Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những phong tục đẹp ngày Tết

29/01/201410:07(Xem: 5777)
Những phong tục đẹp ngày Tết

viet thu phap

Chơi hoa, đi chợ Tết, gói bánh chưng... là những phong tục đẹp của ngày Tết.

1. Chơi hoa

Mỗi dịp xuân về, chúng ta đều đón Tết vào đầu năm mới âm lịch. Không khí Tết thực sự bắt đầu vào rằm tháng chạp. Ai trồng hoa bích đào (miền Bắc) và mai (miền Nam) đều biết ngày này, ngày mà người ta phải bứt bỏ lá để cho hoa trổ bông đúng ngày mồng một Tết. Không phải ai cũng làm công việc này vì tính chuyên nghiệp trồng hoa cảnh rất cao, tuy nhiên, chơi hoa đào, hoa mai ngày Tết là một truyền thống, và để hoa nở đúng ngày mồng 1 Tết thì duy nhất có ở Việt Nam.

Nếu như người Nhật tự hào về bonsai thì người Việt Nam tự hào về chơi hoa. Nhưng đáng tiếc có một số loài hoa quý như thủy tiên, hoa quỳnh, thường được giới thượng lưu ngày xưa xếp vào loại hoa đón Tết cao cấp, xem hoa nở để đoán vận may, thì đến nay hầu như không còn mấy ai biết đến trong ngày Tết. Thời gian thay đổi thì các thú vui ngày Tết cũng có những đổi thay, song truyền thống hoa Tết đại chúng ở Việt Nam ngày nay còn có thêm nhiều loại như hoa lan, hoa cúc, hoa tulíp… được phát triển từ trong nước và du nhập từ nước ngoài vào.

2. Tiễn ông Công công Táo lên trời

Tương truyền ở mỗi gia đình kể từ khi loài người biết dùng lửa để ăn chín đến nay luôn luôn trong nhà có ông Công ông Táo. Ông Công được xem là thần đất giữ nhà và biểu tượng của ông là cây nêu ngày Tết. Nay, phong tục trồng cây nêu đã bị mai một vì có nhiều người ở nhà tầng nên không có đất. Còn ông Táo được dân gian gọi là “ông vua bếp”. Vua bếp là vị thần cai quản việc nấu ăn trong mỗi gia đình gắn với câu ngạn ngữ “có thực mới vực được đạo”. Một cỗ bếp có ba ông vua bếp được nắn bằng đất thó (đất sét) có hình chóp cụt uốn cong cúi đầu vào nhau tạo thành thế “kiềng ba chân”.

Việc tiễn đưa ông Táo về trời là một phong tục đẹp với ý nghĩa tâm linh. Không tiễn ông Táo về trời là có gì đó khuất tất đối với trời nên sợ không dám làm lễ. Lễ ông Táo về trời bao giờ cũng có việc thả cá chép làm phương tiện cho ông. Đây cũng là mặt đời sống thiêng liêng của cư dân sông nước.

3. Đi chợ Tết, xin chữ về thờ

Đi chợ Tết ngày xưa chủ yếu là mua lá dong, mua thịt, mua hành để về gói bánh chưng. Ngoài ra, người ta không quên qua cổng chợ xin thầy đồ mấy chữ về thờ vì ngày xưa đa phần không biết chữ nên mới có phong tục thờ chữ trong nhà để mơ ước con cháu sau này được học hành, làm ăn phát đạt. Chữ được chọn để thờ thường là chữ Tâm, Phúc, Đức… Phong tục thờ chữ ngày nay đang được phục hồi bằng thư pháp thể hiện một dân tộc hiếu học trong lịch sử và hôm nay.

unnamed-7773-1390549085.jpg

Phong tục thờ chữ ngày nay đang được phục hồi bằng thư pháp - Ảnh: Lê Phương

4. Gói bánh chưng, bánh tét

Phải là những người có bàn tay khéo léo mới gói được, nếu không bánh sẽ nứt góc khi luộc. Đây cũng là nét văn hóa cộng đồng cao khi người này nhờ người kia gói bánh. Luộc bánh chưng là công đoạn được nhiều người thích nhất. Đêm những ngày gần Tết, trời se lạnh mà ngồi chờ đợi bên nồi bánh chưng thì còn gì thú bằng.

Bánh chưng là một phong tục có từ nền văn minh lúa nếp (không đơn giản là lúa nước). Lúa nếp chỉ tìm thấy dấu vết cổ xưa ở đồng bằng sông Hồng và gắn với câu chuyện bánh chưng, bánh dầy từ thời vua Hùng thứ 18 khi kén phò mã. Ngày nay bánh chưng bánh tét vẫn là phong tục thưởng thức ẩm thực Tết vô cùng đẹp của dân tộc ta.

5. Lau dọn nhà

Tất cả đồ vật, chén bát đũa đều được đem ra sửa soạn và trưng bày. Công việc dọn dẹp ngày Tết có ý nghĩa quan trọng để chuẩn bị “tiễn năm cũ, đón năm mới”. Cùng công việc dọn dẹp cũng là lúc xem lại xem còn nợ nần ai cái gì thì phải trả, không để nợ hai năm mà thành “nợ cả đời”. Đây là phong tục tổng kết các quan hệ để xem nợ thì phải trả trước Tết, ơn thì phải đem lễ vật đến để đáp ơn, cũng có ý không nợ ơn qua năm.

6. Đón giao thừa

Giao thừa là lúc chứng kiến trời đất gặp nhau. Khi trời đất gặp nhau sẽ toát ra một linh khí mà ai lúc đó được chứng kiến sẽ thấy trào dâng cảm xúc. Đón giao thừa bao giờ cũng cúng ngoài trời, có thể cúng mặn hoặc cúng hoa quả. Cùng với việc cúng giao thừa này, trên bàn thờ trong nhà bao giờ cũng có ngũ quả gồm chuối (chuối tiêu), bưởi, bòng, cam quýt. Ở miền Nam thờ trái theo ngôn ngữ nên thường có ngũ quả gồm mãng cầu (cầu), dừa (vừa), đu đủ (đủ), xoài (xài), sung (sung túc) hoặc dứa (thơm); đó là cầu - vừa - đủ - xài - sung hoặc cầu - vừa - đủ - xài - thơm.

7. Xông đất mồng 1

Xông đất có thể là chọn người từ trước và người được chọn sẽ đến vào lúc sớm nhất trong năm. Xông đất được tính từ lúc sáng sớm (mặt trời hé rạng) và trong ngày mồng một. Người kỹ tính không đến thăm nhà khác vào ngày mồng một, nhất là người còn để tang người thân. Cũng có người chọn sự ngẫu nhiên trong việc xông nhà để chiêm nghiệm trong năm.

8. Lễ

Lễ là nghi lễ tôn ti trật tự tổ tiên cố cụ, ông bà, cha mẹ, con cháu, họ hàng, bà con hàng xóm, khách thập phương. Tất cả đều được trân trọng trước sau, vì thế mới có câu “mồng một lễ cha, mồng hai lễ mẹ, mồng ba lễ thầy”. Cha là bên nội để lại cho ta dòng họ (theo phụ hệ) vì thế được xem là quan trọng. Mẹ là bên ngoại cho ta thân thể làm người, vì thế mà phải trân quý. Thầy là người cho ta hiểu biết nên phải biết kính mến.

GS. TS Vũ Gia Hiền

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/03/2015(Xem: 10742)
Hình ảnh Tu Viện Quảng Đức Hành Hương Lễ Phật 10 Chùa Đầu Xuân Ất Mùi 2015
02/03/2015(Xem: 6337)
Sáng nay trời ửng nắng, những tia nắng mới làm tan đi ít nhiều khí lạnh suốt mấy ngày qua, và rõ từng giọt sương trong suốt trên những cánh hồng phượng sau một lớp mỏng mây mù phủ trắng dục, và cả trên thảm cỏ như bị xám mét đi bởi những ngày lạnh và gió, nghe rộn cả tiếng chim muôn quanh chòm cây hạnh đang trĩu vàng trái phía trước cổng, như báo hiệu sự hân hoan của một ngày nắng ấm đến với chúng, với muôn cây cỏ hoa lá, và với cả con người.
01/03/2015(Xem: 10208)
Danh sách Tự Viện viếng thăm lễ Phật tại Tu Viện Quảng Đức 11.am Thứ bảy, 28-2-2013 (ngày 10 tháng giêng) CHÙA HOA NGHIÊM (9 xe) TT Thích Thiện Tâm, Tel: 9548 2215; Mob: 0411 752 947 11.am Chủ nhật, 1-3-2015 (ngày 11 tháng giêng) CHÙA DƯỢC SƯ (4 xe) Liên lạc: Ni Sư Như Tài, (03) 9706 3661 1.pm Chủ nhật, 1-3-2015 (ngày 11 tháng giêng) CHÙA HUỆ QUANG (4 xe) Liên lạc: ĐĐ Thông Hiếu : 0421 448 708 2.pm Chủ nhật, 1-3-2015 (ngày 11 tháng giêng) HỘI PHỤ NỮ VIỆT-HOA (1 xe) Liên lạc: Cô Mai : 0412 473 528 3.pm Chủ nhật, 1-3-2015 (ngày 11 tháng giêng) CHÙA QUANG MINH (12) TT Phước Tấn dẫn đoàn Liên lạc: Cô Thanh Khâm: 0418 993 096 4.pm Chủ nhật, 1-3-2015 (ngày 11 tháng giêng) CHÙA BỒ ĐỀ (7 xe) Liên lạc: Ni Sư Nhật Liên: 0422 313 922 5.pm Chủ nhật, 1-3-2015 (ngày 11 tháng giêng) CHÙA PHẬT QUANG (9 xe) Liên lạc: Ni Sư Chân Kim: 0418 993 096
26/02/2015(Xem: 13768)
Trong Suối Nguồn Vi Diệu Trái Tim Không Muộn Phiền Là Trái Tim Thương Yêu Con Dâng Hương Kính Phật Tâm Nở Đóa Vô Ưu . Mùa Xuân Mở Ngõ Chiều vàng nắng, Nắng đan tơ Ai đem nhung nhớ trải Thơ tâm hồn Tưởng như chim hót bên cồn
24/02/2015(Xem: 6549)
Xuân dịu dàng lay ta thức dậy Cười bình an sự thế ngàn mây Bay thong dong huyễn sắc vơi đầy Ngân réo rắt nguồn tâm vẫn vậy! Dẫu biết có không rồi chẳng mấy
24/02/2015(Xem: 5232)
Tết là dịp để con người vui chơi thoải mái sau một năm làm việc, Tết cũng là thời điểm để người Phật tử hướng về Phật, về tổ tiên để thành kính tri ân. Nhang là phẩm vật không thể thiếu khi thực hiện ý nghĩa ấy. Nhang (hương) vốn được làm từ thân cây hoặc lá có mùi hương, đặc biệt là cây có tinh dầu thơm; khi đốt lên, mùi hương tỏa ra nhẹ nhàng. Từ nguyên thủy, nhang được dùng trong lễ nghi tôn giáo, và có tư liệu phương Tây (Wikipedia tiếng Anh) cho rằng, có thể nguồn gốc của nhang là từ Ai Cập cổ đại, lấy nguyên liệu từ các xứ bờ biển Ả Rập và Somali.
23/02/2015(Xem: 6823)
Ngày mùng 5 tết Ất Mùi (23-2-2013) Quý Thầy và quý Sư Cô tại tiểu bang Victoria đến viếng thăm Chùa Bảo Vương và Chúc mừng Khánh Tuế Hòa Thượng Tăng Giáo Trưởng Thích Huyền Tôn và thăm Tu Viện Quảng Đức chúc Tết TT Thích Tâm Phương.
23/02/2015(Xem: 7360)
Đầu xuân thầm ước nguyện Cho mọi sự giao thông Đừng xảy ra những chuyện Làm nhân thế đau lòng
22/02/2015(Xem: 8385)
Hành Hương Thập Tự Xuân Ất Mùi 2015 Chùa Linh Sơn Chùa Liên Trì Chùa Từ Quang viếng thăm TV Quảng Đức hôm nay chủ nhật 22-2-2015
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]