Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cùng tạo thành mùa xuân cho nhau

21/02/201507:24(Xem: 5665)
Cùng tạo thành mùa xuân cho nhau



Hoa Mai 3a
Cùng tạo thành mùa xuân cho nhau

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật



HT Thich Thai Hoa (18)

Thưa Đại Chúng,

Hôm nay là ngày mồng hai, tháng giêng, năm Ất mùi (20 -2 -2015), tại Tịnh Quang Thiền đường Chùa Phước Duyên-Huế, trước thềm năm mới, trước thềm xuân Di Lặc, tôi thay mặt Hòa thượng Trú trì và Tăng chúng bổn tự, kính chúc toàn thể Phật tử các giới và các Học chúng tu học tại bổn tự Phước Duyên, luôn luôn sống trong niềm hỷ lạc và hào quang của chư Phật.

Và tôi xin chia sẻ Pháp thoại đầu năm đến Đại chúng với những điều sau đây:

Từ một cây mai

Trước Tàng Kinh Các, chùa Phước Duyên – Huế, có hai cây mai, năm này nở rất đẹp, lá lộc rất non và xanh tươi mơn mởn. Mỗi ngày tôi dành mười phút để ngắm nhìn những cây hoa mai ấy và đã học hỏi từ nó rất nhiều.

 

Trời vào hạ, lá của mai sạm nắng, nên màu xanh rất đậm, đến trời vào thu, màu xanh sạm nắng của mai ngã sang màu vàng nhạt và trời vào đông, mưa rét lạnh, lá của mai vàng hẳn, thỉnh thoảng đùa với gió đông và từ từ tự rơi xuống nằm yên với đất và cuối đông thì mai chỉ còn lại thân cây đứng khẳng khiu, trơ trụi. Nhưng khi tiết vào xuân, cây hoa mai ươm nụ nở hoa và ra lộc non xanh mơn mởn. Tiết vào đông nhìn cây hoa mai cô quạnh, khẳng khiu bao nhiêu, thì khi tiết xuân đến, cây hoa mai cho ta thấy sức sống tràn đầy, nụ ươm và nở hoa vàng rực rỡ, rồi suốt cả mùa xuân, cây hoa mai cho ta lộc non, xanh tươi mơn mởn trông thật đẹp mắt bấy nhiêu.

 

Nhìn cây hoa mai qua bốn mùa, cây hoa mai cho tôi bài học “thủ tiết” và tôi đã học hạnh “thủ tiết” từ cây mai. Nhìn cây hoa mai qua bốn mùa, cây hoa mai cho tôi bài học “ứng xử” và tôi học hạnh “ứng xử” từ cây hoa mai. Hạnh của cây hoa mai là hạnh “tùy duyên mà thủ tiết; thủ tiết mà tùy duyên”. Hoa mai vận hành theo bốn mùa mà vẫn giữ được cái tinh tiết của mình đúng chỗ, và thể hiện cái tinh tiết đó đúng lúc. Đó là “cốt cách và ứng xử của mai”.

 

hoa_mai_11

Cốt cách và ứng xử ấy, tôi đã học từ nơi hai cây hoa mai trước Tàng Kinh Các của chùa Phước Duyên – Huế mỗi ngày. Tôi xem hai cây hoa mai ấy là hai vị Bồ tát của tôi đã dạy cho tôi mỗi ngày, bằng ngôn ngữ tịch lặng và sống động của “thủ tiết và ứng xử”, chứ không phải bằng ngôn ngữ quy ước hay công thức cứng đờ.

 

Khi cây mai nở hoa đẹp, lá xanh non mơn mởn, môi trường của mai thanh cao, tôi đã thấy ít ra là sáu chủng loại xuất hiện và thân thiện với mai. Chú tắt kè; chú sâu; chú bướm; chú ong; chú chim sẽ; chú mèo. Chú tắt kè nằm hong nắng xuân trên cành lá của cây mai ngẩng đầu lên cao về phía mặt trời; chú sâu nằm thu mình nơi nhụy của hoa mai; chú bướm bay tung tăng chạm vào phấn của hoa mai với đôi cánh vỗ thật nhẹ nhàng; chú ong bay vào, bay ra, bay đi, bay lại rộn ràng hút nhụy của hoa mai; chú chim sẽ bay qua, bay lại, nhảy nhót reo hót và bắt những chú sâu trong nhụy mai để ăn một cách thích thú; chú mèo ngồi dưới gốc mai nhìn lên những chú chim sẽ trên cành mai để chờ có cơ hội là nhảy đến vồ chụp. Nhiều chủng loại chăm chú rộn ràng với mai như vậy, nhưng mai thì bất động. Tôi học bài học “bất động” từ mai, trước những biến động của muôn loài. Nhờ bất động trước những xôn xao ấy, nên mai đã tạo ra được một cốt cách cho chính mình và dáng vẻ, hương vị mùa xuân cho muôn loài. Muôn loài thì hăm hở dáng vẻ và hương vị của mai, nhưng mai thì bất động trước những biến động rộn ràng ấy, đó là cốt cách của mai; đó là nét thanh cao của mai. Cốt cách và thanh cao ấy, mai phải kham nhẫn và tinh tấn luyện tập mỗi ngày qua mùa hạ; mỗi ngày qua mùa thu; và trong từng ngày lạnh buốt khắc nghiệt qua mùa đông, để khi xuân đến, thì mai là xuân, của xuân, cho xuân và để cho muôn loài tùy duyên vui hưởng. Tôi đã học bài học kham nhẫn và tinh tấn từ mai. Và qua mai, tôi cũng đã nhận ra, tại sao đức Phật ca ngợi hạnh kham nhẫn là đạo lý bậc nhất? Nhờ hạnh kham nhẫn mà mình có thể thực hiện được những gì mình có thể ước nguyện và nhờ hạnh tinh tấn mà mình có khả năng biến những ước nguyện của mình trở thành hiện thực. Nên, với hạnh kham nhẫn và tinh tấn, ta có thể tạo ra hương vị xuân cho chính ta và cho cả muôn loài. Vì vậy, tôi đã thấy hạnh của Bồ tát từ nơi hai cây hoa mai, trước Tàng Kinh Các của chùa Phước Duyên – Huế mỗi ngày, và mỗi ngày đi qua trong mùa hạ, mùa thu, mùa đông, mùa xuân tôi đều chắp tay, cúi đầu trước hạnh của hoa mai.

 

Nhìn lại tâm ta

Trong kinh A-hàm, đức Phật dạy: “Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác”. Nghĩa là mọi chuyện khổ đau hay hạnh phúc; hy vọng hay thất vọng; yêu đời hay chán nản; địa ngục hay thiên đàng; phàm phu hay hiền thánh, Phật hay chúng sanh; Tịnh độ hay Ta bà đều do tâm ta tác động mà tạo thành. Tâm gắn liền với trí tuệ, với từ bi hỷ xả, với độ lượng bao dung, thì tâm sẽ tạo ra hạnh phúc, an lạc, thiên đàng, tịnh độ cho ta. Tâm gắn liền với vô minh, tham dục, sân hận, si mê, ích kỷ, kiêu mạn, thì tâm sẽ tạo ra khổ đau, thất vọng, chán nản, oán thù, địa ngục cho ta. Nơi tâm ta, chứa đựng đầy đủ hai năng lực tiêu cực và tích cực đối với cuộc sống. Nếu ta sống với khuynh hướng nào, tâm ta sẽ có khả năng tạo ra cho ta cảnh giới đúng với khuynh hướng ấy của tâm ta. Và tâm ta như thế nào, thì khi đối diện với cảnh vật hay môi trường chung quanh, ta sẽ cảm nhận đúng như những gì mà cái biết ở trong tâm ta lượng định. Vì vậy, trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, đức Phật dạy “Tùy chúng sanh tâm ứng sở tri lượng”. Nghĩa là “mọi sự hiểu biết hay cảm nhận đều tùy theo tâm lượng định của chúng sanh”. Tâm ta ngang đâu thì ta hiểu biết và cảm nhận sự sống ngang đó, chứ chân lý của sự sống không phải ngang tầm với tâm ta hiểu biết và cảm nhận. Cho nên, các chủng loại khi đối diện với hoa mai, thì tùy theo tâm thức hiểu biết của từng chủng loại mà ứng xử và cảm nhận, chứ cốt cách của mai đâu có phải do những cảm nhận ấy của các chủng loại mà nó trở thành ra những cái ấy.

 

Xuân là khôi nguyên của sự sống; là tinh hoa của tâm; là rực sáng của tự tánh, nên: “Dễ ai trong cõi tang bồng ấy, ôm được Chúa xuân thỏa một lần”.

Ta đa đoan, vì tâm ta hỗn độn trăm mối; đời sống ta đa đoan, vì tâm ta tính toán lợi hại hơn thua đủ điều; ta bao phen chìm nổi, vì tâm ta bận rộn thị phi của mọi người và muôn vật; ta thất vọng, khổ đau, vì tâm ta tham dục quá nhiều. Nên, xuân đến với ta cũng chỉ là những hỗn độn trăm mối; cũng chỉ là những lợi hại hơn thua đủ điều; cũng chỉ là những thị phi lắm chuyện trên đời. Nhưng đó chỉ là xuân của tâm ta, chứ đâu phải là xuân của xuân và xuân của những tâm hồn tinh khôi, rực sáng và tĩnh lặng và đâu có phải là xuân của khôi nguyên.

Nên, mỗi khi xuân đến, ta có cơ hội nhìn lại tâm ta để trở về sống với bản tánh tinh khôi, rực sáng nơi tâm, để ta hiện hữu với Chúa xuân và Chúa xuân cùng với ta hiện hữu.

 

Con đường trở về

Có một du khách hỏi vị Thiền sư: “Thế nào là xuân?”. Sư trả lời: “Đừng mò trăng dưới nước”. Khách nói: “Không hiểu”. Sư nói: “Tâm đã sạch mặc áo gì cũng đẹp; lòng vô ưu còn hỏi chuyện chi xuân!”. Khách cười. Sư mời khách: “uống trà đi!”.

Buông bỏ mọi tạp niệm, ngay cả những ý niệm về xuân để trở về với tâm, ta sẽ gặp tâm xuân của ta. Tâm xuân là Chúa xuân của đời ta và muôn vật. Bấy giờ ta sẽ thấy Chúa xuân tức khắc sáng rực, hiện ra nơi tâm ta, cho ta một mùa xuân hồn nhiên, đầy tin yêu và sức sống, đủ can đảm nhìn vào những biến thiên với muôn hình vạn trạng của con người và xã hội để mỉm cười một cách an nhiên.

 

Nếu ta không buông bỏ tạp niệm về xuân, thì ta chỉ là những lữ khách chạy rong theo hình bóng của xuân, chẳng khác nào những kẻ đa tình lăn xăn đi tìm trăng, nhảy xuống đầm sâu để mò trăng đáy nước!

 

Ta buông bỏ mọi tạp niệm về xuân, thì tức khắc tâm xuân cùng với ta hiện hữu. Ta đem tâm xuân ấy mà cúng dường đức Phật, Thầy Tổ; Ta đem tâm xuân ấy mà thắp hương tưởng niệm, nghĩ đến Tổ tiên ông bà, cha mẹ, người thân đã qua đời, dù đang ở thế giới nào cũng sống với tâm xuân và có tâm xuân để sống; đồng thời cầu nguyện cho những người thân yêu của mình dù đang còn sống bất cử ở phương trời nào, cũng có thể quay về được với tâm xuân, để có những phút giây sống thật đẹp và thật yên bình ngay nơi nhân thế. Và ta cũng đem tâm xuân đó, cầu nguyện cho mọi người, khắp trong mọi giới, ai ai cũng đều biết quay về với tâm xuân, noi theo đường tu tập, bỏ ác làm lành, để cùng nhau tạo hưởng được một mùa xuân đích thực.

 

                                                                              Thích Thái Hòa

                                      

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2015(Xem: 9225)
Mỗi năm khi mùa xuân đến mọi người rộn rã đón xuân. Không khí xuân dường như phảng phất đâu đây khiến lòng mình cũng lân lân, thơ thới. Nhà nhà bận bịu lo dọn dẹp, trang hoàng. Người người xúng xính áo quần đi lễ Phật đầu năm cầu chúc nhau mọi điều như ý, vạn sự bình an suốt năm.
07/02/2015(Xem: 6511)
Xuân đến xuân lưu nỗi vui mừng Mọi nhà hạnh phúc mãi trào dưng Đời luôn tươi đẹp năng tu tập Hoa xuân rạng rỡ mãi không ngừng
07/02/2015(Xem: 7039)
Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu đó trong các bài bình luận văn học, cành mai kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến sĩ với thẩm quyền chuyên môn về kiến thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền. Và, giá trị mỹ học tuyệt vời của nó, dẫu đã một ngàn năm qua đi, vẫn còn mới mẻ, tinh khôi như giọt sương, như ánh nắng long lanh giữa ngàn cây, nội cỏ...
07/02/2015(Xem: 6281)
Sau những cơn mưa và giá rét của mùa đông đánh dấu sự chấm dứt trạng thái già cỗi của một chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ v à khai sinh một lộ trình mới, tươi, trẻ và đầy sức sống của mùa xuân. Ở đó, vạn vật thay đổi toàn diện từ trong ra ngoài. Những cành khô trụi lá được thay thế bằng lộc non xanh tươi. Màu u ám của bầu trời nhường chỗ cho ánh dương quang rực rỡ. Lòng người cũng vui theo với cuộc đời đổi thay sắc diện. Hy vọng và ước nguyện được gửi trao vào cõi thời không như dường mới mở ra một vận đồ kỳ diệu, mà thời điểm thiêng liêng nhất là phút giây gặp gỡ mầu nhiệm của đất và trời, của thời và không, của tâm và cảnh ở thời khắc giao thừa.
06/02/2015(Xem: 6257)
Xuân Di Lặc Ất Mùi đang về đến Khắp muôn nơi nô nức đón xuân sang Viện Quảng Đức chuẩn bị khá rộn ràng Từ tất niên cho đến vào xuân mới
06/02/2015(Xem: 6829)
Thế là đã hơn 16 năm rồi tôi chưa về quê hương ăn Tết. Xuân và hoa vẫn tưng bừng ở đó mà người ra đi đã mất chỗ ở quê hương! Tôi chưa hưởng lại không khí rộn ràng, đầm ấm của những ngày Tết ở quê nhà; mỗi lần nhớ đến lòng tôi xôn xao vừa ngậm ngùi, chạnh nghĩ về quê xưa mà lòng se sắt nhớ!
06/02/2015(Xem: 6446)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên. Ngôn ngữ con người biến đổi theo thời gian (âm cổ và âm hiện đại) và không gian (phương ngữ, thổ ngữ, ngữ hệ), thành ra phần này sẽ bàn về các dữ kiện minh xác kết quả trên. Đây cũng là mục đích chính của loạt bài "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp", phần này tiếp theo bài "Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp – Mùi/Vị - *mjei – Dê (phần 15)". Các bài viết sau nhưng cùng một chủ đề sẽ đánh số với mẫu tự A, B, C… Hi vọng loạt bài này gợi ý và tạo thêm động lực cho người đọc tìm hiểu thêm về tiếng Việt và những liên hệ ngôn ngữ thật thú vị. Các chữ viết tắt trong bài này là LM (Linh Mục), BK (Bắc Kinh),
05/02/2015(Xem: 8258)
Như thường khi, vào những dịp cuối năm với bề bộn lo toan ngày tết mới, tất cả ai ai cũng đều chăm chú vào từng tờ lịch phía dưới của ngày âm lịch mà thường khi ngươi ta ít khi chú ý đến ngoại trừ phải tính các ngày giỗ, thôi nôi hay tang chế.v…v…
05/02/2015(Xem: 6984)
Tết. Một chữ thôi mà sao cũng đủ làm cái cớ lớn để tôi bâng khuâng quá chừng. Tôi đã sống qua chừng đó năm tháng rồi sao? Vậy là tôi sẽ không còn đủ thời gian để tận mắt chứng kiến bao điều sẽ xảy ra trên hành tinh này với những buồn vui khó nói trước...
05/02/2015(Xem: 6815)
Dê sống hoang giã 50.000 năm trước tại: Á Châu, Âu Châu và Phi Châu trên đồi núi nên gọi là wild goat/ Wildziegen. Dê có thân hình dài từ 1,2 đến 1,6m, đuôi dài 15-20 cm, cao từ 0,7 m đến 1m, trọng lượng tùy theo dê đực hay dê cái nặng từ 25 kilô đến 100 kilô. Khoảng 8000 -10.000 trước CN thì loài người bắt dê về thuần hóa thành gia súc như: gà, chó, heo, ngựa, trâu, bò.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]