Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngựa hóa Rồng

12/02/201411:34(Xem: 9014)
Ngựa hóa Rồng
con_ngua_3Long Mã hay còn gọi là “ngựa hóa rồng” hay “rồng ngựa” là một biểu tượng của kiến trúc triều Nguyễn. Đầu năm mới, đặc biệt là năm Giáp Ngọ- khi nhìn thấy Long Mã, bạn sẽ gặp rất nhiều may mắn. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng hình ảnh Long Mã đầu năm…

Long Mã là hóa thân của kỳ lân, là sự kết hợp đặc biệt giữa rồng, lân và ngựa. Đó là 1 linh vật có sừng và bờm của rồng, mình của con hươu xạ, đuôi bò, trán sói, thân có vảy của kỳ lân, chân và móng của ngựa. Từ ngựa chuyển hóa thành Long Mã là một bước chuyển trong quá trình nhận thức thẩm mỹ gắn với các quan niệm triết lý.

Theo truyền thuyết, Long Mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà, dưới thời Phục Hi, mình xanh, vằn đỏ, trên lưng có mang bức Hà đồ, hay Mã đồ – là sách trời ban cho vua để trị nước. Hà đồ là cơ sở hình thành lý thuyết về Bát quái sau này. Ngoài ra, Long Mã còn là linh vật của Phật giáo, bởi nó thường cõng trên lưng Luật Tạng, 1 trong 3 phần cốt tủy của kinh sách nhà Phật (Tam Tạng Kinh).

Theo TS.Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, ở trong nghệ thuật Huế, hình ảnh con Long Mã xuất hiện nhiều nhất là trên các bức bình phong. Bình phong là một “sản phẩm đặc trưng” của xứ Huế. Bình phong Long Mã nổi tiếng nhất ở Huế chính là bức bình phong xây dựng năm Thành Thái bát niên (1896) ở trường Quốc Học Huế.

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Hình Long Mã trên bức bình phong nổi tiếng trường Quốc Học Huế

“Du khách đến Huế, khi dạo bước trong hoàng thành, lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, hay rong ruổi trên đường làng, ngõ xóm nơi thôn dã, đều có cơ hội “gặp” Long Mã, bởi lẽ Long Mã đã được “mặc định” là một phần không thể thiếu trong kiến trúc Huế và trang trí Huế” – TS Hải cho hay.

Cũng từ Festival Huế 2004 trở đi, hình ảnh con Long Mã chính thức trở thành biểu tượng trên lô gô Festival Huế. Long Mã trên bình phong Quốc Học là nguyên mẫu của hình ảnh Long Mã trên lô gô của Festival Huế.

Dưới đây là những hình ảnh phần đầu của Long Mã trên bình phong xứ Huế và nhiều kiến trúc đền đài lăng tẩm.

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Long Mã trang trí trên cổng vào lăng mộ vua Tự Đức

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Hình tượng Long Mã trang trí trên bình phong Lệ Thiên Anh hoàng hậu

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Tượng Long Mã trước đình làng phường Phú Cát với hình dáng chân ngựa, đầu và đuôi rồng

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Con Long Mã lưng mang Hà Đồ trang trí ở lăng vua Đồng Khánh

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Long Mã trang trí trên cổng chính vào cung Trường Sanh (phía 2 bên cổng)

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

2 Long Mã trang trí phía trái, phải trên bức bình phong ở Cơ Mật Viện – hiện là trụ sở Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Hình tượng Long Mã khảm sành trang trí trên bờ nóc lầu Tứ Phương Vô Sự

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Long Mã khá giống con lân ở bờ nóc điện Long An

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Hình tượng Long Mã có nhiều ở Huế

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Long Mã giát vàng

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Long Mã ở giữa bức bình phong nhà bia của Lễ Bộ thượng thư Nguyễn Tri Kiểm – Huế

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Con Long Mã ở bình phong Quốc Học có từ năm 1896, hiện được chọn làm logo của Festival Huế (hình dưới)

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Con Long Mã đắp mảnh sành trên tường đình làng Lại Thế rất đẹp

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Trên bình phong đình làng cổ quốc gia Kim Long

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Biểu tượng Long Mã sặc sỡ trang trí trên bình phong phủ thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo


Đại Dương


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2015(Xem: 4453)
Cứ mỗi độ xuân về, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy có một chút gì khiến cho cõi lòng bâng khuâng, xao xuyến trước cảnh vật thiên nhiên; trước những tín hiệu thông báo hiện tượng xuân về. Hay thời khắc giao mùa tuy cũng chỉ mơ hồ như thời tiết của đất trời: buổi sáng có sương mù tan loảng trong không gian; buổi chiều trải màu nắng nhạt vương vài giọt mưa rơi mỏng. Phảng phất ngọn gió heo may làm gây gây lạnh. Cái lạnh êm êm dễ chịu, chỉ cần mặc thêm chiếc áo len mỏng, cũng đã thấy ấm rồi. Ở vùng quê, những căn nhà lá không đủ che ấm, nhưng nhờ có bếp lửa đã nhen nhúm từ chiều. Mỗi mỗi nhà đều có để sưởi cho mùa đông tháng rét. Và hình như chỉ ở Việt Nam người ta mới phân biệt được thời tiết của bốn mùa. Rõ nét nhất là thời khắc giữa hai mùa Đông - Xuân hay nói đúng hơn là đêm giao thừa, giao thời hay giao mùa. Giây phút của cuối năm cũ và đầu năm mới giao nhau, còn gọi là đêm trừ tịch. Từ giây phút nầy, thời tiết đã chuyển dần sang ấm áp khiến cho cây cối đâm chồi nẩy lộc,
14/02/2015(Xem: 5153)
Theo phong tục Tây phương, hàng năm vào ngày 14 tháng 2 DL là ngày Tình Yêu (Valentine’s Day). Dựa vào truyền thuyết của La Mã cho rằng Valentine là tên của một vị giám mục Ki-tô giáo tử vì đạo, được phong thánh vào cuối thế kỷ thứ ba, Tây lịch, dưới thời cai trị của Hoàng đế Claudius II (214-270).
14/02/2015(Xem: 7803)
Người Phương Đông thường có thói quen mua hoặc tặng cho bạn bè, người thân những tấm tranh để trang trí vào ngày tết hoặc các dịp khai trương cửa hàng, công ty, tân gia .... Vậy ý nghĩa của các loại tranh như thế nào. Trong bài viết này, Việt Thư Pháp xin phép liệt kê ý nghĩa một số loại tranh để bạn đọc có thể hiểu và chọn mua cho mình những bức tranh ưng ý nhất.
14/02/2015(Xem: 4852)
Bốn phương vạn vật chuyển mình, Đông qua, xuân đến, thay hình đổi mau, Khoác lên chiếc áo muôn màu, Trăm hoa đua nở tận sau chân trời.
11/02/2015(Xem: 4899)
Hoa nở ngày xuân
08/02/2015(Xem: 8388)
Mỗi năm khi mùa xuân đến mọi người rộn rã đón xuân. Không khí xuân dường như phảng phất đâu đây khiến lòng mình cũng lân lân, thơ thới. Nhà nhà bận bịu lo dọn dẹp, trang hoàng. Người người xúng xính áo quần đi lễ Phật đầu năm cầu chúc nhau mọi điều như ý, vạn sự bình an suốt năm.
07/02/2015(Xem: 5665)
Xuân đến xuân lưu nỗi vui mừng Mọi nhà hạnh phúc mãi trào dưng Đời luôn tươi đẹp năng tu tập Hoa xuân rạng rỡ mãi không ngừng
07/02/2015(Xem: 6183)
Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu đó trong các bài bình luận văn học, cành mai kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến sĩ với thẩm quyền chuyên môn về kiến thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền. Và, giá trị mỹ học tuyệt vời của nó, dẫu đã một ngàn năm qua đi, vẫn còn mới mẻ, tinh khôi như giọt sương, như ánh nắng long lanh giữa ngàn cây, nội cỏ...
07/02/2015(Xem: 5382)
Sau những cơn mưa và giá rét của mùa đông đánh dấu sự chấm dứt trạng thái già cỗi của một chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ v à khai sinh một lộ trình mới, tươi, trẻ và đầy sức sống của mùa xuân. Ở đó, vạn vật thay đổi toàn diện từ trong ra ngoài. Những cành khô trụi lá được thay thế bằng lộc non xanh tươi. Màu u ám của bầu trời nhường chỗ cho ánh dương quang rực rỡ. Lòng người cũng vui theo với cuộc đời đổi thay sắc diện. Hy vọng và ước nguyện được gửi trao vào cõi thời không như dường mới mở ra một vận đồ kỳ diệu, mà thời điểm thiêng liêng nhất là phút giây gặp gỡ mầu nhiệm của đất và trời, của thời và không, của tâm và cảnh ở thời khắc giao thừa.
06/02/2015(Xem: 5106)
Xuân Di Lặc Ất Mùi đang về đến Khắp muôn nơi nô nức đón xuân sang Viện Quảng Đức chuẩn bị khá rộn ràng Từ tất niên cho đến vào xuân mới
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567