Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bộ khỉ tam không

15/01/201620:49(Xem: 7602)
Bộ khỉ tam không
Bộ khỉ tam không
Diệu Âm Minh Tâm
blank
 
Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba con khỉ trong sân chùa. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như hiểu đầy đủ ý nghĩa sâu xa mà người xưa muốn truyền dạy lại cho thế hệ sau qua bức tượng tưởng chừng như vô tri đóThoạt đầu khi mới nhìn qua bức tượng này có lẽ ai trong chúng ta cũng tưởng như đã hiểu được ẩn ý của nó. 
Đó là: “không nói, không thấy, không nghe”. Nhiều người cho rằng bức tượng ấy muốn dạy chúng ta hãy ở yên và sống cuộc sống của mình, đừng quan tâm đến chuyện của người khác hay những gì đang xảy ra xung quanh. Nhưng nếu hiểu như vậy thì thiếu chính xác và chưa đầy đủ.
Thực ra, nguồn gốc xuất xứ của bức tượng này bắt nguồn từ Ấn Độ vài ngàn năm về trước. Lúc đầu, đó là bức tượng về một vị thần, là thần Vajrakilaya. Đây là vị thần có sáu tay, mỗi đôi tay dùng để bịt hai mắt, hai tai và miệng. Theo đó bức tượng được khắc nhằm để răn dạy mỗi người: không được nói bậy, không nhìn bậy và không nghe bậy.      
    
Tư tưởng “ba không” đó theo các nhà tu Phật giáo đi qua Trung Quốc không rõ vào thời kì nào. Sau đó vào khoảng thế kỷ thứ 9 (có tài liệu ghi năm 838), một thiền sư người Nhật trong chuyến đi làm Phật sự ở Trung Quốc đã mang theo về Nhật tư tưởng này.
blank
    
Tại Nhật Bản, vùng Nikko (cách Tokyo chừng 140 cây số về hướng Bắc) trong đền Toshogu hiện nay còn lưu giữ một bức điêu khắc cổ (tổng cộng có tám bức khác nhau) có tượng ba con khỉ tên là Kikazaru, Mizaru và Iwazaru: bịt tai, bịt mắt và bịt miệng bằng gỗ của nghệ nhân Hidari Jingoro rất nổi tiếng từ thế kỉ XVII.
    
Vì từ “zaru” gần âm với “saru” có nghĩa là con khỉ, nên người ta khắc hình ba con khỉ bịt miệng, bịt mắt, bịt tai với vẻ mặt ngộ nghĩnh để biểu đạt triết lý này. Bức tượng cũng mang đậm tư tưởng của Đức Khổng Tử trong Luận Ngữ. Khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân và những điều gì cần phải làm, Khổng Tử đã đáp: “Phi lễ vật thi, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động”. Nghĩa là không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy”.
    
Người Nhật còn có thâm ý sâu xa hơn nhiều khi họ muốn: “bịt mắt để dùng tâm mà nhìn, bịt tai để dùng tâm mà nghe, bịt miệng để dùng tâm mà nói”. Khi tâm ở trạng thái tịnh, không bị quấy rầy bởi những điều xấu thì từ tâm mới phát sinh những điều thiện.

blank
Hình ảnh “Bộ khỉ tam không” còn nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của “Tâm viên ý mã” trong phép thiền. Chúng ta phải biết kiểm soát cái tâm vọng động, chẳng khác gì con khỉ chạy lăng xăng. “Tâm viên là vượn tâm, là tâm tán loạn như vượn khỉ. Loài khỉ thường hay nhảy nhót, khọt khẹt, đứng ngồi không yên, thường chuyền hết từ cành này sang cành cây khác, lại hay phá phách, bắt chước nên người đời có câu “liếng khỉ”. 
    
Tâm người ta cũng thế, không khi nào được yên, cứ lăng xăng, lộn xộn, suy nghĩ, nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, đó là tâm viên. Tâm này sẽ đưa con nguời đến loạn động, phát sinh ra đủ thứ phiền não, cấu uế… Bởi vậy tâm chúng sinh bị vô minh che lấp nên phần nhiều hướng ác nhiều hơn thiện.”
    
Trong xã hội hiện nay bức tượng ba con khỉ càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Bởi mỗi người đều đang tự làm khổ chính mình. Khổ vì nghe chuyện thiên hạ, khổ vì nói chuyện thế gian và khổ vì nhìn lỗi người khác.
    
Bản chất của con người vốn là sự tò mò nên bất cứ câu chuyện nào, về bất cứ ai dù không liên quan thì cũng cố gắng nghe hết để có chuyện kể lại cho người khác. Trước đây, tôi cũng là một người hay để ý lỗi của người. Tôi luôn cố tìm ra khuyết điểm của người khác để chờ có dịp có thể nói lại họ để giành phần thắng cho mình. Nhưng rồi tôi thấy việc ghét bỏ và để ý người khác thật mất thời gian và tự khiến bản thân mình trở nên xấu xí. Xấu ở đây là ở cái tâm, không chịu nghĩ điều tốt đẹp cho người mà chỉ nhìn thấy những thói hư, tật xấu ở những người xung quanh.
 blank
Bởi vậy, nếu biết  tu sửa thân tâm, nhìn lỗi của người khác như lời nhắc nhở để ta không phạm phải những sai lầm đó. Lúc nào cũng phải nhắc nhở bản thân, tất cả mọi người quanh ta đều là Bồ tát chỉ có ta là kẻ phàm phu nên còn rất nhiều lỗi cần phải sửa chữa. 
Cũng như vậy, tai nghe thấy những việc phiền não cũng đừng giữ trong lòng. Nên nghĩ đó là lúc Đức Phật đang dạy ta chữ “Nhẫn”, không được sân hận trước những lời nói của người khác, lúc nào cũng giữ cho mình tâm bình lặng trước mọi việc:

“Nhẫn một chút sóng yên gió lặng
Lùi một bước biển rộng trời cao”
    
Từng bước, từng bước như vậy chúng ta sẽ dần hoàn thiện được con người của mình. Không phải nhờ năng lực siêu nhiên nào khiến bản thân mình thay đổi mà chính sự nhận thức sâu sắc từ trong tâm sẽ giúp ta quán chiếu được mọi vấn đề một cách vẹn toàn nhất. 
Hình ảnh “Bộ khỉ tam không” tưởng như đơn giản mà lại mang những giáo lý vô cùng sâu sắc. Lúc nào đó, khi đi dạo trong khuôn viên của chùa, nhìn thấy hình ảnh những chú khỉ ấy ta vừa thấy thích thú trước một hình ảnh ngộ nghĩnh vừa là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thâm thúy của các bậc thiện tri thức muốn truyền đạt lại cho thế hệ mai sau.
 
blank
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/02/2019(Xem: 7416)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 87, tháng 2 năm 2019, Mưa rơi, mưa rơi, ngập nước những con đường Lá vàng trải thảm trên sân, ướt đẫm ngày cuối đông Nắng trưa xiên qua những nhánh cây trơ xương khi mưa tạnh Nơi góc cửa sổ, con nhện nằm ủ một cuộn tơ Con tàu ký ức thuở thiếu thời xồng xộc lăn bánh quay về, kéo còi, nhả khói Những chuyến phiêu du không bao giờ có thực Cánh buồm lộng gió xa khuất sóng trùng khơi.
03/02/2019(Xem: 3957)
Tết viếng lễ chùa , ngắm vườn Vạn Thọ Nhớ năm xưa theo mẹ chỉ hoa vàng " Tiêu biểu cuộc đời , mang tính lạc quan " Giành ấm áp, kính yêu cùng tôn trọng
02/02/2019(Xem: 4143)
Đông mang rét buốt đi rồi Cuối năm nồng ấm xa xôi lại gần Cơ hàn mong chạm tay xuân Như bướm tìm mật tần ngần mà xinh
01/02/2019(Xem: 3848)
Mấy ngày ni, mặc dầu ngày Ông Công, Ông Táo (23 tháng chạp) đã được “cá chép” đưa về Trời, xem như đã qua rồi, nhưng đi đến đâu, hoặc ngồi chỗ nào và trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, báo chí và các trang mạng xã hội…đều vẫn còn bình luận, bàn tán và nhắc hoài, nhất là việc dùng bao nilon đựng “cá chép” thả xuống sông và đốt “vàng mã”.
01/02/2019(Xem: 21490)
*Thứ Hai: 30 Tết (04/02/2019): 11 giờ: Cúng Ngọ Phật; Cúng Tiến Chư Giác Linh, Chư Hương Linh Ký Tự Quảng Đức Đạo Tràng; 17giờ: Cúng thí thực; 20giờ: Lễ Sám Hối; 21giờ 30: Văn Nghệ Mừng Xuân ( Nhóm Tân Nhạc Thân Hữu Hương Quê-Phú Quý & Gia Đình Phật tử Quảng Đức); 23giờ: Lễ Trừ Tịch Đón Giao Thừa Xuân Kỷ Hợi (múa Lân, đốt pháo, tụng Kinh Di Lặc…) *Mùng 1 Tết Nguyên Đán (thứ Ba, 05/02/2019): 5 giờ sáng Lễ Thù Ân Mừng Xuân Di Lặc; 11 giờ Cúng Ngọ Phật, Lễ Vía Đức Phật Di Lặc; Cầu Nguyện Quốc Thái Dân An; Cúng Tiến Chư Hương Linh; Chư Phật tử lễ Phật xin lộc đầu năm. *Mùng 2 Tết (thứ Tư, 06/02/2019): Cả ngày chư Phật tử về Chùa lễ Phật đầu năm. 7pm: Khai kinh Dược Sư cầu an và tụng mỗi buổi tối cho đến rằm tháng giêng. *Mùng 8 Tết (tối thứ Ba, 12/02/2019): Dâng Sớ Cầu An đầu năm lúc 7 giờ tối (xin quý vị gởi danh sách cầu an về trước, cũng như quý đồng hương hữu duyên phát tâm Quy Y Tam Bảo trong những ngày đầu năm mới, cũng xin ghi danh sách gởi về Tu Viện).
01/02/2019(Xem: 3507)
Nắng đã về trên lối củ, mang hơi ấm tình người cho cuộc sống bình an, để bao con tim đang hướng về trong thời khắc chuyển giao năm mới. Xuân theo vận khí đất trời,như vòng tuần hoàn xuôi ngược lại tìm về trong khung cảnh ngày xưa mời gọi. Hạ mang cái nóng về để giúp con người xua đi tính tham, tính sân, tính si mê trong đời, mang ra khỏi trí thức bẩn tâm. Nên mùa hạ là mùa giúp ta đón nhận chính mình, để mình tìm cách làm mới lại trong từng mạch sống thời gian. Thu mang lại cho ta sức mạnh, giúp cho ta làm đẹp chính mình, chính gia đình và xã hội, để cho ta có cách nhìn mới hơn trong một chuổi thời khắc mùa thu.
31/01/2019(Xem: 3848)
Năm cùng tháng tận, hương xuân phảng phất đó đây, đang ngồi cùng nhau bên chén trà sen và khay mứt thập cẩm thơm nức, thầy Tử Cống đột nhiên hỏi Khổng Tử: - Người chết có biết gì không hay không biết gì nữa? Khổng Tử ngẫm nghĩ một hồi mới nói: - Ngày Xuân ngày Tết đến nơi mà nói chuyện chết chóc e nghe không đặng…
31/01/2019(Xem: 4637)
Phật vẫn ngàn năm nhập định Trên miền tuyết lãnh sơn cao Phật vẫn ngàn năm nhập định Giữa lòng cát bụi lao xao.
31/01/2019(Xem: 5551)
Một bữa tiệc tất niên rất lý thú và ấn tượng mà tôi vẫn nhớ mãi. Nhớ đến khó quên. Nên bây giờ nhất định phải ngồi viết lại. Viết lại ngay sau khi vừa đến trường tiểu học Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên lỳ xì cả ngàn cuốn sách cùng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhân năm mới sắp đến, khi Tết Sách đang cận kề.
31/01/2019(Xem: 4178)
Giao Thừa ẩn nguyệt tiếng hồng chung Thức tỉnh xa gần thoát mộng trung Chân giẫm thinh không vô trụ tướng Tay nương dùi dội tĩnh huyền cung Khẩu âm chơn diệu rung ba cõi Tâm mật tịnh viên ánh đại hùng Hòa quyện từ quang nguồn biển tuệ Sơn hà pháp khí tỏa muôn trùng!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]