Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ giao thừa trong Phật giáo

30/01/201412:02(Xem: 8359)
Lễ giao thừa trong Phật giáo
thichletrang

Lễ giao thừa trong Phật giáo


Lễ giao thừa rước năm mới là một nghi thức thiêng liêng của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung. Ở chốn thiền môn có nghi lễ đặc thù cho giao thừa. Nhưng tại tư gia Phật tử, nghi lễ đó được thực hiện như thế nào cho đúng với truyền thống dân tộc và giáo lý đạo Phật? Giải đáp thắc mắc này, PV Giác Ngộ đã hầu chuyện với TT.Thích Lệ Trang, Phó Trưởng ban Nghi lễ T.Ư về việc này. Nói về nghi lễ giao thừa và nghi lễ đón giao thừa ở chốn thiền môn, Thượng tọa cho biết:

Trước khi nói về nghi thức lễ giao thừa trong thiền môn, tôi nghĩ cũng nên tìm hiểu về tập tục cúng giao thừa trong văn hóa phương Đông.

Giao thừa, còn gọi là lễ trừ tịch, là mốc thời gian giao tiếp giữa năm cũ và năm mới, thường bắt đầu từ giờ Tý (23 giờ đến 1 giờ) của ngày mùng một tháng Giêng âm lịch.

Nguồn gốc lễ giao thừa có từ tập tục ngàn xưa, thời Ngũ Đế, Tam Vương. Triều đại Hạ, vua chuộng màu đen nên lấy tháng Dần là tháng Giêng, còn đời Thương, nhà vua lại chuộng màu trắng nên lấy tháng Sửu làm tháng Giêng, nhưng đến đời Châu thì nhà vua chuộng màu đỏ nên chọn tháng Tý là tháng Giêng… Qua những sự đổi dời như thế nên mốc giao thừa ở mỗi thời khác nhau. Đến thời Khổng Tử lại chọn lại tháng Dần làm tháng Giêng, thời Tần Thủy Hoàng lại chọn tháng Hợi làm tháng Giêng, đến đời Hán thì nhà vua lại quay về lấy tháng Dần như nhà Hạ và cho đến bây giờ không còn thay đổi nữa.

Theo quan điểm của Tam giáo, mỗi một năm có các vị thần Hành binh…, Hành khiển…, Phán quan… cai quản hạ giới khác nhau. Thế nên lễ giao thừa trong dân gian có thể hiểu như là buổi tiệc để “tống cựu nghinh tân” - tiễn đưa những vị thần năm cũ đi và nghinh đón những vị thần mới. Đây chính là một tập tục đẹp thể hiện sự tri ân báo đức, cũng như bày tỏ lòng mong ước được gia hộ cho bình an, hạnh phúc và ấm no.

Ngày xưa lễ giao thừa được tổ chức ở tại đình làng hoặc Văn miếu, được thực hiện bởi những vị tiên chỉ (người có địa vị, niên cao nhất) chủ trì, dân làng tập trung lễ bái rồi rước lộc về nhà. Lộc ở đây là những chồi non của năm mới. Người ta quan niệm ở những nơi thiêng liêng này thì tinh khiết và trang nghiêm nhất, vì thế rước những điều tốt đẹp của Thánh về nhà với mong ước có một năm mới kiết tường như ý…

Nhưng khi Phật giáo du nhập vào bản địa thì ngôi chùa dần dần trở thành điểm tựa tâm linh cho mọi người, nên vào thời khắc giao thừa nhân dân cũng đến chùa để đón giao thừa và lễ Phật đầu năm. Trên tinh thần khế lý khế cơ, chư Tổ đã dung hợp lễ chúc tán thù ân vẫn được các tự viện hành trì vào các ngày sóc - vọng (rằm và mùng một âm lịch) với tập tục dân gian thành một nghi thức giao thừa để sử dụng trong thiền môn.

Theo nghi lễ thiền gia, vào đầu giờ Tý, các chùa đều thỉnh 108 tiếng đại hồng chung để trừ tịch, kế đến là khai chuông, bảng, nghinh thiên tiếp giá, dâng hương trì chú, tụng kinh để chúc phúc đến đạo tràng và ban lộc mừng xuân đến Phật tử.


Quan sát sơ bộ, hiện nay các tự viện chưa có sự thống nhất về nghi thức cho lễ giao thừa. Vậy, theo Thượng tọa, có cần phải có sự thống nhất, và có thể thống nhất ở phương diện nào?

- Ngày nay với chủ trương Việt hóa nghi lễ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thiết nghĩ chúng ta nên cần có một văn bản thống nhất để mọi người có thể hòa âm nhiếp niệm trong các nghi lễ đại chúng. Chúng tôi nghĩ chỉ thống nhất về mặt văn bản, còn giọng điệu, âm hưởng đặc trưng của mỗi vùng miền thì nên giữ lại để làm phong phú thêm cho nghi lễ Phật giáo Việt Nam.

Chúng tôi nghĩ việc Việt hóa và thống nhất văn bản như thế để trước hết tránh những điều lúng túng không cần thiết cho Phật tử khi tham dự các khóa lễ tại các tự viện trong thời khắc giao thừa.

Với những người sơ cơ học Phật, Thượng tọa có lời khuyên nào dành cho họ để có thể thực hiện nghi lễ giao thừa đúng Chánh pháp?

- Đối với Phật tử tại gia, khi cử hành nghi lễ ở nhà mình cũng phải có tuệ giác soi sáng ý thức về những việc mình đang làm trong giây phút hiện tại. Như vấn đề tội phước của con người, nếu hạnh phúc của ta được xây dựng trên nền tảng đau khổ của muôn loài thì hương vị của hạnh phúc đó sẽ không còn nguyên vẹn. Thế nên trong nghi lễ cúng kính như lễ rước giao thừa ở nhà cũng nên bày biện lễ phẩm trang nghiêm tinh khiết, tránh những đồ huyết nhục theo tập quán hủ tục.
giaothua-2

Tôi thấy có nhiều Phật tử lo lắng về việc chọn ai là người “xông đất” đầu năm cho nhà mình. Xưa nay người phương Đông vẫn quan niệm tìm người hợp tuổi để xông nhà đầu năm, nhưng mình lựa chọn tuổi, lại quên chọn tính tình của người đó, thì tại sao chúng ta không là người làm chủ vận mệnh của mình mà đi lệ thuộc vào người khác.



Theo quan niệm Đông phương, con người bị chi phối bởi ngũ Hành (kim-mộc-thủy-hỏa-thổ), nên lễ cúng giao thừa đầu năm thường bày mâm ngũ quả, tức là chọn năm loại trái cây có năm màu sắc chính: xanh, vàng, đỏ, trắng và đen để tượng trung cho ngũ hành tương sinh và cũng cầu mong được ngũ phúc lâm môn (Phú-Quý-Thọ-Khương-Ninh). Thế nhưng người đời không hiểu lại quan trọng hóa năm loại trái cây dựa theo tên gọi (chôm-cầu-dừa-đủ-xoài-sung…), v.v…, Đây là một điều gây ngộ nhận thật đáng tiếc.

Về nghi lễ giao thừa tại tư gia, sau khi đèn nến lung linh, hương trầm quyện tỏa, vị trưởng thượng trong gia đình sẽ dâng hương tham lễ hoàng thiên, hậu thổ nghinh xuân tiếp phước và đọc lời khấn nguyện, sau đó tuần tự mọi người trong nhà ra bái yết. Đây là truyền thống thể hiện sự biết ơn trời đất che chở, cội nguồn tâm linh và sự tôn ti trật tự cần được duy trì khi văn hóa đạo đức đang trên đà xuống dốc như hiện nay.

giao thua

Cũng cần chia sẻ thêm, hiện nay nhiều người tự xưng là Phật tử mà vẫn còn đặt nặng vấn đề chọn người “xông đất” đầu năm cho nhà mình. Người ta quan niệm rằng phải tìm người hợp tuổi với gia chủ mà quên rằng người có đạo đức quang lâm mới là quý. Theo Phật giáo, ta phải tự làm chủ vận mệnh của mình (tội phúc vô môn, duy nhân tự triệu – tội phúc không có cửa vào, chỉ do ta đem đến mà thôi). Vì thế, vào thời khắc giao thừa năm mới, mọi người đến chùa dâng hương lễ Phật để tu phúc, tích đức rồi đem những lộc Phật về xông đất nhà mình là tốt nhất.

Về việc hóa sớ giao thừa hay là các bản văn trong việc cúng kính cũng không hẳn là hình thức mê tín dị đoan mà đây là vấn đề khéo léo khi xử lý bản văn sớ. Trong văn sớ có ghi Hồng danh chư Phật, Bồ-tát và tên họ của ông bà cha mẹ của mình nên không thể vứt bỏ lung tung mà phải hóa đi để thể hiện sự trang trọng và lòng tôn kính của người có hiểu biết.

Chân thành cảm ơn Thượng tọa đã dành thời gian chia sẻ với bạn đọc Giác Ngộ.

Quảng Hậuthực hiện

Sớ giao thừa tại tư gia

Phục dĩ:

Tam dương khai thái, Ngũ phước lâm môn.

Giờ giao thừa đảnh lễ đấng Từ Tôn,

Mùa tuế đán đón mừng xuân Khánh Triệu

Nước Bát Đức thắm hoa lòng hàm tiếu

Mây Tam Đa vờn hương giới khai minh

Hướng tâm thành: lợi lạc chúng sanh

Trình ý khẩn: quang huy quốc độ.

Duyên nay có:

Nước Việt Nam ……….

Chúng con tên: ………...

Nhân buổi giao thừa năm mới, đảnh lễ đấng Từ Tôn

Cúng dường chư Phật, Bồ-tát, Thánh Hiền

Bổn thổ Tài thần, Địa thần, Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn thần.

Kỳ nguyện cho đệ tử chúng con:

Thân thể vinh an, gia đình hòa lạc, dân chúng đều hưởng chữ an vui, mọi người được triêm ân phước lợi.

Giờ đây:

Trước cảnh thiêng liêng của mùa Tuế Đán, chúng con thành tâm đảnh lễ: Nam-mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam-mô Từ Thị Di Lặc Tôn Phật.

Nam-mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.

Nam-mô Diệu Cát Tường Bồ-tát.

Nam-mô Nhật Quang Biến Chiếu Bồ-tát.

Nam-mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ-tát.

Nam-mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát.

Kim Niên Đương Cai Hành Khiển Sở Vương Chí Đức Tôn Thần.

Hành Binh Hỏa Tinh Biểu Tào Chí Đức Tôn Thần.

Kính nguyện:

Chư Phật nhủ từ bi vô lượng, ban ân lành khắp cõi nhân gian,

Chúa xuân đem phước lộc đề đa, tạo cảnh mới đại đồng hoàn vũ.

Khiến mọi người ân triêm pháp nhũ, giữ giới mà giác ngộ tâm vương,

Để chúng con tắm ánh xuân huy, niềm vui được tràn lan quốc độ.

Khắp mọi nhà: nhân phong vật phụ,

Khắp mọi người: an lạc thọ khương.

Chúng con tắm gội ánh đạo vàng,

Nhân loại xưng dương mùa xuân thủ.

Người già lão đội ân sâu: Phật từ gia hộ,

Khách thanh niên nhờ đức cả: Cam lộ huân triêm.

Cảnh vui tươi nhuần thấm, điều lợi lạc thực thi.

Cùng sát cánh chen vai làm quang huy quốc độ,

Quyết chung lòng góp sức mà phổ độ quần sanh.

Nhân dân an lạc, thế giới an bình,

Chúng con vô cùng cảm bội chư Phật chứng minh.

Mùa Tuế Đán - giờ giao thừa - Xuân Giáp Ngọ

Đệ tử chúng con chí thành dâng sớ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/02/2019(Xem: 6098)
Vào sáng ngày 23 tháng 02 năm 2019, Ấn Tôn thiền đường tọa lạc tại số 4198 Gion Avenue, thành phố San Jose, tiểu bang California đã trang nghiêm tổ chức Đàn tràng Dược Sư nguyện cầu Quốc thái Dân an đầu Xuân Kỷ Hợi (2019).
22/02/2019(Xem: 12539)
Produced by VIETFACE TV AUSTRALIA Executive Producer: HOANG (KIM) NGUYEN Director: PHUNG LOAN Producer: DANNY NGUYEN Editor: CHI NGUYEN Camera Operator: CHAN HONG TO, CHI NGUYEN
21/02/2019(Xem: 4120)
Bốn phương thơm ngát rằm Nguyên tiêu; ảo ảnh nhân sinh nhẹ cánh diều, Rừng cây lay động “không môn” cảnh.Xào xạc thâm giao dạo cửa Thiền. Bắc Nam rộn rã người chen chúc, Tết Nguyên tiêu là rằm lớn nhất đầu năm. Nơi đó, cửa Phật là chốn nhân gian gửi gắm bao nguyện cầu.Phố thị,thôn quê, dồn dập người người đi lễ Phật. Không gian rộ nở nét hồn hoang. Trong buổi nhiêu khê, còn đâu đó chút niềm tin nơi cửa Phật.Chốn Già lam đâu đó còn chỗ nhân thế gởi hồn đau. Người dân hôm nay, hôm qua và mai sau vẫn vậy, lấy niềm tin làm gậy trúc nương qua lối sống gập ghềnh. 365 ngày vất vưỡng, vật vã mưu sinh, Tết Nguyên tiêu cũng là dịp vui Xuân sau ba ngày Tết truyền thống.
20/02/2019(Xem: 4362)
Hình ảnh và nội dung tết Nguyên tiêu vẫn còn là một khái niệm tương đối xa lạ với phần đông người Việt Nam thuộc thế hệ trẻ, nhất là người Việt tại hải ngoại. Vậy sau tết Nguyên Đán thì tết Nguyên Tiêu là gì?
16/02/2019(Xem: 3621)
Kính Lậy Ngài Đấng Cha Hiền nhân loại Vầng trượng quang chiếu rọi sáng đêm trường Là bình minh thanh khiết ánh chiêu dương Con Kính Thành, Quỳ dâng Lời Sám Hối !
14/02/2019(Xem: 9201)
Phật Tử chùa Từ Thuyền hành hương Thập Tự mừng Xuân năm Kỷ Hợi vào ngày thứ Bảy 09-02-2019 “Mùng 5 Tết” do Ni Sư Thich Nữ Từ Diệu tổ chức. Khởi hành lúc 7 giờ sáng, thời tiết hôm nay rất lạnh âm -7 C, mà vẫn có trên 70 Phật Tử tham dự chuyền hành hương tâm linh. Chùa đầu năm Lễ Phật chùa Cam Lộ Vương ở thành phố Maple, chùa đang xây cất sẽ hoàng thành cuối năm 2019. Sau đó ghé vào chùa Phổ Hiền tọa lạc tại thành phố North York, Phật tử được hái lộc đầu xuân. Sau đó đến chùa Linh Sơn thành phố North York, Lễ Phật và hái lộc. Kế tiếp là chùa A Di Đà tại thành phố Scarborough, Phật tử đã được thầy trụ trì phác lộc và lì xì. Chùa A Di Đà đang xây dựng lại. Chặn đến là chùa Kim Quang tại Toronto, Phật tử đã được thầy trụ trì lì xì và được khuyến đải ăn trưa với món Phở chay đặc biệt của chùa này. Sau đó đến chùa Long Hoa, Huê Lâm và chùa Pháp Vân mỗi chùa phật tử đều được chụp ảnh lưu niệm với Thầy trụ trì. Chuyến hành hương được kết thúc cùng ngày lúc 5 giờ chiều, sau một ngày vui vẻ và lò
14/02/2019(Xem: 8751)
Chùa Pháp Vân, Toronto, Canada đón Xuân Kỷ Hợi 2019
13/02/2019(Xem: 4649)
Thưa quý vị, Quý vị nào có duyên cầm được bản chiêm tinh này, trong mùa xuân Kỷ hợi, xin quý vị hãy mỉm cười với vận mạng của mình, qua các thiên can, địa chi và ngũ hành trong sự biến dịch vô cùng, vô tận giữa vũ trụ và con người; giữa con người và vũ trụ. Nên, thấy vận may, ta không vội vã vui mừng quá chén, vì vui mừng quá chén, thì vận may sẽ mất và sầu sẽ đến. Thấy vận rủi, ta cũng không vội vã buồn lo, vì buồn lo thì mạch sống cạn dần, khiến từ rủi lại sinh ra rủi.
12/02/2019(Xem: 3643)
Ngày không giết hại Đêm lại cầu kinh Thọ mạng lâu dài Sống vui tương kính.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]