Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lá Thư xuân về hạnh nguyện chấn hưng Phật giáo

29/01/201418:50(Xem: 6811)
Lá Thư xuân về hạnh nguyện chấn hưng Phật giáo
hoa_mai_2Truyền thông Phật giáo ngày nay, nếu khéo sử dụng, sẽ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chấn hưng Phật giáo hiện đại.

Nhân dịp mùa xuân mới đang về, một năm mới sắp bắt đầu, xin kính chúc quý vị tôn đức, quý tăng ni và Phật tử một năm mới an lạc, nhiều phước lành và thuận duyên, tất cả đều hoan hỷ trong hồng ân của chư Phật.

Qua thư mừng xuân, chúc tết này, tôi xin phép được có vài lời chia sẻ về hạnh nguyện chấn hưng Phật giáo, một bước phát triển mới toàn diện từ hạnh nguyện hộ pháp.

Năm vừa rồi, mặc dù nhiều khó khăn riêng rất lớn, tưởng chừng khó có thể vượt qua, nhưng tôi đã ra sức tinh tấn, tiếp tục tư duy và viết bài về đề tài hộ pháp phục vụ quý tôn đức, tăng ni và Phật tử, với kết quả là được khoảng 100 bài. Trong quá trình suy nghĩ về Phật sự hộ pháp, tôi nhận ra rằng để hộ pháp một cách có kết quả, thì cần ra sức chấn hưng Phật giáo, làm cho đạo Phật hưng thịnh và phát triển. Đó là phương cách hộ pháp tích cực, chủ động, toàn diện và bền vững. Một đạo Phật hưng thịnh, năng động và phát triển sẽ là một đạo Phật kiên cố, bền chắc, miễn nhiễm trước mọi sự xâm phạm, gây hại. Tư duy về chấn hưng Phật giáo là tư duy đối lập với suy thoái Phật giáo. Việc làm chấn hưng Phật giáo sẽ khắc phục những tác động làm suy thoái Phật giáo, bất kể từ đâu đến.

Chấn hưng Phật giáo là một sự việc phải được tiến hành thường xuyên không ngưng nghỉ, kể từ khi xuất hiện đạo Phật trên thế giới. Đó là phát triển đạo Phật theo không gian, có thể hiểu là hoằng pháp; phát triển đạo Phật theo thời gian, trong kinh gọi là làm tăng thọ mạng của giáo pháp, đồng thời, đó cũng là nâng cao chất lượng tu tập. Một đạo Phật hưng thịnh bao giờ cũng gắn liền với việc tiến tu của tu sĩ, tín đồ.

Tuy chấn hưng Phật giáo có cách hiểu rộng như thế, nhưng chấn hưng Phật giáo cũng xác định những công việc cụ thể, mục tiêu cụ thể, cố gắng cụ thể. Theo nghĩa hẹp, chấn hưng Phật giáo là công cuộc khởi phát tại Việt Nam và trên thế giới từ đầu thế kỷ XX. Chấn hưng Phật giáo thế kỷ XX đã có lý luận riêng từ nhiều vị tôn đức, tăng ni và cư sĩ, với những mục tiêu được xác định rõ ràng, với nhiều công việc được đề ra chi tiết trên báo chí, nhất là báo chí Phật giáo. Tại Việt Nam, đó là công cuộc tiến hành trong hơn 20 năm ở miền Bắc và khoảng 50 năm ở miền Nam.

Nửa cuối thế kỷ XX, nhiều mục tiêu của chấn hưng Phật giáo đã đạt được về cơ bản, đưa Phật giáo Việt Nam từ một tôn giáo trên đà suy vong, lạc hậu với thời đại, một tôn giáo mê tín, hủ tục, cầu cúng thành một tôn giáo chuyển hướng phát triển, tiến bộ, chánh tín, nâng cao trình độ tu tập, xây dựng nhiều mặt hoạt động mới về học thuật, văn hóa, giáo dục, công tác xã hội…

Với chấn hưng Phật giáo, Phật giáo Việt Nam đã xác định được vai trò là tôn giáo lớn trong truyền thống dân tộc, bỏ lại sau lưng thời kỳ chùa chiền chỉ là một dạng đình miễu, tu sĩ Phật giáo là thầy cúng, không mấy người am hiểu giáo lý Phật pháp, bị tôn giáo khác xem thường, xã hội rẻ rúng, mờ nhạt như chỉ là một cái bóng của truyền thống của quá khứ rơi rớt lại.

Chấn hưng Phật giáo là một cuộc vận động cả hai chiều, từ giới tu sĩ trẻ lẫn từ thành phần cư sĩ trí thức, cuối cùng đã có tác động lên số đông tăng ni Phật tử.

Những thành tựu của sự nghiệp chấn hưng Phật giáo có được chính là nhờ ở số đông này. Từ đó, chấn hưng Phật giáo lại càng có sức lan tỏa mạnh, ảnh hưởng tích cực đến toàn thể cục diện Phật giáo Việt Nam.

Vì hoàn cảnh thời thế, sau năm 1975, tăng ni Phật tử ít còn nói đến chấn hưng Phật giáo và điều này đã diễn ra trong gần 40 năm, mãi cho đến nay. Chấn hưng Phật giáo tuy vẫn còn được nhắc đến trên vài trang mạng, trong vài cuốn sách, nhưng chừng như chỉ là chuyện lịch sử, chuyện quá khứ đã qua, không còn là mục tiêu lớn của số đông tăng ni tín đồ như trước nữa.

Không ít thành quả chấn hưng Phật giáo hiện nay đã không còn được duy trì được gì. Một số thành quả khác của chấn hưng Phật giáo cũng bị mai một một phần.

Không những chấn hưng Phật giáo ít được nói đến, mà tư duy chấn hưng Phật giáo cũng đã trở nên xa lạ với một số người. Tệ trạng một đạo Phật mê tín, hủ lậu, lạc hậu, quê mùa, cúng bái, đình miễu đã không còn là nguy cơ, mà thực tế đã lan rộng ở nhiều nơi. Người theo đạo Phật, một khi không còn suy nghĩ chấn hưng Phật giáo, nói đến chấn hưng Phật giáo, theo đuổi mục tiêu chấn hưng Phật giáo, thì khi đó đạo Phật sẽ khó mà hưng thịnh. Mà không hưng thịnh thì tất cả sẽ bị suy vong đe dọa.

Vì vậy, hiện giờ chính là lúc đặt lại vấn đề chấn hưng Phật giáo.

Cũng phải thấy, rằng tuy vậy, hiện nay, vẫn còn một số hoạt động chấn hưng Phật giáo được duy trì và đẩy mạnh, theo đà tiến đã có của hoạt động chấn hưng Phật giáo nửa thế kỷ trước. Đó là điều đáng mừng. Nó cũng thúc đẩy chúng ta tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu về chấn hưng Phật giáo, phát triển cơ sở lý luận cho những hoạt động chấn hưng Phật giáo thực tiễn như thế. Điều đó cũng có tác dụng khôi phục các hoạt động chấn hưng Phật giáo đã mai một.

Gần một thế kỷ trước, chấn hưng Phật giáo đã dùng truyền thông làm phương tiện khởi động. Hiện nay, truyền thông đã phát triển rất mạnh. Truyền thông Phật giáo đã vừa là phương tiện tiến hành chấn hưng Phật giáo, và sau đó, sự phát triển của truyền thông Phật giáo chính là kết quả chấn hưng Phật giáo. Truyền thông Phật giáo là mấu chốt quan trọng trong hoạt động chấn hưng Phật giáo. Do đó, truyền thông Phật giáo ngày nay, nếu khéo sử dụng, sẽ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chấn hưng Phật giáo hiện đại.

Truyền thông Phật giáo là cơ hội cho số đông tăng ni Phật tử hô hào, phát động, hưởng ứng, tìm kiếm bạn hữu, giao lưu, thúc đẩy hoạt động chấn hưng Phật giáo. Đó là phương tiện ngay trong tay chúng ta và rất hữu hiệu, đã chứng tỏ khả năng trong quá khứ. Vì vậy, ngay bây giờ, xin quý tôn đức, tăng ni Phật tử có cùng hạnh nguyện chấn hưng Phật giáo bắt tay vào công cuộc chấn hưng Phật giáo hiện đại bằng chính phương tiện truyền thông Phật giáo để kêu gọi lẫn nhau, cổ vũ, trình bày ý tưởng, nghiên cứu lý luận, tái khởi động công cuộc chấn hưng Phật giáo trước hết bằng “ý” và “khẩu”, tạo đà cho những hoạt động tiếp theo trong thực tế.

Chính truyền thông Phật giáo đã là môi trường thuận lợi để quý tăng ni trẻ cũng như cư sĩ Phật giáo tham gia vào sự nghiệp chấn hưng Phật giáo. Ngày nay, môi trường đó, cơ hội đó càng được mở rộng, với nhiều phương cách mới, chẳng những là báo giấy, sách in mà bây giờ là web, là facebook, blog, truyền hình…

Chúng tôi cũng muốn góp phần khởi động, tham gia chấn hưng Phật giáo hiện đại bằng tinh thần như vậy, phương cách như vậy, làm cái điều mà các vị tiền bối hữu công đã làm, là viết báo, hô hào, sách tấn, thảo luận nêu ý tưởng, bày kế sách, cổ động, tường thuật quá trình thực hiện, nêu kết quả đã đạt được, nêu hướng cần tiếp tục nỗ lực.

Trước hết, bằng truyền thông chúng ta hãy làm như quý tôn đức tăng ni, Phật tử hữu công đã làm để chấn hưng Phật giáo, nhưng trong những điều kiện mới, tiện nghi, thuận lợi và có tác động mạnh mẽ hơn nhiều.

Vì vậy, không nên bỏ qua cơ hội để chấn hưng Phật giáo hiện đại.

Trong các bài viết sau, chúng tôi sẽ đi sâu hơn vào các vấn đề cụ thể. Mong nhận được sự ủng hộ của quý tôn đức thầy cô, Phật tử bằng cách viết bài thảo luận, bàn bạc, đóng góp ý kiến.

Xin kính chào trân trọng.

Kính thư

Minh Thạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2014(Xem: 6604)
Hồi trước, ở quê tôi người ta gọi là hát bội chứ không ai nói là hát bộ, như câu ca, có ông chồng say như trong chay ngoài bội, ngó vô nhà như ngày hội Tầm Dương …, còn bài chòi thì gọi là hô chứ không ai gọi hát hay ca. Cái nôi của bài chòi và hát bội là ở vùng Nam Ngãi Bình Phú, nhưng không dừng ở đó, mà lan tỏa sang các tỉnh thành khác lân cận, tạo nên hình thức giải trí có tính cách thưởng ngoạn và mang lại sự say mê trong mọi tầng lớp nhân dân. Về hát bội, có cả nhóm hát nghiệp dư và những đoàn hát chuyên nghiệp.
26/01/2014(Xem: 12965)
Tranh thêu ngựa là một trong những bức tranh đẹp và rất có ý nghĩa. Bởi theo phong thủy, ngựa không những là con vật trung thành nhất mà ngựa còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài, ngựa mang lại sự may mắn, tài lộc.
26/01/2014(Xem: 6345)
Năm ngựa đến. Người ta hay chúc nhau "mã đáo thành công“. Mã là ngựa, đáo là đến nơi, ngựa đến thì thành công đến. Cũng mong thế. Lang thang dạo bước trên mạng Internet tôi thấy có người còn chú thêm là: nguyên ý câu “Mã Đáo Thành Công” là “Kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công”; có nghĩa: Cờ phất (làm hiệu) chiến thắng, ngựa quay về (báo tin) thành công.
25/01/2014(Xem: 17488)
Tự do tự tại là đây Là buông xuống hết gánh đầy nặng mang Chỉ còn thực tại ngọc vàng Vốn là trọn vẹn ngay đang bây giờ
25/01/2014(Xem: 9157)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩm cúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh
24/01/2014(Xem: 6445)
Nơi miền bắc Ấn Độ xưa Trong vương quốc nọ có vua trị vì Giúp vua là vị quan kia Có tài định giá những gì bán buôn Đưa ra giá xứng hợp luôn Thật thà, chính xác, chuyên môn, lành nghề. Riêng nhà vua lại thường chê Vì tiền lời chẳng mang về đầy tay Khi quan định giá kiểu này Vua không được lợi, muốn thay quan rồi,
24/01/2014(Xem: 7238)
Là loài vật rất phổ biến và hiện diện từ lâu trên khắp thế giới, con ngựa đi luôn vào ngôn ngữ của nhiều vùng miền, nhiều dân tộc, nhiều quốc gia. Hình dáng, cấu tạo, đặc tính, sinh hoạt, ảnh hưởng…của ngựa cũng trở thành các hình tượng ẩn dụ tiêu biểu cho những câu tục ngữ độc đáo, đắt nghĩa.
24/01/2014(Xem: 10933)
Trước hết, ngựa có nhiều loại, dựa vào màu lông có ngựa bạch (lông màu trắng), ngựa ô (lông màu đen tuyền), ngựa hồng (lông màu đen pha đỏ đậm), ngựa tía (lông màu tím đỏ pha đen), ngựa vằn (lông màu trắng sọc đen), ngựa kim (lông màu trắng mốc), ngoài ra còn có ngựa xám, ngựa đỏ, ngựa bích..
24/01/2014(Xem: 19585)
Mứt Gừng Bánh Tét đà sẵn đây Cùng với lời Thơ dâng kính Thầy Mai Vàng tươi thắm khoe sắc ấy Con biết Xuân về Thầy cũng hay !
24/01/2014(Xem: 7431)
Quần thể hang động Mạc Cao nằm ở vùng địa lý khô cằn cực Tây Bắc của tỉnh Cam Túc (Trung Quốc), gồm 402 điện thờ Phật giáo trải rộng trên 1.600 m. Quần thể hang động chứa rất nhiều bức bích họa Phật giáo (tranh Phật giáo được khắc họa trên tường) là một trong ba bảo tàng hang động lớn của Trung Quốc, bên cạnh Vân Cương (tỉnh Tây Sơn) và Long Môn (tỉnh Hà Nam).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]