Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngựa hóa Rồng

12/02/201411:34(Xem: 8996)
Ngựa hóa Rồng
con_ngua_3Long Mã hay còn gọi là “ngựa hóa rồng” hay “rồng ngựa” là một biểu tượng của kiến trúc triều Nguyễn. Đầu năm mới, đặc biệt là năm Giáp Ngọ- khi nhìn thấy Long Mã, bạn sẽ gặp rất nhiều may mắn. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng hình ảnh Long Mã đầu năm…

Long Mã là hóa thân của kỳ lân, là sự kết hợp đặc biệt giữa rồng, lân và ngựa. Đó là 1 linh vật có sừng và bờm của rồng, mình của con hươu xạ, đuôi bò, trán sói, thân có vảy của kỳ lân, chân và móng của ngựa. Từ ngựa chuyển hóa thành Long Mã là một bước chuyển trong quá trình nhận thức thẩm mỹ gắn với các quan niệm triết lý.

Theo truyền thuyết, Long Mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà, dưới thời Phục Hi, mình xanh, vằn đỏ, trên lưng có mang bức Hà đồ, hay Mã đồ – là sách trời ban cho vua để trị nước. Hà đồ là cơ sở hình thành lý thuyết về Bát quái sau này. Ngoài ra, Long Mã còn là linh vật của Phật giáo, bởi nó thường cõng trên lưng Luật Tạng, 1 trong 3 phần cốt tủy của kinh sách nhà Phật (Tam Tạng Kinh).

Theo TS.Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, ở trong nghệ thuật Huế, hình ảnh con Long Mã xuất hiện nhiều nhất là trên các bức bình phong. Bình phong là một “sản phẩm đặc trưng” của xứ Huế. Bình phong Long Mã nổi tiếng nhất ở Huế chính là bức bình phong xây dựng năm Thành Thái bát niên (1896) ở trường Quốc Học Huế.

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Hình Long Mã trên bức bình phong nổi tiếng trường Quốc Học Huế

“Du khách đến Huế, khi dạo bước trong hoàng thành, lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, hay rong ruổi trên đường làng, ngõ xóm nơi thôn dã, đều có cơ hội “gặp” Long Mã, bởi lẽ Long Mã đã được “mặc định” là một phần không thể thiếu trong kiến trúc Huế và trang trí Huế” – TS Hải cho hay.

Cũng từ Festival Huế 2004 trở đi, hình ảnh con Long Mã chính thức trở thành biểu tượng trên lô gô Festival Huế. Long Mã trên bình phong Quốc Học là nguyên mẫu của hình ảnh Long Mã trên lô gô của Festival Huế.

Dưới đây là những hình ảnh phần đầu của Long Mã trên bình phong xứ Huế và nhiều kiến trúc đền đài lăng tẩm.

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Long Mã trang trí trên cổng vào lăng mộ vua Tự Đức

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Hình tượng Long Mã trang trí trên bình phong Lệ Thiên Anh hoàng hậu

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Tượng Long Mã trước đình làng phường Phú Cát với hình dáng chân ngựa, đầu và đuôi rồng

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Con Long Mã lưng mang Hà Đồ trang trí ở lăng vua Đồng Khánh

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Long Mã trang trí trên cổng chính vào cung Trường Sanh (phía 2 bên cổng)

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

2 Long Mã trang trí phía trái, phải trên bức bình phong ở Cơ Mật Viện – hiện là trụ sở Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Hình tượng Long Mã khảm sành trang trí trên bờ nóc lầu Tứ Phương Vô Sự

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Long Mã khá giống con lân ở bờ nóc điện Long An

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Hình tượng Long Mã có nhiều ở Huế

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Long Mã giát vàng

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Long Mã ở giữa bức bình phong nhà bia của Lễ Bộ thượng thư Nguyễn Tri Kiểm – Huế

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Con Long Mã ở bình phong Quốc Học có từ năm 1896, hiện được chọn làm logo của Festival Huế (hình dưới)

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Con Long Mã đắp mảnh sành trên tường đình làng Lại Thế rất đẹp

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Trên bình phong đình làng cổ quốc gia Kim Long

Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I)

Biểu tượng Long Mã sặc sỡ trang trí trên bình phong phủ thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo


Đại Dương


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/02/2024(Xem: 503)
'' Thông minh tài trí anh hùng Si mê dại dột cũng chung một gò '' _ Tham lam để làm gì? Cho dù bạc chảy tiền ròng Khi đi mang được 1 đồng nào đi - - Bủn xỉn để làm gì? '' Ngoảnh nhìn lại đời như giấc mộng Được, mất, bại, thành, bỗng chốc hóa hư không '' - - Kiêu ngạo để làm gì? Cuộc đời là do Phước, do Nghiệp chi phối– - Cầu xin để làm gì? Hôm nay không biết việc ngày mai – - Lo âu để làm gì? Anh chị em đều là cùng huyết thống
31/01/2024(Xem: 530)
Ngọc Hoàng: Năm nay thế sự đa đoan Táo quân dâng sớ cả đoàn đấy ạ Hắt hơi suốt cả năm qua Chắc là nhân thế gọi ta suốt ngày Táo phương nào đó vào đây Hà danh hà tánh đủ đầy nghe không?
25/01/2024(Xem: 761)
Năm Quý Mão sắp qua, năm Giáp Thìn sắp đến, chúng tôi, Hội đồng Giáo phẩm Trung ương – Viện Tăng thống GHPGVNTN, thành tâm cầu nguyện Tam Bảo chứng minh gia hộ chư Tôn Đức Tăng-già nhị bộ, cũng như toàn thể Phật tử các giới hưởng một mùa Xuân Giáp Thìn vô lượng tịnh lạc.
25/01/2024(Xem: 970)
Ta về qua những đường trăng Khói loang mảnh biếc hương trầm chiều xuân Trời hanh đã hết vũ vần Sân thiêng bàng bạc phong vân cuối ngày Xuân về qua những nhành mai Chuông ngân ấm tiếng chiều phai nắng vàng Qua rồi gối mộng trần gian Vô vi trước những phai tàn cuối đông Xuân về bỏ những được - không
24/01/2024(Xem: 1412)
Trang Nhà Quảng Đức chúc mừng xuân Đạo pháp hằng khai lực trí nhuần Mõ kệ an lành trao khắp chốn Mai vàng thấp thoáng đợi ngoài sân Tâm Phương viện chủ bình tâm sáng Nguyên Tạng trụ trì lắng sự chân Bát Nhã thường soi bày tuệ hiển Hương ngàn rộng trải đất trời ngân
24/01/2024(Xem: 576)
Tết đã về chưa ? Tết đến chưa ? Mà sao xuân sắc rộ Vườn chùa Chuồn vờn khắp lối tìm hơi lạnh Én liệng Đầy trời Trốn gió mùa Thượt dượt ấp e trong nụ biếc Cành đào đã hé giữa cành đưa Tâm hoa chiêu cảm vườn xuân sắc Mặc kệ nắng chang cứ giỡn đùa
20/01/2024(Xem: 605)
Đạo Phật là đạo từ bi trí huệ, mục đích tối thượng của đạo Phật không ngoài việc giúp con người sống an lạc, buông xả để đi đến giác ngộ và giải thoát. Đức Phật cũng từng nói:” Nước trong biển chỉ có một vị mặn và pháp của ta cũng chỉ có một vị giải thoát”. Đạo Phật hình thành và phát triển ở Ấn Độ từ hai mươi lăm thế kỷ trước bởi đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngày nay đạo Phật có mặt khắp năm châu và với nhiều tông môn pháp phái truyền thống khác nhau. Dù có tu học theo trường phái nào hay tông môn nào cũng đều căn cứ vào cái căn bản cốt lõi của đạo Phật ấy là: Tứ diệu đế, bát chánh đạo, ba mươi bảy phẩm trợ đạo...Trong ấy thì bát chánh đạo chính là con đường trung đạo, con đường chuyển phàm thành thánh, chuyển mê thành giác, chuyển ngũ trược ác thế thành niết bàn. Không cứ gì Phật tử, tất cả mọi người trên thế gian này nếu y cứ theo bát chánh đạo mà hành thì cũng đều thành tựu được cả. Mọi người dù có mang nhãn mác gì đi nữa nhưng một khi thực hành tu tập bát chánh đạo thì cũn
17/01/2024(Xem: 1336)
Có hay đâu, Mùa xuân đang đến ! Khi ta còn dong ruỗi gió sương Bước thời gian trôi về muôn bến, Bóng chiều xa khuất nẽo quê hương.
16/01/2024(Xem: 1981)
Vườn thiền tĩnh mịch gió vờn hoa Chuông vẳng bên song lặng ác tà Nghiệp thiện vun trồng cây hạnh nở Đường lành dạo bước lối thiền qua Trăng huyền chiếu sáng trên ao diệu Phật bảo ngời soi dưới tháp ngà Mộng ảo tan dần khơi suối ngọc Trần duyên nghiệp lực bỗng vơi xa!
16/01/2024(Xem: 834)
Xuân về cây lá xanh tươi Hoa khoe sắc thắm nắng cười cùng hoa Yêu thương nắng trải chan hòa Vạn vật chung hưởng thăng hoa vì đời. Xuân về thương nhớ khôn lời Thương người viễn xứ nhớ trời quê hương Nhớ khu phố nhỏ con đường Thương thời thơ ấu khói vương chiều tà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567