Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngựa hóa Rồng

12/02/201411:34(Xem: 10139)
Ngựa hóa Rồng
con_ngua_3Long Mã hay còn gọi là “ngựa hóa rồng” hay “rồng ngựa” là một biểu tượng của kiến trúc triều Nguyễn. Đầu năm mới, đặc biệt là năm Giáp Ngọ- khi nhìn thấy Long Mã, bạn sẽ gặp rất nhiều may mắn. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng hình ảnh Long Mã đầu năm…

Long Mã là hóa thân của kỳ lân, là sự kết hợp đặc biệt giữa rồng, lân và ngựa. Đó là 1 linh vật có sừng và bờm của rồng, mình của con hươu xạ, đuôi bò, trán sói, thân có vảy của kỳ lân, chân và móng của ngựa. Từ ngựa chuyển hóa thành Long Mã là một bước chuyển trong quá trình nhận thức thẩm mỹ gắn với các quan niệm triết lý.

Theo truyền thuyết, Long Mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà, dưới thời Phục Hi, mình xanh, vằn đỏ, trên lưng có mang bức Hà đồ, hay Mã đồ – là sách trời ban cho vua để trị nước. Hà đồ là cơ sở hình thành lý thuyết về Bát quái sau này. Ngoài ra, Long Mã còn là linh vật của Phật giáo, bởi nó thường cõng trên lưng Luật Tạng, 1 trong 3 phần cốt tủy của kinh sách nhà Phật (Tam Tạng Kinh).

Theo TS.Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, ở trong nghệ thuật Huế, hình ảnh con Long Mã xuất hiện nhiều nhất là trên các bức bình phong. Bình phong là một “sản phẩm đặc trưng” của xứ Huế. Bình phong Long Mã nổi tiếng nhất ở Huế chính là bức bình phong xây dựng năm Thành Thái bát niên (1896) ở trường Quốc Học Huế.

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Hình Long Mã trên bức bình phong nổi tiếng trường Quốc Học Huế

“Du khách đến Huế, khi dạo bước trong hoàng thành, lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, hay rong ruổi trên đường làng, ngõ xóm nơi thôn dã, đều có cơ hội “gặp” Long Mã, bởi lẽ Long Mã đã được “mặc định” là một phần không thể thiếu trong kiến trúc Huế và trang trí Huế” – TS Hải cho hay.

Cũng từ Festival Huế 2004 trở đi, hình ảnh con Long Mã chính thức trở thành biểu tượng trên lô gô Festival Huế. Long Mã trên bình phong Quốc Học là nguyên mẫu của hình ảnh Long Mã trên lô gô của Festival Huế.

Dưới đây là những hình ảnh phần đầu của Long Mã trên bình phong xứ Huế và nhiều kiến trúc đền đài lăng tẩm.

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Long Mã trang trí trên cổng vào lăng mộ vua Tự Đức

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Hình tượng Long Mã trang trí trên bình phong Lệ Thiên Anh hoàng hậu

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Tượng Long Mã trước đình làng phường Phú Cát với hình dáng chân ngựa, đầu và đuôi rồng

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Con Long Mã lưng mang Hà Đồ trang trí ở lăng vua Đồng Khánh

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Long Mã trang trí trên cổng chính vào cung Trường Sanh (phía 2 bên cổng)

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

2 Long Mã trang trí phía trái, phải trên bức bình phong ở Cơ Mật Viện – hiện là trụ sở Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Hình tượng Long Mã khảm sành trang trí trên bờ nóc lầu Tứ Phương Vô Sự

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Long Mã khá giống con lân ở bờ nóc điện Long An

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Hình tượng Long Mã có nhiều ở Huế

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Long Mã giát vàng

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Long Mã ở giữa bức bình phong nhà bia của Lễ Bộ thượng thư Nguyễn Tri Kiểm – Huế

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Con Long Mã ở bình phong Quốc Học có từ năm 1896, hiện được chọn làm logo của Festival Huế (hình dưới)

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Con Long Mã đắp mảnh sành trên tường đình làng Lại Thế rất đẹp

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Trên bình phong đình làng cổ quốc gia Kim Long

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Biểu tượng Long Mã sặc sỡ trang trí trên bình phong phủ thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo


Đại Dương


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/01/2014(Xem: 8179)
Đàn ngựa dũng mãnh chạy đua cùng thời gian, hàng dừa, ruộng lúa và hàng nghìn loại hoa đã tụ hội về đường hoa Nguyễn Huệ để sẵn sàng đón du khách thưởng lãm vào 19h ngày 28 tháng Chạp.
28/01/2014(Xem: 6384)
Trên những đoạn đường đi qua, biết bao thăng trầm nghiệt ngã, vì đua chen danh-lợi, chức quyền, vì đảo điên hơn thua địa vị, cuộc sống con người trở nên nặng nề mệt mỏi. Không ai trong chúng ta không mong ước có được những phút giây bình lặng, những tháng ngày yên ả, để lắng nghe làn gió thoảng của đất trời, tiếng nước chảy rì rào từ nguồn suối mát tâm linh thực sự.
28/01/2014(Xem: 6920)
Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầu hết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc. Như vậy đức Phật Di-lặc có liên hệ gì đến mùa Xuân, mà chúng ta cầu chúc nhau như thế. Có nhiều người cho rằng ngày mồng một Tết là ngày vía đản sanh của đức Di-lặc. Tôi chưa biết đó là ngày đản sanh của Hóa thân nào, vào thời đại nào.
27/01/2014(Xem: 10149)
Hoa vàng, Sen nở Tịnh Độ là đây Nụ cười tươi mở Di Lặc cười hay.
27/01/2014(Xem: 5820)
Lời nguyện cầu đầu năm 2014 Kính lạy Trời Cha - đức Bụt Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, A Di Đà. Kính lạy Đất Mẹ - Bồ Tát Thanh Lương Đại Địa, Kính lạy chư vị Tổ tiên tâm linh và huyết thống của chúng con, Trong giờ phút linh thiêng khởi sự cho Năm Mới, chúng con tập hợp lại đây như một gia đình tâm linh để cùng dâng lên Trời Cha, Đất Mẹ, chư vị tổ tiên lòng biết ơn và nguyện ước sâu sắc của chúng con. Chúng con ý thức rằng Trời Cha, Đất Mẹ và chư vị đang có mặt trong chúng con, là nơi nương tựa vững chãi cho tất cả chúng con.
27/01/2014(Xem: 14189)
CÓ MỘT MÙA XUÂN Dòng thời gian Biết đâu là ước hẹn Dấu chân xưa còn vết mộng cô phương Gió bạt đỉnh ngàn mây trời tiễn biệt Mùa xuân nào rụng xuống gót phong sương !
27/01/2014(Xem: 13702)
Mai Nở Hiên Trăng Nửa đêm gió thoảng hiên chùa Hồ như.. trời đất gọi mùa xuân sang Nhà sư bước khỏi thiền sàng Lặng nhìn mấy giọt trăng vàng nhẹ buông.
27/01/2014(Xem: 8068)
Mùa xuân là mùa biểu tượng của sự hạnh phúc, an lạc. Các nhà đạo đức cho rằng, để có hạnh phúc thật sự thì phải sống đạo đức. Kinh Trường A-hàm - Chuyển luân vương tu hành, Đức Phật còn nói cụ thể hơn nữa: “Các người phải siêng năng tu tập các điều thiện, nhờ tu tập điều thiện mà được mạng sống lâu dài, nhan sắc thắm tươi, sống yên ổn, vui vẻ, của cải dồi dào, uy tín đầy đủ”. Đối với người con Phật, tu tập điều thiện chính là giữ giới. Đối với người tại gia là giữ 5 giới, với người xuất gia là giữ 10 giới, 250 giới hay hơn nữa. Nói chung, 5 giới là căn bản, là mức đạo đức tối thiểu cho một con người, xứng đáng là con người có nhân cách. Năm giới Phật giáo là các chuẩn mực đạo đức cho loài người, được các nhà đạo đức học, triết học, xã hội học trên thế giới công nhận.
27/01/2014(Xem: 9018)
Dưa hấu khắc hình ngựa giá bạc triệu ở Sài Gòn Các chợ hoa quả ở TP. Saigon Tết này xuất hiện những quả dưa hấu có họa tiết ngựa đẹp mắt.
27/01/2014(Xem: 6391)
Có một vị sư từng đưa ra ý tưởng mở khóa tu “ngày ba mươi tết”, để xem Phật tử có thật tu trong bận rộn. Đó cũng là thông điệp “ba mươi tết của cuộc đời”, chúng ta sẽ phải bỏ lại mọi thứ dẫu quý giá vô ngần lật qua một trang đời khác. Cái lý cao tột trong Tịnh tông là chúng sanh có thiết nguyện cầu sanh về Cực lạc quốc?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]