Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vua Khỉ và Thủy Quái

19/01/201621:41(Xem: 12509)
Vua Khỉ và Thủy Quái

VUA KHỈ

VÀ THỦY QUÁI

(Năm Bính Thân kể chuyện
“Tiền Thân Đức Phật”)

monkey

 

Ngày xưa trong chốn rừng sâu

Có bầy khỉ nọ cùng nhau họp đoàn

Đếm ra đủ tám mươi ngàn

Bầu ra vua khỉ đầu đàn chỉ huy

Thân hình vua lớn dị kỳ

Lại thêm đầu óc rất chi tuyệt vời.

Thế rồi một buổi đẹp trời

Họp bầy, vua khỉ ban lời khuyên răn:

"Hãy nghe đây, các thần dân!

Rừng nhiều cây trái vô ngần độc thay

Cùng nhiều hồ nước quanh đây

Chứa loài thủy quái lâu nay nấp rình,

 Ai ăn quả lạ trên cành

Hay là uống nước hồ mình không quen

Đừng ăn, đừng uống ngay liền

Hỏi ta trước đã, chớ nên vội vàng!"

Nghe lời vua khỉ khôn ngoan

Cho nên bầy khỉ cả đoàn tuân theo

Tránh xa chết chóc hiểm nghèo

Rừng thiêng, nước độc trăm điều gian nguy.

*

Thời gian trôi, một ngày kia

Cả bầy khỉ tới bên lề rừng hoang

Kiếm ăn suốt buổi lang thang

Giờ này mệt mỏi cả đoàn ngừng chân

Ngồi quanh hồ lạ ở gần

Dù đang khát nước, ngại ngần lắm thay

Nào đâu dám uống nước ngay

Đành chờ vua khỉ tới đây thăm dò.

Ngay khi vua khỉ tới hồ

Thấy toàn bầy vẫn ngồi chờ ở quanh

Bèn khen: "Quả thật khôn lanh

Chờ ta dò xét tình hình tại đây!"

Mắt tinh vua khỉ thấy ngay

Dấu chân súc vật in đầy chung quanh

Nhưng đều đi xuống hồ xanh

Dấu chân trở lại quả tình thấy đâu

Nên vua khỉ nhận ra mau

Có loài thủy quái ẩn sâu dưới này,

Vua bèn nói với cả bầy:

"Coi chừng quái vật hồ đây hại mình!"

*

Quả nhiên có quỷ thật tình

Quỷ chờ chẳng được hiện hình trồi lên

Vừa hung dữ, vừa cuồng điên

Bụng xanh, mặt trắng, lông đen, mắt lồi

Móng chân đỏ nhọn kinh người

Quỷ lên tiếng nói: "Xin mời xuống ngay

Xuống đây uống nước hồ này

Cớ sao nhịn khát mà gây muộn phiền!"

Đáp lời vua khỉ hỏi liền:

"Hồ này có phải thuộc quyền mi không

Và mi thường cũng ăn luôn

Những ai chót dại sa chân chốn này?"

Quỷ bèn đáp: "Đúng vậy thay

Ta ăn tất cả, lâu nay quen rồi

Chim muông, súc vật, con người

Ngươi to xác chắc thịt tươi đậm đà!"

Quỷ thèm, nước miếng chảy ra

Ướt cầm lông lá thật là hãi kinh.

Nhưng vua khỉ rất thông minh

Bao năm tu luyện quả tình khôn ngoan

Tỏ ra bình thản nói rằng:

"Hại ta nào có dễ dàng vậy đâu

Hồ này thủng thẳng trước sau

Bầy ta uống hết ai nào cản ngăn!"

Quỷ bèn cất tiếng cười gằn:

"Sao ngươi làm chuyện khó khăn động trời!"

Nghiêm trang vua khỉ trả lời:

"Dùng tre làm ống hút thời dễ thay

Ống dài hút nước lên ngay

Chúng ta xa cách tầm tay mi rồi

Mi làm sao với tới nơi

Làm sao ăn sống nuốt tươi cả bầy?"

*

 

Từ trong quá khứ trước đây

Thật ra vua khỉ đã dầy công phu

Bao năm tu luyện thượng thừa

Cho nên tài giỏi dễ thua ai nào.

Tre thường từng đoạn nối nhau

Bên trong mỗi đoạn có đầu có đuôi

Mắt tre thành đốt ngăn đôi

Dễ gì mà hút nước nơi hồ này,

Phải nhờ vua khỉ ra tay

Thổi vào cho đốt rơi ngay ra ngoài

Thành tre ống rỗng và dài

Rừng tre theo đó tức thời rỗng ngay

Tám mươi ngàn khỉ quanh đây

Bẻ tre, uống nước hồ này cùng nhau.

Quỷ nhìn thấy nước rút mau

Khoanh tay bất lực, có đâu kịp ngờ

Sôi gan, bực tức, thẫn thờ

Trườn mình xuống dưới đáy hồ lặn luôn

Chỉ còn bóng nước chập chờn

Nổi lên như chở nỗi hờn oán than!

Từ ngày đó khắp nhân gian

Có loài tre mới trên ngàn rỗng không

Tre dài, đầu cuối suốt thông

Mắt cùng với đốt trong lòng biến luôn.

 

NHẬN DIỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT:
Vua khỉ là tiền thân Đức Phật.

Thủy quái là Đề Bà Đạt Đa

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(phỏng dịch theo bản văn xuôi

THE MONKEY KING

 AND THE WATER DEMON

của Ven. Kurunegoda Piyatissa & Tod Anderson)

____________________________________________________________

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2022(Xem: 6381)
Từng trạm thời gian năm tháng qua Đón Xuân ! Ai chẳng nhớ Quê nhà ? Lòng dâng Ước Nguyện. Xuân An Lạc Xuân trải Niềm Vui. khắp cỏ hoa Nhặt Lá Bồ Đề. Xuân Vạn Kỷ Khơi Nguồn Hy Vọng. Địa Cầu Ta Có ngàn cánh Én bay về Hội Ca Khúc Thanh Bình Tiếng Quốc Ca.
13/01/2022(Xem: 4165)
Cọp là loài động vật hoang dã, thường sống ở các vùng rừng núi Việt Nam và các nước khác thuộc vùng Nam Á và Đông Nam Á. Ngoài tên cọp, loài thú nầy còn có nhiều tên gọi khác như, hùm, hổ, ông ba mươi, dần ( tên được dùng trong cách tính năm âm lịch ) …. Tuy hình thể cọp nhỏ hơn một số động vật khác, như voi, trâu….Nhưng động tác của cọp lanh lẹ, hình dáng cân đối, trên thân lại bao phủ bộ lông màu vàng với những vằn đen khiến thân hình cọp càng thêm đẹp đẽ. Những đặc điểm ấy tạo cho hổ có dáng đi oai phong, bệ vệ. Cọp còn có sức mạnh uy vủ khiến các loài vật khác ở chốn rừng sâu phải khiếp sợ. Có lẽ vì lý do đó mà con người đã tặng cho hổ danh hiệu là “ Chúa sơn lâm”.
13/01/2022(Xem: 8360)
Một năm 2021 Dương Lịch sắp trôi qua và năm Tân Sửu cũng sắp hết, thế giới chịu đựng suy sụp trên mọi lãnh vực, từ kinh tế, chính trị, giáo dục, tâm sinh lý…cho đến những cảm giác tiêu cực đoanh vây, khiến nhân tâm rơi vào thế bị động và cứ đợi chờ niềm hy vọng là; chấm dứt nạn dịch nhiễm Covid-19. Đặc biệt, quê hương Việt Nam, trải qua cơn khủng hoảng nhiều tháng kéo dài, tại thành phố Sài Gòn và các vùng phụ cận, luôn xuất hiện những thảm trạng bi thương đau khổ, sanh ly tử biệt trong nhiều gia đình, bởi nhiễm dịch Covid-19 biến chủng Delta. Kèm theo sự thiếu thốn thực phẩm, vì bị phong toả nghiêm ngặt. Bên cạnh dịch nhiễm, nhiều quốc gia phải gánh chịu thêm nhiều thảm hoạ khác do thiên tai quái ác tàn phá tài sản và cảnh vật cũng như cướp đi nhiều nhân mạng.
13/01/2022(Xem: 3532)
Chỉ còn vài tuần nữa thôi thì Tết sẽ đến với cộng đồng Việt ở hải ngoại. Ngày Tết luôn là một ngày mang nhiều ý nghĩa, kỷ niệm và gợi nhớ cho mỗi chúng ta nơi quê hương thứ hai này. Đạo Phật và ngày Tết ở chung cùng đã mấy ngàn năm qua. Cho nên dù ở bất cứ nơi nào, cộng đồng Phật giáo và ngôi chùa đều thể hiện những nét đẹp truyền thống của ngày Tết. Đã hai năm qua, vì đại dịch mà mọi sinh hoạt của Phật giáo Hoa Kỳ bị hạn chế. Cầu xin năm nay được sáng sủa hơn. Giáo Hội xin tất cả chúng ta dành một phút hướng nguyện về đại dịch trong giờ lễ cử hành Giao Thừa.
12/01/2022(Xem: 2313)
Một mùa Xuân nữa lại đến rồi Ta xa Quê nhà bao Tết trôi Xuân qua Xuân đến mòn năm tháng Tuổi đời chồng chất nhớ nhung ôi!..
11/01/2022(Xem: 8473)
Cọp, Sư tử là biểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh. Tiếng “Sư tử hống” là tuyên bố dứt khoát, chỉ có giáo pháp của Đức Phật, mới chuyển hóa được vô minh, mới đủ năng lực huyền nhiệm nhiếp phục được Sư tử, Cọp và làm tốt đẹp, thức tỉnh được cuộc đời. Nên năm Dần nói chuyện Cọp quy y, để thấy giá trị thù thắng, nhiệm mầu của Phật Pháp, hầu vững niềm tin trên đường TU. Nhân đây cũng chân thành kính chúc toàn thể mạnh khỏe, uy dũng như cọp, trong sạch, lợi ích ở từng tâm niệm, lời nói, việc làm, để cùng nhau hưởng được những điều cát tường như ý, nhiếp phục muôn loài, đồng thành Phật đạo)
10/01/2022(Xem: 2700)
Cuộc đời như một giấc mơ Trăm năm nào khác bàn cờ đổi thay Trần gian sống tạm qua ngày Đông qua Xuân đến nào hay biết gì Sinh ra tay trắng có chi Đến khi nhắm mắt chẳng gì mang theo
10/01/2022(Xem: 7403)
Năm 2021 khép lại nhưng đã để lại cho thế giới vết thương chưa lành, thiên tai, dịch bệnh, xung đột, bạo động bao trùm khắp mọi nơi, biến năm này không thể nào quên trong lịch sử loài người, nhất là đại nạn mang tên covid-19 với các biến thể Delta, Omicron tiếp tục làm đảo lộn đời sống và khiến cho nền kinh tế toàn cầu chao đảo. Như mọi người đều biết trong hai năm qua, đại dịch đã hoành hành khốc liệt trên khắp hoàn vũ, nhiều nơi bị phong tỏa, mọi sinh hoạt đều ngưng trệ, nhất là hơn 5 triệu nhân mạng trên thế giới đã ra đi vĩnh viễn.
04/01/2022(Xem: 7175)
Trên đất nước ta, rừng núi nào cũng có cọp, nhưng không phải vô cớ mà đâu đâu cũng truyền tụng CỌP KHÁNH HÒA, MA BÌNH THUẬN. Tỉnh Bình Thuận có nhiều ma hay không thì không rõ, nhưng tại tỉnh Khánh Hòa, xưa kia cọp rất nhiều. Điều đó, người xưa, nay đều có ghi chép lại. Trong sách Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (1) của Thượng Thư Bộ Binh Lê Quang Định soạn xong vào năm 1806 và dâng lên vua Gia Long (1802-1820), tổng cộng 10 quyển chép tay, trong đó quyển II, III và IV có tên là Phần Dịch Lộ, chép phần đường trạm, đường chính từ Kinh đô Huế đến các dinh trấn, gồm cả đường bộ lẫn đường thủy. Đoạn đường ghi chép về ĐƯỜNG TRẠM DINH BÌNH HÒA (2) phải qua 11 trạm dịch với đoạn đường bộ đo được 71.506 tầm (gần 132 km)
04/01/2022(Xem: 6080)
Ngoài tên “thường gọi” là Cọp, là Hổ, tiếng Hán Việt là Dần, cọp còn có tên là Khái, là Kễnh, Ba Cụt (cọp ba chân), Ba Ngoe (cọp ba móng), Ông Chằng hay Ông Kẹ, Ông Dài, Ông Thầy (cọp thành tinh). Dựa vào tiếng gầm của cọp, cọp còn có tên gọi là Hầm, là Hùm, dựa vào sắc màu của da là Gấm, là Mun ... Ở Nam Bộ cò gọi cọp là Ông Cả, vì sợ cọp quấy phá, lập miếu thờ, tôn cọp lên hàng Hương Cả là chức cao nhất trong Ban Hội Tề của làng xã Nam Bộ thời xưa. Cọp cũng được con người gọi lệch đi là Ông Ba Mươi. Con số ba mươi này có nhiều cách giải thích: - Cọp sống trung bình trong khoảng ba mươi năm. - Cọp đi ba mươi bước là quên hết mọi thù oán. - Xưa, triều đình đặt giải, ai giết được cọp thì được thưởng ba mươi đồng, một món tiền thưởng khá lớn hồi đó. - Tuy nhiên, cũng có thời, ai bắt, giết cọp phải bị phạt ba mươi roi, vì cho rằng cọp là tướng nhà Trời, sao dám xúc phạm (?). Ngày nay, cọp là loài vật quý hiếm, có trong sách Đỏ, ai giết, bắt loài thú này không những bị phạt tiền mà còn ở
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]