Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hình như

28/01/201508:19(Xem: 6755)
Hình như

hoa mai-5Mấy ngày Tết vào Internet xem lai rai mấy bài viết về Việt Nam như một cách đón xuân. Giờ gì cũng xa xôi, những người quen xưa, những kỷ niệm cũ, một phương trời cố quận,... giờ đều là nghìn trùng. Thôi thì thấy nhau trên internet cũng là một kiểu tái ngộ, tương phùng.

Chẳng cần hò hẹn, mấy địa chỉ được nhớ tới đầu tiên bỗng là những Làng Mai, Trúc Lâm, Chuyển Pháp Luân. Mọi khi có thể nhiều hơn, nhưng bây giờ là những ngày Tết, tìm đọc chút gì có hơi hướng cây đa cũ với bến đò xưa hình như phải lúc hơn. Vì mẹ ơi, xuân này con vẫn chưa về được!

Rải rác khắp các trang báo online là những bài viết về lễ hội chùa Hương sắp tới, về ngôi chùa bằng đồng mới khánh thành trên núi Yên Tử, về Phật Học Viện ở Sóc Sơn, về chuyến thăm quê lần hai của Hòa thượng Làng Mai, về mấy ngôi chùa mới của dòng thiền Trúc Lâm Việt Nam. Bây giờ với công nghệ vi tính ngày một tân tiến, hình ảnh âm thanh trên mấy trang báo Phật giáo online cũng ngày một rõ ràng, đẹp mắt, sướng tai hơn. 

 

Tôi ghé thăm từng trang rồi tần ngần như một tục khách trưa hè dừng chân bên mái tam quan một ngôi cổ tự. Chùa lớn lại đẹp, sân rộng mái cao, u tịch cao nhã. Một chút chuông gió, một làn khói nhang mơ màng đâu đó. Trong vùng tâm tưởng mơ hồ, khách bất ngờ nhắm mắt ngủ quên một giấc ngắn trong yên bình, rồi thì mộng và thực tan vào nhau thành một nhúm khói thật nhẹ...

Từ rất lâu ngày, tên gọi Phật giáo trong tôi là những lời Phật dạy còn ghi chép được trong kinh điển và được một số người đem vào đời thực bằng những hành trì trên bản thân. Bỏ đi những gì hại mình hại người, bỏ dần những thành kiến cố chấp, mở lòng ra để thương và hiểu cuộc đời ngày một rộng hơn, xa dần những biên giới không cần có. 
Nhưng rồi tôi đã thấy gì trong cái gọi là Phật giáo hôm nay. Những chuyện riêng tư trong sinh hoạt thường nhật của các vị đại sư Tàu hay Việt lần lượt được đánh bóng để dựng nên cái gọi là cõi Thiền Trung Quốc hay Việt Nam. 

 

Tất thảy những rượu thịt của Tế Công đến chuyện chém mèo, đốt tượng, đánh người, gào thét của các ngài Nam Tuyền, Đan Hà, Lâm Tế lần lượt được tận dụng để tạo nên một dáng riêng cho Phật giáo một phương. Lúc nào rỗi rảnh bình tâm, một người học Phật ngồi yên ngó lại xem hậu nhân biên địa đã đẩy Phật giáo cội nguồn về tận cõi nào. Kiểu Phật giáo đó cơ hồ chỉ là khách lạ của thứ kinh bối diệp mà lúc cần, người ta mới nhận đó là suối nguồn căn bản của Phật pháp uyên nguyên.


Ai cũng có quyền yêu nước thương nòi, ai cũng nên trân trọng bối cảnh văn hóa mà mình từ đó sinh trưởng, nhưng cứ tùy thích mà mang cái tâm tình đó mà gán ghép lên bất cứ cái gì khác thì hình như không nên. Khoa học được gọi là khoa học vì ở đó không có sự tùy tiện. Anh có là ai trên hành tinh này cũng phải ứng dụng đúng cách những nguyên tắc căn bản của computer nếu muốn sử dụng nó. 

 

Trong cõi chuyên môn đó hình như không có chỗ cho những tâm tình riêng tư. Chúng ta có thể tạo riêng một trang web đầy ắp những Đường Thi Từ Tống với hình ảnh các bức thư pháp hay tre trúc, cây cảnh theo phong cách Tàu, Nhật, Việt, Hàn nhưng con đường thực hiện trang web đó phải giống với thiên hạ. Ta có bao nhiêu cái riêng cũng mặc, nhưng phải có tối thiểu một cái chung căn bản với thiên hạ để không bị lạc lõng giữa đời.

Qua sách vở, tôi chỉ biết một hai vị đại sư người Hoa thời hiện đại như ngài Quảng Khâm, ngài Ấn Thuận nhưng tôi đặc biệt đọc nhiều về các ngài có lẽ cũng vì một lý do là các ngài không cố ý tạo riêng một dòng tư kiến nào hết. Đó cũng là trường hợp một số danh nhân Phật giáo khác như bà Dipama của Ấn Độ, ngài Ajhan Chah hay bà Achahn Naeb của Thái Lan, ông Ubakhin của Miến Điện,... nếu không xem trước phần tiểu sử, thì khi đọc họ ta không thể biết họ là người xứ nào, lớn lên trong bối cảnh văn hóa ra sao. 

 

Điều họ nói hay viết chỉ nhắm chung mọi người để ai đọc hay nghe cũng được, cố tránh cái riêng tư để không tự đưa mình vào một góc tù tắc tị xa lạ với thiên hạ muôn phương. Nói về bụi trúc, hòn đá, thác nước, thảm cỏ thì cứ theo thiên nhiên mà nói. Đem tâm tình riêng tư mà ghép vào thì rõ ràng lợi bất cập hại. Tôi yêu vườn cảnh thì tôi tìm học ở anh về những thứ làm nên vườn cảnh, tôi không muốn anh khoe mẽ về khu vườn cảnh của anh. Có cần chứng minh gì đó để minh họa thì một chút thôi, làm ơn đừng bắt một người Nhật Bản phải nghĩ về vườn cảnh theo cách một người Thụy Điển.

Một người Tây phương hôm nay muốn tìm hiểu về Phật giáo, nếu không cảnh giác sẽ lọt tỏm vào một Phật giáo Tàu ngon ơ. Lúc định thần ngó lại anh ta sẽ ngỡ ngàng với cái gọi là Phật giáo theo những gì mình vẫn đọc thấy trong sách vở trước đó. 

 

Có thể có người sẽ giải thích với anh rằng đó là thứ Phật giáo sinh động, không phải khô cứng vô hồn như những trang bối diệp mà anh đã đọc. Lời trấn an đó dĩ nhiên có thể giúp anh yên lòng, nhưng mai này có dịp tìm sang Nhật Bản, Hàn Quốc rồi về Việt Nam,... ở đâu người ta cũng nói hệt vậy. Thế là trong anh có ít nhất non chục kiểu Phật giáo khác nhau. Không có một cội nguồn chung, thiên hạ xa nhau từ căn cội. Rồi thì phân hóa, chia cách, tương tranh.

Những cái RIÊNG có thể góp phần phong phú ly kỳ nhưng thiếu cái CHUNG thì tự dưng trở thành những mảnh vụn rời rạc khó xài. Người Việt từ mấy ngàn năm Bắc thuộc đã biết đến Phật giáo qua nhiều cái RIÊNG của Trung Hoa, và gần như không còn nhiều thời gian để tìm hiểu về cái CHUNG nên có giữa những người tu Phật. Thế rồi lịch sử đất nước lại phải trải qua những biến động kinh thiên, để nay người Việt lại có thêm nhiều cái RIÊNG của thời đại qua những tiêu ngữ khác...!

Người ngoài thò tay vào thực hiện chuyện đó đã đành, mà đến cả những người trong nhà cũng vì mục đích riêng tư nào đó mà thay nhau tô đậm những góc riêng để khai thác điều họ muốn. Giờ ta còn trẻ, còn khỏe, thấy sao cũng được, càng náo nhiệt càng vui. Nhưng đời người ngắn ngủi, ai lại chẳng có lúc cao niên đằm thắm, muốn tìm về một cõi tịnh để di dưỡng tâm linh trước khi về đất. 

 

Lúc đó người ta sẽ phải giật mình cho những cuộc chơi quá đà thời trẻ. Giờ thì Chúa hay Phật trong lòng mình chỉ là những bóng hình lòe loẹt, sặc sỡ, không biết phải dựa vào đâu để tựa nương. Hai ngôi chùa cách nhau vài phút lái xe đã có hai lối hướng dẫn tu học trái nghịch, Tăng ni gặp gỡ trên đường học đạo thì mỗi người một cách nói chẳng giống nhau về Phật. Đó chính là cái giá phải trả cho sự tình quá nhiều cái RIÊNG mà thiếu một cái CHUNG.

Tính đến nay đã có không ít bậc long tượng chốn Già-lam của Việt Nam vốn người uyên bác chân tu đáng mặt sơ tổ khai sơn các dòng truyền pháp, nhưng thành công như ý có lẽ không quá một bàn tay. Lý do có thể nằm ở chỗ ai nhớ được cái CHUNG càng nhiều thì thiên hạ tìm đến càng đông. Chỉ vì họ thấy được mình ở đó. Họ đến như là về nhà, hay tối thiểu cũng như viếng thăm thân tộc. Thế là thấy gần, thấy thương. Của riêng còn một chút này! Bỗng nhớ cụ thi hào họ Nguyễn nhà mình quá đỗi!

Toại Khanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2020(Xem: 4277)
Ba ngày Tết trôi qua, Lòng như ...vẫn nở hoa Xuân nghe còn rộn rã , Thì ra chưa quá già !!!
30/01/2020(Xem: 4016)
Sáng nay trắng xóa một màu Ước gì bông tuyết ngọt ngào bay đi Xa xăm xứ Úc hướng về Thành mưa rơi xuống lửa thì tắt ngay Koala gấu nhỏ thương thay Kangaroo nữa, hỏa tai chẳng chừa
29/01/2020(Xem: 4661)
Lễ khánh tuế chư tôn giáo phẩm - Họp mặt Tăng Ni sinh Bắc Quảng Nam chiều mồng 4 Tết tại Tổ Đình Chúc Thánh, Hội An. Trong không khí hương Xuân vẫn còn đang quyện tỏa khắp nơi. Chiều hôm nay, mồng 4 Tết Canh Tý ( Thứ Ba, 28/01/2020), Tổ Đình Chúc Thánh đã diễn ra lễ khánh tuế chư tôn giáo phẩm và họp mặt của Tăng Ni sinh Bắc Quảng Nam đang theo học các trường Đại học, Cao – Trung Phật học cũng như thế học trên toàn quốc. Được biết, mỗi năm như thông lệ là cơ hội cho các Tăng Ni sinh trẻ ở Bắc Quảng Nam có dịp về lễ Tổ, gặp mặt cũng như chúc thọ đến chư vị Tôn túc tại thành phố Hội An. Quang lâm chứng minh tham dự có Hòa thượng Thích Hạnh Niệm, viện chủ chùa Pháp Bảo; Hòa thượng Thích Như Phẩm, viện chủ Tổ Đình Long Tuyền; HT Thích Hạnh Nhẫn, viện chủ chùa Minh Giác; HT Thích Đồng Mẫn, viện chủ Tổ Đình Chúc Thánh; Ni trưởng Thích Nữ Hạnh Chơn, trú trì chùa Bảo Thắng; Ni trưởng Thích Nữ Giải Thiện, trú trì chùa Bảo Châu. Và sự hiện diện của hơn 100 Tăng Ni sinh Bắc Quảng Nam đang th
27/01/2020(Xem: 3253)
Năm Mới Xuân Về Năm mới Xuân về rộn khắp nơi Mừng Xuân tươi thắm cả tiếng cười Hạnh phúc bên nhau ngày Xuân mới Cùng nhau hướng tới đẹp lòng tươi Năm mới Xuân về dựng đắp xây Quê hương tràn ngập phố đông đầy Xa quê vẫn nhớ về quê cũ Thấm thiết tình quê chúc xum vầy. Dallas Texas, Sáng mùng 2 Tết Canh Tý 2020. Tánh Thiện
27/01/2020(Xem: 3902)
Thơ xuân 2020 Xuân và nắng hồng Áo xuân dệt giữa đất trời Mênh mông tâm hạnh tuyệt vời ngữ ngôn; Chim reo đùa với nắng vờn Tùng mai cổ thụ linh hồn đại tiên;
27/01/2020(Xem: 3991)
Trong biến dịch, Canh biến thành cô. Tý cũng đọc là tử, người con trai, con gái sống trong một gia đình. Nếu ta không mềm dẽo đối với đối phương, thì ta bị cô lập, ví như một người con trai hay một người con gái bị đóng khung ở trong một mái nhà không có khả năng tiếp xúc, quan hệ với hàng xóm để nâng cao tầm hiểu biết và phát triển lợi nhuận. Và năm nay Canh thuộc về Dương mà Tý cũng thuộc về Dương. Mọi việc xảy ra từ chuyện bản thân, gia đình và xã hội rất bất ngờ, vượt khỏi sự tiên liệu và tầm kiểm soát của chúng ta. Vì vậy, năm nay muốn làm việc gì thì không có nóng vội, vì nóng vội sẽ hư việc. 2-Những điều cần thực tập
27/01/2020(Xem: 3731)
Xuân chánh niệm Tường vân Xuân sang nhộn nhịp chuyện muôn đời Chánh niệm với Xuân mới thảnh thơi Trọn vẹn ngày Xuân luôn tỉnh thức Tâm Xuân sẵn có mãi không rời Xuân lòng che phủ bởi gian truân Học pháp nghe kinh phải thấm nhuần Ứng dụng vào đời mới lợi lạc Nhận ra mỗi lúc đều là Xuân
27/01/2020(Xem: 4458)
Sáng ngày 26-1-2020 (mùng 2 Tết Canh Tý), Tăng Ni và Phật tử thị xã Ninh Hòa đã vân tập về chùa Thiên Bửu Hạ (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) để đảnh lễ chúc mừng khánh tuế Hòa thượng Thích Ngộ Tánh, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa. Dâng lời tác bạch mừng khánh tuế Hòa thượng Trưởng BTS, Thượng tọa TT Thích Thiện Hoan, Trưởng ban Nghi lễ thay mặt chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử cảm kích trước tấm lòng từ bi mà Hòa thượng đã dành cho Tăng Ni, Phật tử thị xã Ninh Hòa. Từ những thành tựu Phật sự mà Phật giáo thị xã đạt được luôn có sự quan tâm, chỉ đạo, chứng minh của Hòa thượng. Hôm nay hội đủ duyên lành, Tăng Ni và Phật tử về đây khánh tuế Đức Hòa thượng, đây cũng là cơ duyên để chúng con được tôn vinh, học hỏi những điều như pháp hành sự của các bậc “cao tăng thạc đức”, nguyện học theo gương sáng của Hòa thượng để đạo pháp xương minh, truyền trì mạng mạch Tăng già, kiên định trên con đường giải thoát của Từ bi – Trí tuệ, mang lại lợi lạc cho chúng
26/01/2020(Xem: 4994)
Phần này bàn thêm về khả năng tên gọi 12 con giáp, cụ thể là Tí hay Tử 子㜽𢀈𢀉𡐫𣕓, có thể đến từ tiếng Việt cổ hay phi-Hán. Điều này cho thấy một sự ngộ nhận qua bao ngàn năm và từ Tây sang Đông, là tên 12 con giáp có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán). Có lẽ nên nhắc lại loạt bài viết về 12 con giáp đã đăng lên các trang mạng toàn cầu (và các hội thảo quốc tế): - các bài số 1, 2, 3 giới thiệu tổng quát về nguồn gốc VN của tên 12 con giáp - các bài số 4, 4A, 4B viết về chi Mão Mẹo mèo - bài số 5 viết về chi Hợi gỏi *kui cúi (heo/lợn) - bài số 6 viết về chi Thân *khôn khọn (khỉ) - bài số 7 viết về chi Tỵ rắn - bài số 8 viết về chi Thìn/Thần long-rồng - bài số 9 viết về chi Dần *kính kễnh - các bài số 10, 10A viết về Tí/Tý chút *chuốt chuột - các bài 11, 11A viết về chi Sửu *tlu/klu tru trâu2 - bài số 12 viết về chi Tuất *chuak *sio chó - bài số 13 viết về chi Ngọ *ngự ngựa - bài số 14 viết về chi Dậu *rơga gà - các bài số 15, 15A viết về chi Mùi Vị
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]