Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngựa hóa Rồng

12/02/201411:34(Xem: 8988)
Ngựa hóa Rồng
con_ngua_3Long Mã hay còn gọi là “ngựa hóa rồng” hay “rồng ngựa” là một biểu tượng của kiến trúc triều Nguyễn. Đầu năm mới, đặc biệt là năm Giáp Ngọ- khi nhìn thấy Long Mã, bạn sẽ gặp rất nhiều may mắn. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng hình ảnh Long Mã đầu năm…

Long Mã là hóa thân của kỳ lân, là sự kết hợp đặc biệt giữa rồng, lân và ngựa. Đó là 1 linh vật có sừng và bờm của rồng, mình của con hươu xạ, đuôi bò, trán sói, thân có vảy của kỳ lân, chân và móng của ngựa. Từ ngựa chuyển hóa thành Long Mã là một bước chuyển trong quá trình nhận thức thẩm mỹ gắn với các quan niệm triết lý.

Theo truyền thuyết, Long Mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà, dưới thời Phục Hi, mình xanh, vằn đỏ, trên lưng có mang bức Hà đồ, hay Mã đồ – là sách trời ban cho vua để trị nước. Hà đồ là cơ sở hình thành lý thuyết về Bát quái sau này. Ngoài ra, Long Mã còn là linh vật của Phật giáo, bởi nó thường cõng trên lưng Luật Tạng, 1 trong 3 phần cốt tủy của kinh sách nhà Phật (Tam Tạng Kinh).

Theo TS.Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, ở trong nghệ thuật Huế, hình ảnh con Long Mã xuất hiện nhiều nhất là trên các bức bình phong. Bình phong là một “sản phẩm đặc trưng” của xứ Huế. Bình phong Long Mã nổi tiếng nhất ở Huế chính là bức bình phong xây dựng năm Thành Thái bát niên (1896) ở trường Quốc Học Huế.

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Hình Long Mã trên bức bình phong nổi tiếng trường Quốc Học Huế

“Du khách đến Huế, khi dạo bước trong hoàng thành, lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, hay rong ruổi trên đường làng, ngõ xóm nơi thôn dã, đều có cơ hội “gặp” Long Mã, bởi lẽ Long Mã đã được “mặc định” là một phần không thể thiếu trong kiến trúc Huế và trang trí Huế” – TS Hải cho hay.

Cũng từ Festival Huế 2004 trở đi, hình ảnh con Long Mã chính thức trở thành biểu tượng trên lô gô Festival Huế. Long Mã trên bình phong Quốc Học là nguyên mẫu của hình ảnh Long Mã trên lô gô của Festival Huế.

Dưới đây là những hình ảnh phần đầu của Long Mã trên bình phong xứ Huế và nhiều kiến trúc đền đài lăng tẩm.

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Long Mã trang trí trên cổng vào lăng mộ vua Tự Đức

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Hình tượng Long Mã trang trí trên bình phong Lệ Thiên Anh hoàng hậu

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Tượng Long Mã trước đình làng phường Phú Cát với hình dáng chân ngựa, đầu và đuôi rồng

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Con Long Mã lưng mang Hà Đồ trang trí ở lăng vua Đồng Khánh

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Long Mã trang trí trên cổng chính vào cung Trường Sanh (phía 2 bên cổng)

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

2 Long Mã trang trí phía trái, phải trên bức bình phong ở Cơ Mật Viện – hiện là trụ sở Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Hình tượng Long Mã khảm sành trang trí trên bờ nóc lầu Tứ Phương Vô Sự

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Long Mã khá giống con lân ở bờ nóc điện Long An

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Hình tượng Long Mã có nhiều ở Huế

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Long Mã giát vàng

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Long Mã ở giữa bức bình phong nhà bia của Lễ Bộ thượng thư Nguyễn Tri Kiểm – Huế

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Con Long Mã ở bình phong Quốc Học có từ năm 1896, hiện được chọn làm logo của Festival Huế (hình dưới)

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Con Long Mã đắp mảnh sành trên tường đình làng Lại Thế rất đẹp

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Trên bình phong đình làng cổ quốc gia Kim Long

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Biểu tượng Long Mã sặc sỡ trang trí trên bình phong phủ thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo


Đại Dương


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2024(Xem: 2998)
Xuân, Hạ, Thu, Đông bốn mùa tuần hoàn theo vũ trụ, nhưng mùa Xuân bao giờ cũng được người ta ví von ca ngợi nhiều nhất. Vì mùa Xuân được đất trời thiên nhiên ban tặng cho một khí hậu ôn hòa để ươm mầm và tăng sức sống cho nhiều loài cỏ cây, hoa trái... cùng khoe sắc như một tác phẩm nghệ thuật hài hòa sống động, phô bày với muôn ngàn vẻ đẹp. Mùa Xuân mang đến niềm tin yêu và hy vọng, mang đến nhiều ước mơ, nhiều kỳ vọng thanh cao tươi sáng. Ước mơ được bình an hạnh phúc cho mình và cho mọi người trên toàn cầu. Đó là một tâm thức cao đẹp nhất của người con Phật mừng đón mùa Xuân mới.
03/01/2024(Xem: 548)
Đêm dần tàn và ngày mới đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
27/10/2023(Xem: 5766)
Ngưỡng bạch Chư Tôn Thiền Đức, thân mẫu chúng con khi sinh tiền dốc lòng vun trồng cội phúc, gieo nhân chí thiện cần mẫn cực nhọc lo lắng cho chúng con. Nhớ lại những khi răn bảo dặn dò, những lúc nhọc nhằn nuôi dưỡng. Nhưng hởi ôi ! Ân sâu chưa trả, nghĩa nặng chưa đền mà ngày nay người đã vĩnh viễn ra đi để lại muôn vàn nhớ thương cho con cháu. Thật: Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, Con muốn phụng dưỡng mà Cha Mẹ đã khuất bóng.
31/01/2023(Xem: 3140)
Vào sáng ngày 29/01/2023 – mùng 8 Tết Quý Mão, Trung tâm tu học Phổ Trí tọa lạc tại số 7233 Pleasants Valley Road, thành phố Vacaville, tiểu bang California, Hoa Kỳ đã tổ chức sinh hoạt mừng năm mới.
31/01/2023(Xem: 2837)
Đã mấy năm nay Tết vắng nhà Học hành công việc ở phương xa Nguyên Đán đầu năm chưa về kịp Dâng nén hương thơm rước Ông Bà ...
31/01/2023(Xem: 3106)
Tự đoán tương lai chứ đừng đi xem bói ! Hạnh phúc do chính bạn thiết kế từ lâu Phí phạm thời gian khó tìm lại được đâu Chỉ đại phước duyên mới gặp chánh pháp!
31/01/2023(Xem: 2021)
Năm mới tặng nhau một chữ THƯƠNG Để sau bù đắp cuộc vô thường Ân cần, trân quý khi còn gặp Biết vẫn còn chung một đoạn đường!
26/01/2023(Xem: 1858)
Nhìn hai cành đào đặt trên điện Phật, mỗi bên có treo một dây pháo và cánh thiệp chúc Tết. Đặc biệt cánh thiệp Mừng Xuân Di Lặc, không biết ai đã hoạ hai câu thơ bằng chữ Hán tả Phật Di Lặc như sau: “Đại đỗ năng dung, liễu khước nhân gian đa thiểu sự Mãn khang hoan hỷ, tiếu khai thiên hạ cổ kim sầu.” Nghĩa: Lòng rộng bao la, quét sạch trần gian vô hạn hận Mặt đầy hoan hỷ, cười tiêu thiên hạ cổ kim sầu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567