Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mồng ba… thầy tết

03/02/201400:10(Xem: 5458)
Mồng ba… thầy tết

Tet_Thay (2)

Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê lúa Thái Bình và từ nhỏ đến nay chưa bao giờ ăn tết xa nhà.Đùng một cái, năm nay xin làm tình nguyện viên phục vụ Lễ Hội Đường Sách cùng với các anh chị của công ty sách Thái Hà.Thế là được bay vào Sài Gòn 10 ngày để được đón tết ở miền nam.Chưa bao giờ tôi có được cái tết vui như thế này. Trực ngoài Đường Sách Nguyễn Huệ từ sáng sớm đến nửa đêm nhưng chưa khi nào tôi thấy nhàn và an lạc như thế này. Thực sự là vậy.

“Mồng ba tết thầy” đã là phong phục của người Việt Nam chúng ta từ bao đời nay.Ngày mồng ba tết tôi được cô Nguyên Minh rủ đi chúc tết thầy Chính Trung. Thế là hai cô cháu tôi, cô đến từ cố đô Huế miền trung, cháu đến từ Thái Bình miền bắc lên xe máy tìm đường đến chùa Long Vân tại 192/72, đường Bạch Đằng, phường 24, quận Bình Thạnh.

Việc đầu tiên là chúng tôi lễ Phật. Sau đó đi tham quan cảnh chùa và chụp ảnh lưu niệm.Nếu như đường vào chùa nhỏ thì ngôi chùa Long Vân và khuôn viên khá lớn và rất đẹp.Tôi rất xúc động khi chiêm bái và chụp ảnh với tượng Phật Adida màu vàng ngoài sân và tượng Phật nhập niết bàn rất đẹp. Tôi như thấy mình quá bé nhỏ trước Đức Phật, như lớn hơn một chút khi được bên tượng của Ngài trong dịp tết nguyên đán.

Thế rồi chúng tôi vào khu vực trưng bày thư pháp mừng năm mới của thầy Chính Trung, một nhà tâm thư pháp nổi tiếng mà tôi đã biết từ lâu. Tôi đã từng đọc cuốn “Tâm thư pháp theo phong cách Phật giáo” của thầy khi còn ở Hà Nội.

Trời đất ơi, tâm thư pháp do thầy Chính Trung viết đep vô cùng. Tôi chưa bao giờ thấy đẹp như vậy.Tất cả bằng tiếng Việt. Trong khi ở Hà Nội nói riêng và ngoài bắc nói chung các thầy đồ thường viết bằng chữ Hán nên tôi không hiểu được nội dung. Từng nét chữ của thầy Chính Trung viết đều có ý nghĩa.Hơn nữa thầy còn giải thích rất cặn kẽ cho tôi những gì thầy mong muốn trong từng nét chữ. Tôi đã thực tế có mặt ở đây để hiểu về sự khác biệt giữa thư pháp bình thường và tâm thư pháp.
Tet_Thay (6)

Mồng ba ngày tết chúng tôi đến tết thầy gói trà bắc, trà Thái Nguyên chính cống, gọi là tấm lòng của học trò.Thầy vui lắm.Là người nam nhưng thầy lại rất thích uống trà bắc.

Thế rồi chúng tôi được thầy tặng chữ. Cô Nguyên Minh được thầy tặng 3chữ: Tâm Nguyên Minh. Cô nói rằng cũng mồng 3 tết năm ngoái cô được tặng chữ Nguyên Minh, đúng pháp danh của mình, còn năm nay cô được thầy tặng thêm cho một chữ “tâm” nữa. Cô rất thích món quà quý này.

Đến lượt tôi, thầy tặng 2 chữ đúng tên của tôi là Hồng Tươi. Thầy còn có câu bình bên dưới rất ý nghĩa: “Anh đào hồng tươi hương ngào ngạt”. Trời Phật ơi, đến nay, nhờ thầy Chính Trung, con mới biết tên của mình đẹp đến vậy. Con biết ơn bố mẹ nhiều lắm ạ.

Không chỉ vậy, tôi còn được thầy Chính Trung tặng cho chữ VƯƠN rất đẹp trong câu “Vươn lên cao hơn nữa”.Tôi đón nhận món quà vô cùng quý giá này với sự trân trọng lớn trong lòng. Niềm hân hoan lan tỏa khắp người tôi. Được tặng quà đúng ngày tết, từ một người thầy nổi tiếng mà lại trong chùa nữa. Không còn gì quý hơn….

Cũng trong ngôi chùa Long Vân ngày mồng ba tết, chúng tôi còn được thầy Chính Trung đọc tặng bài thơ mà thầy mới ngẫu hứng sáng tác:

Chùa em

Chùa nằm trong hẻm nhỏ,

Có ông Phật cười hoài

Anh đi đâu nhớ nhé

Ghé thăm Ngài giùm em!

Phật ơi, con xa xứ

Tư độ đó sang sông

Mái chùa xưa nhớ quá

Thiên này, có vui không

Tượng Phật cười không nói

Ngài ắt hiểu tận lòng

Hễ sống vui, sống đúng

Là hiển Phật tâm tay.

Lòng tôi đang xôn xao lúc này.Tôi vui lắm.Tôi hạnh phúc vô cùng.Tôi quyết tâm viết lên những dòng chữ này để sẻ chia niềm vui vô hạn của mình. Tôi chưa biết gì nhiều về Phật Pháp, nhưng năm nay, nhờ làm tình nguyện viên cho Lế Hội Đường Sách mà tôi được vào thăm một ngôi chùa đẹp và ấn tượng. Nhờ làm tình nguyện viên cho Tết Sách mà tôi được đến tết một người thầy chưa một lần gặp mặt.Gọi là tết thầy, nhưng thật ra thầy “tết” lại chúng tôi quá nhiều.

Bố mẹ ơi, con vui lắm.Các bạn ơi, mình vui lắm.Có bạn nào muốn ngắm những món quà quý mà mình vừa nhận từ thầy Chính Trung ngày mồng 3 tết tại chùa Long Vân thì gặp mình nhé.Hai ngày nữa mình sẽ bay về Hà Nội.Đức Phật ơi, con kính yêu ngài vô cùng.Phật Pháp quá ư là nhiệm màu.

Bùi Hồng Tươi 



Tet_Thay (6)
Tet_Thay (5)
Tet_Thay (4)
Tet_Thay (3)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2014(Xem: 6726)
Phần này tóm tắt các chi tiết và bổ túc bài viết1 "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên gọi 12 con giáp - Ngọ ngựa (phần 13)", do đó số thứ tự của bài viết này là 13A; những bài viết sau nữa về Ngọ ngựa sẽ có số thứ tự là 13B, 13C … để người đọc dễ tra cứu thêm.
13/01/2014(Xem: 6727)
Ngọ hay Ngũ 午 là chi thứ 7 trong thập nhị chi hay 12 con giáp. Biểu tượng của Ngọ là con ngựa dùng chỉ thời gian như giờ Ngọ từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều (chính ngọ là đúng trưa, giữa trưa hay 12 giờ trưa), tháng 5 ... và xác định không gian như hướng Nam. Phần này không bàn về khái niệm thời không gian hay Ngũ Hành/kinh Dịch của Ngọ mà chỉ chú trọng vào các liên hệ ngữ âm của Ngọ và ngựa so với mã 馬 (tiếng Hán Việt/HV cũng chỉ con ngựa). Phần sau sẽ cho thấy mã là tiếng Hán có gốc Hán Tạng, khác hẳn với ngựa tiếng Việt - và liên hệ trực tiếp của Ngọ và ngựa cho thấy tên chi này có nguồn gốc Việt (Nam) chứ không phải Trung Quốc/TQ cũng như tên gọi của 11 con giáp còn lại ...
13/01/2014(Xem: 6928)
Nhân dịp đầu Xuân năm Giáp Ngọ, tôi kính gởi đến chư Tôn Hòa Thượng, cùng hàng chúng trung tôn của Đức Thế Tôn lời chúc nguyện tứ đại an hòa, để cùng nhau chung vai sát cánh xây dựng cơ đồ Phật giáo đang cơn nguy cơ tha hóa, do nội ngoại chướng duyên, vu hãm hầu lũng đoạn hàng ngũ, tổ chức chúng ta với dụng tâm bất chánh làm lệch hướng Chánh Pháp.
02/01/2014(Xem: 7396)
Thời gian luôn là điều trọng yếu cho sự tư niệm của người đệ tử Phật. Đông qua thì Xuân tới như sự suy-thịnh được-mất giữa thế gian này. Hơn thế nữa, cửa tử là con đường độc lộ mà mỗi ngày dẫn ta tiến tới gần hơn. Xin hãy cùng nhau quán chiếu sự mỏng manh của kiếp sống và danh vị. Xin hãy tha thứ những gì cần tha thứ, xin hãy bỏ qua những gì cần bỏ qua. Vì mùa Xuân có nở hoa hay không là tùy thuộc vào đất tâm an lành của chính mình. Sự tranh chấp mãnh liệt luôn thiêu đốt tất cả cây cỏ và bông hoa.
25/09/2013(Xem: 8755)
Thế là, dù muốn hay không, tôi vẫn phải nhận thêm một tuổi nữa, và năm nay… Nhâm Thìn là năm tuổi của tôi. Thuở còn bé, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe… ké người lớn nói chuyện với nhau: “Năm tuổi của tôi”. Tôi không rõ năm tuổi là năm gì, ý nghĩa ra sao, nhưng qua câu nói và thái độ khi nói, tôi vẫn cảm nhận được nỗi lo lắng sợ hãi của các bậc trưởng thượng. Sợ gì nhỉ? Tai nạn? Đau ốm? Mất mát hay chết? Nhưng rồi sau đó có ai chết đâu và có xảy ra chuyện gì đâu. Còn xui xẻo trong năm, nếu có, thì tuổi nào mà tránh được, chả cứ năm tuổi. Thế nhưng, các bác vẫn sợ và e dè để rồi năm đó “án binh bất động” không cựa quậy gì ráo.
08/04/2013(Xem: 3641)
Nhớ nghĩ đến cuộc đời giáo hóa độ sinh của Đức Phật, chúng ta hình dung ra những phong cảnh từng lưu dấu ấn của Ngài, quả thật là trong lành, tuyệt đẹp vô cùng. Thật vậy, xuất hiện trên thế gian này, Đức Phật đã chọn một cảnh thiên nhiên đơn giản, nhưng tràn đầy sức sống.
29/03/2013(Xem: 7709)
Thông Bạch Xuân Quý Tỵ - 2013
28/03/2013(Xem: 3750)
Trước Phật Ðường hương xuân rền chuông đảnh Thuận đường tu, Ðạo Pháp kiến tình nhau Dẫu xa xôi ngàn dặm vẫn thâm sâu Lòng hoan hỷ mừng nhau cùng tu tiến.
28/03/2013(Xem: 2778)
Có phải hôm nay là buổi sáng đầu tiên của mùa xuân Nên những con chim dậy sớm hót vang trên những cành cây, Và những bông hoa dại nở bung trên những thảm cỏ nhung mà mượt
05/03/2013(Xem: 4591)
Đối với nhiều nước Á Châu, thời gian : năm tháng ngày giờ được tính dựa theo chu kỳ của vận hành mặt trăng được gọi là âm lịch, cứ hễ đến Rằm (giữa tháng) thì trăng tròn, đầu và cuối tháng thì trăng khuyết, từ đầu đến giữa tháng trăng to lên dần và từ giữa đến cuối tháng trăng nhỏ dần. Thực ra thì trăng bao giờ vẫn là trăng, không có tròn khuyết, to nhỏ, sáng hay tối,… âu đó chỉ là giới hạn trong tầm nhìn, trong chướng ngại, trong tiếp xúc giữa con người và mặt trăng mà thôi. Ngày, giờ, tháng, nămấy được tính theo 12 con giáp, đó là 12 con vật tiêu biểu được chọn. Theo thời gian, có điều kiện chúng ta sẽ bàn về 12 con vật này. Nay nhân dịp đầu Xuân Quý Tỵ, thông qua trong chuyện thần thoại, các nguồn từ văn chương, trong kinh sách, trong cuộc sống,…, xin trình bày về những đặc điểm của Rắn, quan niệm của nhân loại xưa nay về Rắn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567