Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vua Khỉ và Thủy Quái

19/01/201621:41(Xem: 12527)
Vua Khỉ và Thủy Quái

VUA KHỈ

VÀ THỦY QUÁI

(Năm Bính Thân kể chuyện
“Tiền Thân Đức Phật”)

monkey

 

Ngày xưa trong chốn rừng sâu

Có bầy khỉ nọ cùng nhau họp đoàn

Đếm ra đủ tám mươi ngàn

Bầu ra vua khỉ đầu đàn chỉ huy

Thân hình vua lớn dị kỳ

Lại thêm đầu óc rất chi tuyệt vời.

Thế rồi một buổi đẹp trời

Họp bầy, vua khỉ ban lời khuyên răn:

"Hãy nghe đây, các thần dân!

Rừng nhiều cây trái vô ngần độc thay

Cùng nhiều hồ nước quanh đây

Chứa loài thủy quái lâu nay nấp rình,

 Ai ăn quả lạ trên cành

Hay là uống nước hồ mình không quen

Đừng ăn, đừng uống ngay liền

Hỏi ta trước đã, chớ nên vội vàng!"

Nghe lời vua khỉ khôn ngoan

Cho nên bầy khỉ cả đoàn tuân theo

Tránh xa chết chóc hiểm nghèo

Rừng thiêng, nước độc trăm điều gian nguy.

*

Thời gian trôi, một ngày kia

Cả bầy khỉ tới bên lề rừng hoang

Kiếm ăn suốt buổi lang thang

Giờ này mệt mỏi cả đoàn ngừng chân

Ngồi quanh hồ lạ ở gần

Dù đang khát nước, ngại ngần lắm thay

Nào đâu dám uống nước ngay

Đành chờ vua khỉ tới đây thăm dò.

Ngay khi vua khỉ tới hồ

Thấy toàn bầy vẫn ngồi chờ ở quanh

Bèn khen: "Quả thật khôn lanh

Chờ ta dò xét tình hình tại đây!"

Mắt tinh vua khỉ thấy ngay

Dấu chân súc vật in đầy chung quanh

Nhưng đều đi xuống hồ xanh

Dấu chân trở lại quả tình thấy đâu

Nên vua khỉ nhận ra mau

Có loài thủy quái ẩn sâu dưới này,

Vua bèn nói với cả bầy:

"Coi chừng quái vật hồ đây hại mình!"

*

Quả nhiên có quỷ thật tình

Quỷ chờ chẳng được hiện hình trồi lên

Vừa hung dữ, vừa cuồng điên

Bụng xanh, mặt trắng, lông đen, mắt lồi

Móng chân đỏ nhọn kinh người

Quỷ lên tiếng nói: "Xin mời xuống ngay

Xuống đây uống nước hồ này

Cớ sao nhịn khát mà gây muộn phiền!"

Đáp lời vua khỉ hỏi liền:

"Hồ này có phải thuộc quyền mi không

Và mi thường cũng ăn luôn

Những ai chót dại sa chân chốn này?"

Quỷ bèn đáp: "Đúng vậy thay

Ta ăn tất cả, lâu nay quen rồi

Chim muông, súc vật, con người

Ngươi to xác chắc thịt tươi đậm đà!"

Quỷ thèm, nước miếng chảy ra

Ướt cầm lông lá thật là hãi kinh.

Nhưng vua khỉ rất thông minh

Bao năm tu luyện quả tình khôn ngoan

Tỏ ra bình thản nói rằng:

"Hại ta nào có dễ dàng vậy đâu

Hồ này thủng thẳng trước sau

Bầy ta uống hết ai nào cản ngăn!"

Quỷ bèn cất tiếng cười gằn:

"Sao ngươi làm chuyện khó khăn động trời!"

Nghiêm trang vua khỉ trả lời:

"Dùng tre làm ống hút thời dễ thay

Ống dài hút nước lên ngay

Chúng ta xa cách tầm tay mi rồi

Mi làm sao với tới nơi

Làm sao ăn sống nuốt tươi cả bầy?"

*

 

Từ trong quá khứ trước đây

Thật ra vua khỉ đã dầy công phu

Bao năm tu luyện thượng thừa

Cho nên tài giỏi dễ thua ai nào.

Tre thường từng đoạn nối nhau

Bên trong mỗi đoạn có đầu có đuôi

Mắt tre thành đốt ngăn đôi

Dễ gì mà hút nước nơi hồ này,

Phải nhờ vua khỉ ra tay

Thổi vào cho đốt rơi ngay ra ngoài

Thành tre ống rỗng và dài

Rừng tre theo đó tức thời rỗng ngay

Tám mươi ngàn khỉ quanh đây

Bẻ tre, uống nước hồ này cùng nhau.

Quỷ nhìn thấy nước rút mau

Khoanh tay bất lực, có đâu kịp ngờ

Sôi gan, bực tức, thẫn thờ

Trườn mình xuống dưới đáy hồ lặn luôn

Chỉ còn bóng nước chập chờn

Nổi lên như chở nỗi hờn oán than!

Từ ngày đó khắp nhân gian

Có loài tre mới trên ngàn rỗng không

Tre dài, đầu cuối suốt thông

Mắt cùng với đốt trong lòng biến luôn.

 

NHẬN DIỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT:
Vua khỉ là tiền thân Đức Phật.

Thủy quái là Đề Bà Đạt Đa

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(phỏng dịch theo bản văn xuôi

THE MONKEY KING

 AND THE WATER DEMON

của Ven. Kurunegoda Piyatissa & Tod Anderson)

____________________________________________________________

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2020(Xem: 3713)
Phải chăng trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không thể quên chức trách của bản thân, không thể quên những người có ân với mình, không thể quên những lời mình hứa hẹn, lại càng chẳng thể lãng quên lịch sử hay ngày Tết quê hương. Và vì vậy hôm nay cho phép mình kể lại những tập tục mà không bao giờ mình quên được để thực hiện hằng năm vào đêm Giao Thừa bạn nhé Từ khi được sinh sống tại Úc thì trong gia đình tôi ( có lẽ về lễ nghi tôn giáo thì tôi là người có quyền lực nhất ) cho nên tôi thường đón lễ Giao thừa hai lần và trang trọng như nhau và có lẽ thế những điều tôi tin ( dù ai đó cho là mê tín ) nhưng đối với tôi là một sức mạnh tâm linh, là niềm tin vững chắc nhất hướng dẫn tôi vào hành trình suốt năm ấy .
20/01/2020(Xem: 3769)
Xuân về khắp chốn rộn tin vui Mở cửa mừng Xuân rạng ánh cười Phú quý Xuân sang nguồn cội thắm Vinh hoa Tết đến nghĩa tình tươi Muôn nhà lộc nở tài thêm phát Vạn nẻo chồi đơm đức mãi soi Đón Tết mừng xuân tràn phúc hạnh Tinh anh tiếp nối tuệ tâm ngời...!
20/01/2020(Xem: 4120)
Xuân Di Lặc Tường Vân Kính mừng Xuân Di Lặc Đã về với chúng ta Nét đẹp được ghi khắc Lan tỏa khắp gần xa
19/01/2020(Xem: 5362)
Thông Điệp Xuân Canh Tý 2020 của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
18/01/2020(Xem: 4450)
Tác bạch cùng Sư Phụ cuối năm Kính dâng Sư Phụ Viên Minh Sư phụ rời Úc Châu... liền mùa hỏa hoạn, Thảm trạng tang thương, lòng dạ rối bời ... Hai tháng ... đỏ lửa vẫn còn lại vài nơi, Sư Phụ ơi, tinh thần đâu chúc Tết !
18/01/2020(Xem: 3810)
Quà, là cái gì đó do người ta tự giác tặng chúng ta, sao giờ lại có vấn đề ĐÒI QUÀ? Rất là trắng trợn, lãng xẹt, và vô duyên gì đâu... Như là đòi nợ! Người ta "hết yêu mới đòi quà", là bà con trong tình thương mến thương cũng đòi quà. Vậy là thương - không thương gì cũng đòi quà. Ai là người đòi quà? - Chính là kẻ ĐÓI QUÀ. Đói mới đòi. Tiếng Việt mình thật tuyệt. Là một du tăng (phượt thủ), việc mang vác quà từ A đến B hay ngược lại, khi chỉ ngao du với một ba lô duy nhất, là chuyện không thể. Trước khi về tới VN, thêm chỉ nửa ký quà trong ba lô thì không nặng, nhưng lão phải dừng chân ngắm cảnh ở bao thành phố, thì nó làm chùn vai làm sao... Tốn kém, mang vác, nói làm chi, đáng buồn là khi trao quà, người nhận thường thờ ơ đáng ngạc nhiên, đắng lòng! Muốn cho họ "không thất vọng" thì... ai mà chịu nỗi! Ở VN giờ có thiếu gì đâu. Cho quà vì sĩ diện cũng khổ, cho quà để thể hiện tình cảm nhớ thương rồi cũng nhục mặt. Phật tử mênh mông, có người chẳng thân gì, cũng phán thẳng
17/01/2020(Xem: 4007)
Em hỏi chị cách sao dâng lời chúc, Làm mọi người phấn khích ... hoà hợp nhanh . “ Chỉ cần em có tâm niệm tốt lành “ Hành xử hằng ngày ... đợi chi đến Tết !!! Tâm trong sáng, chẳng gì lo sơn phết, Ngát hương thơm chính ...nhờ biết tri ân . Nụ cười, đôi tay ...nâng đỡ tinh thần, Hơn vạn lời xã giao cùng chúc tụng!
17/01/2020(Xem: 4900)
Xuân mang ý nghĩa vui vầy sum họp ít nhất theo văn hóa truyền thống Việt Nam. Xuân mang đến sự nghỉ ngơi, tiêu khiển, quân bình thời tiết cho khí hậu ôn hòa, cây lá đơm hoa vươn lên sức sống. Đó là cách nhìn suy nghĩ của đa số con người sống trên hành tinh trái đất này. Tuy nhiên cũng có nhiều người chẳng màng, chẳng để ý mùa xuân, mùa đông… mà chỉ hoạt động theo dòng chảy cuộc đời, theo quan niệm triết sống của riêng mình. Nhưng thế nào, nhất quán ai cũng công nhận mùa xuân là mùa đẹp, vì cảnh vật cây cỏ thêm màu, thêm sắc.
17/01/2020(Xem: 3742)
Xuân Về Kính Chúc Mọi Nhà, tấn tài tấn lộc cửa nhà bình an
16/01/2020(Xem: 3488)
Kính gửi đến Thầy bài thơ bất ngờ xuất hiện trong tâm trí con sau một ngày rất bận rộn vì phải ra nghĩa trang tưởng niệm, và tri ân người thân . Kính dâng Thầy và bạn hữu nhân dịp cuối năm ( chỉ còn một tuần nữa thôi ) . Kính HH Sau tiếng Dạ là cảm thông, là mở rộng ... Là trân trọng được chia sẻ yêu thương . Làm việc hết mình, đầu óc khẩn trương Cùng hoà đồng ... phân biệt chi trình độ !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]