dung sắc, Tiếng đồn tốt đẹp, Sự An lạc, và Thọ sanh cõi Trời... Với 5 điều trên đây, Đức Phật tuyên bố :

 

“Không phải do nhân cầu xin, không phải do nhân ước vọng mà có được. Nếu do nhân cầu xin, do nhân ước vọng mà có được, thời ai ở đời nầy lại héo mòn vì một lẽ gì ?” Đến đây, Đức Phật chỉ thẳng vào trọng tâm của lời dạy trên như sau : “... Vị Thánh đệ tử muốn có Thọ mạng, cần phải được thực hành con đường dẫn đến Thọ mạng, sự thực hành ấy, đưa vị ấy nhận lảnh Thọ mạng...Dung sắc... Tiếng đồn tốt đẹp, Sự An lạc, Thọ sanh cõi Trời cũng như vậy”

                                                                                      (Kinh Tăng Chi II,  43, 379).

 

Từ ý nghĩa thiết thực qua lời dạy trên của bậc Đạo sư, chúng ta sẽ phải thấy những gì, nghĩ gì và làm những gì nơi chính mỗi chúng ta ngay trong cuộc sống hiện tại ? Bao nhiêu điều ấy, tưởng chừng như chúng ta không đối diện, hay đang ẩn khuất nơi đâu. Nhưng không, chúng ta đang có mặt trong thế gian, đang thọ dụng và duy trì cuộc sống nơi thế gian cho đến tận bây giờ. Có điều khi phàm tâm vẫn còn dong ruỗi,  thì biết bao giờ với lấy, nắm bắt, an trú được hạnh phúc thật sự ?

 

Đến đây, bậc Đạo sư khai phóng cho chúng ta một sinh lộ cuộc đời, mà ngàn đời không dễ gì có được. Trong khi đó, lại có rất nhiều con đường dẫn vào đời, nhưng không ít bao nỗi gập ghềnh, không ít sự hiễm nguy, bất an... Bởi do con người  vô tình hay cố ý đã tạo ra nhiều khổ pháp, để phải nhiều sầu ưu, và nhiều não hại.

 

Có một sinh lộ XUÂN quang ấy, nơi đó chính là mỗi ngày chúng ta có một buổi sáng thật tốt đẹp, có một buổi trưa thật tốt đẹp, và có một buổi chiều thật tốt đẹp, điều nầy được Đức Phật giới thiệu một ý nghĩa thâm thuý như sau :

 

“Các loài hữu tình nào, nầy các tỷ kheo,vào buổi sáng, Thân làm việc Thiện, Nói lời nói Thiện, Ý nghĩ đến điều Thiện. Các loài hữu tình ấy, nầy các tỷ kheo,có một buổi sáng, trưa, chiều thật tốt đẹp...”

                                          (Kinh Tăng Chi I, 150, 540).

 

Đối với buổi sáng, buổi trưa, và đối với buổi chiều, hay đối với mọi thời khắc trong mỗi ngày cũng đều là như thế... Thời như vậy, chúng ta có cần tìm cầu sự bình an, hạnh phúc ở nơi đâu ?

 

Một khi chúng ta đến các Pháp tháp, Tôn tượng Phật, Bồ tát, các bậc chấp trì Thánh giới, thành tựu Thánh đức, các Tôn miếu, những nơi lễ lạy, cầu nguyện chiêm bái.v.v... là để nhắc nhớ tâm mình luôn hướng đến và thực hành những lời dạy của Phật, biết lắng nghe và tu tập pháp các bậc Thánh để trở nên lành tốt, hiền thiện, tăng trưởng thêm nhiều công đức phước lạc, an tịnh, thì mùa Xuân có đến đi bao giờ ? Và bao giờ chúng ta có trải lòng chân thật, an hoà đến mọi người trong cuộc sống, đến muôn hoa cỏ, thì chính nơi ấy Xuân đã về, Xuân đã đến.

 

Mặc dầu trong khoảnh khắc thời gian gần đến nầy, đối với cộng đồng người Việt chúng ta đang ở trong nước, hay lưu lạc khắp trời châu lục xa xôi, đang chuẩn bị lễ đón Giao Thừa “Tống Cựu Nghinh Tân” môt lễ hội cổ truyền Tết Nguyên Đán của dân tộc, một thời khắc thiêng liêng, một tập tục lành mạnh của người Việt trước đây, với bao ước vọng cầu xin, với mong muốn có được những Điềm Lành trong năm mới.

 

Thì đây, cũng chính là cơ hội đến với những ai có lòng kính tin, biết hướng thiện, và hướng thượng qua lời kệ pháp mà Đức Phật đã nói về Điềm Lành :

 

“Vầng sao lành, điều lành

Rạng đong lành, dậy lành

Sát na lành, thời lành

Cúng dường bậc phạm hạnh...”

                                                  (Kinh Tăng Chi I, 150, 540).

 

 Và cuối cùng, chúng ta cùng có một dòng cảm nhận  tuyệt vời từ lời dạy của Đức Phật từ ngàn xưa và miên viễn đến ngàn sau, để mang lại nguồn an vui, phước lạc cho chúng sanh, chư thiên và loài người qua một bài kệ pháp khuyến tấn như sau :

 

“Bố thí, hành đúng pháp

… Làm nghiệp không lỗi lầm

...Chấm dứt từ bỏ ác

Là Điềm Lành tối thượng”

                                           (Kinh Tiểu Bộ I).

 

Thiết nghĩ, chừng ấy điều, chừng ấy ý niệm, để chúng ta luôn có mãi một mùa Xuân hạnh phúc, an tịnh ngay trong cuộc sống bể dâu nầy.

                            

                                                             CHÙA KỲ VIÊN, South Dakota, cuối đông 2016.

                                                                                                 MẶC PHƯƠNG TỬ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/01/2014(Xem: 8454)
Thời gian luôn là điều trọng yếu cho sự tư niệm của người đệ tử Phật. Đông qua thì Xuân tới như sự suy-thịnh được-mất giữa thế gian này. Hơn thế nữa, cửa tử là con đường độc lộ mà mỗi ngày dẫn ta tiến tới gần hơn. Xin hãy cùng nhau quán chiếu sự mỏng manh của kiếp sống và danh vị. Xin hãy tha thứ những gì cần tha thứ, xin hãy bỏ qua những gì cần bỏ qua. Vì mùa Xuân có nở hoa hay không là tùy thuộc vào đất tâm an lành của chính mình. Sự tranh chấp mãnh liệt luôn thiêu đốt tất cả cây cỏ và bông hoa.
25/09/2013(Xem: 11026)
Thế là, dù muốn hay không, tôi vẫn phải nhận thêm một tuổi nữa, và năm nay… Nhâm Thìn là năm tuổi của tôi. Thuở còn bé, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe… ké người lớn nói chuyện với nhau: “Năm tuổi của tôi”. Tôi không rõ năm tuổi là năm gì, ý nghĩa ra sao, nhưng qua câu nói và thái độ khi nói, tôi vẫn cảm nhận được nỗi lo lắng sợ hãi của các bậc trưởng thượng. Sợ gì nhỉ? Tai nạn? Đau ốm? Mất mát hay chết? Nhưng rồi sau đó có ai chết đâu và có xảy ra chuyện gì đâu. Còn xui xẻo trong năm, nếu có, thì tuổi nào mà tránh được, chả cứ năm tuổi. Thế nhưng, các bác vẫn sợ và e dè để rồi năm đó “án binh bất động” không cựa quậy gì ráo.
08/04/2013(Xem: 4419)
Nhớ nghĩ đến cuộc đời giáo hóa độ sinh của Đức Phật, chúng ta hình dung ra những phong cảnh từng lưu dấu ấn của Ngài, quả thật là trong lành, tuyệt đẹp vô cùng. Thật vậy, xuất hiện trên thế gian này, Đức Phật đã chọn một cảnh thiên nhiên đơn giản, nhưng tràn đầy sức sống.
29/03/2013(Xem: 8910)
Thông Bạch Xuân Quý Tỵ - 2013
28/03/2013(Xem: 4533)
Trước Phật Ðường hương xuân rền chuông đảnh Thuận đường tu, Ðạo Pháp kiến tình nhau Dẫu xa xôi ngàn dặm vẫn thâm sâu Lòng hoan hỷ mừng nhau cùng tu tiến.
28/03/2013(Xem: 3535)
Có phải hôm nay là buổi sáng đầu tiên của mùa xuân Nên những con chim dậy sớm hót vang trên những cành cây, Và những bông hoa dại nở bung trên những thảm cỏ nhung mà mượt
05/03/2013(Xem: 5632)
Đối với nhiều nước Á Châu, thời gian : năm tháng ngày giờ được tính dựa theo chu kỳ của vận hành mặt trăng được gọi là âm lịch, cứ hễ đến Rằm (giữa tháng) thì trăng tròn, đầu và cuối tháng thì trăng khuyết, từ đầu đến giữa tháng trăng to lên dần và từ giữa đến cuối tháng trăng nhỏ dần. Thực ra thì trăng bao giờ vẫn là trăng, không có tròn khuyết, to nhỏ, sáng hay tối,… âu đó chỉ là giới hạn trong tầm nhìn, trong chướng ngại, trong tiếp xúc giữa con người và mặt trăng mà thôi. Ngày, giờ, tháng, nămấy được tính theo 12 con giáp, đó là 12 con vật tiêu biểu được chọn. Theo thời gian, có điều kiện chúng ta sẽ bàn về 12 con vật này. Nay nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ, thông qua trong chuyện thần thoại, các nguồn từ văn chương, trong kinh sách, trong cuộc sống,…, xin trình bày về những đặc điểm của Rắn, quan niệm của nhân loại xưa nay về Rắn.
06/02/2013(Xem: 5016)
Trong nhân gian, người đời coi ngày mồng một Tết là ngày quan trọng của đầu năm, còn nhà Phật xem đây là ngày đánh dấu sự có mặt của một vị Phật đương lai, đó là Bồ tát Di Lặc, nên mừng xuân năm mới chính là mừng Xuân Di Lặc.
29/01/2013(Xem: 5028)
Không biết tết có tự lúc nào, mỗi khi xuân về tết đến, lòng tôi chợt nao nao… dư âm tiếng gà xuân đâu đây vẫn còn văng vẳng bên tai như ru tôi vào giấc mộng an bình. Nhớ những ngày cuối năm, khi làn gió đông se thắt, hai cây mai cong queo trước sân nhà tôi kết nụ, lúc này mọi người trong làng đều tất bật sửa sang nhà cửa, đầu đường rộn ràng những câu chào hỏi và chuyên trò về việc làm ăn và cưới hỏi vào năm mới. Chợ Côi và chợ Đưới bày bán đủ thứ đồ tết, đặc biệt hoa Cúc và hoa Vạn thọ vàng rực cả chợ từ sáng đến chiều. Quanh làng, đâu đâu cũng thấy tràn ngập niềm thôi thúc vì xuân.
31/12/2012(Xem: 4979)
Tu đạo, chúng ta chớ nên tu đi tu lại mà vẫn cứ luẩn quẩn trong vòng danh lợi, vẫn còn phân chia nhân ngã, bàn luận thị phi, hoặc mưu cầu quyền lực - bởi như thế là hoàn toàn sai lầm! Đón mừng năm mới, chúng ta hãy lập thệ. nguyện rộng lớn - cương quyết "sửa sai, hướng thiện". Muốn sửa đổi tâm tánh để trở thành con người mới, chúng ta phải làm thế nào? Chúng ta cần phải:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]