Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Xuân Bất Tận

28/01/201409:20(Xem: 6382)
Mùa Xuân Bất Tận

Phat_Di_Lac_1


Mùa Xuân Bất Tận




Trên những đoạn đường đi qua, biết bao thăng trầm nghiệt ngã, vì đua chen danh-lợi, chức quyền, vì đảo điên hơn thua địa vị, cuộc sống con người trở nên nặng nề mệt mỏi. Không ai trong chúng ta không mong ước có được những phút giây bình lặng, những tháng ngày yên ả, để lắng nghe làn gió thoảng của đất trời, tiếng nước chảy rì rào từ nguồn suối mát tâm linh thực sự. Lắng nghe những âm thanh của tiếng chuông nguyện cầu vọng về, hay muôn tiếng côn trùng đồng âm tấu khúc tâm thiền. Phải chăng, tất cả đều là bản hòa tấu muôn đời của càn khôn, là mùa xuân nhiệm mầu của vũ trụ?

Khi trở lại sống với quê hương muôn thuở, sống với mùa xuân miên viễn, tự nhiên trái tim ban trải tình người thắp sáng, tâm hồn sâu lắng và sức sống nội tâm dâng trào. Niềm chân phúc vô biên tự ngàn xưa xuất hiện. Ô hay xuân miên viễn đã đến đây rồi! Giữa núi sông đất trời, mùa Xuân mặc thêm chiếc áo gấm, nhằm tô thắm vẻ đẹp thiên nhiên thường tại. Xuân là hy vọng, là sức sống vươn lên, để dập tắt mọi ưu não muộn phiền. Muôn nghìn kỳ hoa dị thảo cũng sẽ hòa mình trong sức sống mùa Xuân. Mùa Xuân mang đến ý nghĩa thâm sâu thiền vị, để cuộc đời bớt đi những khổ lụy bi thương. Chỉ cần một tâm thái hiểu biết và sống trọn vẹn với mùa Xuân, con người có thể thoát khỏi mùa xuân thế tục đậm nhạt tàn phai!

Một trong những phong tục tuyệt vời của con người trên hình tinh này khi đón Tết vui xuân là chúc Tết. Chúc Tết là ước vọng ngàn đời của con người xưa nay. Trong đêm giao thừa, hay những ngày đầu năm mới, ai cũng thầm nguyện ước và mong muốn cung chúc mọi người những điều an lành hạnh phúc nhất trọn năm. Nhưng, đó chỉ là những lời nguyện cầu suông nếu chúng ta không cố gắng sửa tánh trau tâm. Không khéo, cuộc đời mình sẽ như tiếng pháo dòn tan kia, chỉ để lại những mảnh xác ngổn ngang điêu tàn. Nếu không làm lành lánh dữ, cuộc đời sẽ như đóa mai vàng buồn bã lìa cành nằm ủ rũ trước sân chùa. Rồi gió Hạ gọi về, Thu buồn viếng cảnh, Đông rét lạnh lùng, bốn mùa của đất trời xoay vần chuyển đổi, tâm hồn con người vẫn cứ khổ đau!

Do vậy, ngày nào còn bị thời gian trói buộc, không gian chi phối, thì lúc đó con người vẫn còn lặn hụp trong kiếp tử sinh. Ngày nào còn bị vọng tình kết chặt, ngoại cảnh phân ly, thì lúc đó con người vẫn còn trôi lăn trong dòng chảy vô thường. Ngày nào còn bị mừng-giận, ghét-thương, khổ đau-hạnh phúc hoành hành, thì lúc đó con người vẫn còn bị trầm thống trong kiếp luân hồi. Cõi vô minh mịt mờ nhân ảnh, đường về bến giác mãi cách xa, kiến chấp lầm mê làm chủ lối về.

Dù sống trong mùa xuân vẫn không thấy được nét vui tươi diễm lệ của đất trời. Dù sống trong ngày Tết vẫn không thoát khỏi mọi hơn thua danh lợi. Cứ quẩn quanh nơi áo đẹp món ngon, nhà cao cửa rộng, xe hơi bóng loáng sang trọng, vật chất tạm bợ thế trần thì đau khổ lầm than sẽ không có cơ may chấm dứt. Trong khi từng giây phút tại cõi lòng, từng hơi thở thổn thức của con tim, tiếng réo gọi của mùa xuân vĩnh tại vẫn văng vẳng bên tai! 

Có hạnh phúc nào bằng khi ngày Tết ngắm nhìn một cành mai! Phiền não nhiễm ô rơi rụng, toan tính thế trần như hạt sương long lanh tan biến trước ánh nắng ban mai. Bất chợt ta mỉm cười vui sướng, khi thấy nơi này xuất hiện một rừng mai. Hoa mai, hoa lòng hay nói đúng hơn những con người với tâm hồn thánh thiện như những đóa hoa đang thi hóa cuộc đời, đang điểm tô cuộc sống bằng chính những công việc từ thiện thiết thực, lợi ích tha nhân. Đó là những bông hoa biết nói, biết cười, biết rung động trước những hiu hắt của đất trời cuồng loạn!

Có hạnh phúc nào hơn, khi đến chùa lúc nào cũng thấy nụ cười hiền luôn nở trên môi, có thể chuyển hóa tâm hồn tha nhân đang gặp khổ đau phiền lụy. Chính nụ cười duyên này có thể làm rung động cả Tam thiên đại thiên thế giới. Nụ cười của con người luôn hành hóa độ tha, tự tại phiêu bồng, thong dong trước những sóng gió ngả nghiêng của cuộc đời. Nụ cười Di Lặc có công năng xóa tan bao sầu bi khổ lụy, bao oan chướng não phiền của kiếp nhân sinh. Nụ cười Di Lặc sẽ điểm tô cho các loài hoa trên dương gian, kể cả hoa đào, hoa mai, mẫu đơn, thược dược hay huỳnh hoa, cẩm chướng và vạn thọ, cúc xinh.

Bụng to nhưng không nặng nề khó di chuyển, và vẫn tự tại ngao du nơi phương trời vô đinh. Ngài rất nhanh nhẹ ứng đối hay xuất hiện khi ra tay cứu nạn giải nguy. Vai mang túi vải rày đây mai đó, để dung chứa những điều khó dung chứa. Chính túi vải này, có công năng gánh hết mọi buồn-vui, vinh-nhục. Ngài vẫn ung dung cất bước, dạo chơi nơi cõi Ta bà mà cõi lòng chẳng vướng bận phan duyên. Đôi má lúm đồng tiền là niềm hoan hỷ vô biên của người không còn chút ưu phiền dính mắc! Chằng cần nói lời giác ngộ, không cần chứng đắc thần thông, chỉ tự tại phiêu bồng, an nhiên giải thoát mọi trói buộc của nhân-ngã, bỉ-thử. Tùy thuận tùy duyên đây đó, sống với bản thể chân tâm hằng hữu. Xuân đến hay xuân đi vẫn mãi tâm xuân thường trụ.

Có hạnh phúc nào bằng giữa đất trời bao la, giữa không gian mênh mông vô tận, bao đầm ấm ngọt ngào của con tim khối óc dâng trào, kết thành lời kinh nguyện cầu khẩn thiết! Lòng người sau bao năm tháng xa quê cảm thấy ấm lại, ngọn lửa tin yêu bừng sáng, quê hương đích thực hiện về, mỗi bước chân đi sẽ điểm hồng nhân gian Tịnh độ! Hương thời gian tỏa sắc, màu thời gian phai mau, mỗi năm chiếc áo rêu phong phủ lên mái chùa càng dày đặc thêm lên. Ngày Tết sắp trở về, hương thơm trinh thành bay bay, hương lòng sẽ hòa quyện theo làn gió nhẹ của đêm Giao thừa, đưa tâm thức nguyện cầu về nơi cõi tịnh. 

Trên mỗi bàn thờ, dưới từng gốc cây Đuôi Chồn, những đóa phong lan thay lá đơm hoa ngan ngát cả không gian tịch lặng! Hãy noi gương liệt vị Tôn sư năm xưa, giữ lòng tự tại thong dong trước những duyên trần giả hợp. Khi đã thấu thị trong lẽ vô thường sinh diệt của kiếp tử sinh, vẫn còn đó cõi chân thường bất sinh bất diệt, thì làm gì còn vướng bận quyền hành chức tước, làm gì còn luyến lưu với cảnh vật xung quanh. Chỉ cần cười vang một tiếng là có thể vỡ nát vô minh, bặt cả ngôn lời và chấn động càn khôn địa giới! Đêm nay, giật mình nhìn lại, tự vấn cõi lòng, thì ra đời mình đã đến lúc tóc điểm pha sương. 

Xét lại, từ khi hiện hữu trên cõi dương trần, biết bao mùa Xuân thế tục đi qua, nhưng tâm xuân vẫn còn đó: Vẫn Mai Lan Cúc Trúc, vẫn Anh Đào,Vạn Thọ, Huệ Trắng, Phong Lan thơm ngát mười phương pháp giới! Những ngày của năm mới, hy vọng phiền não nhiễm ô, hay bản ngã vô minh sẽ theo gió trôi đi. Bên nhau uống cạn chung trà, cùng xẻ chia nỗi niềm cảm thông để thứ tha lỗi lầm năm cũ, cùng nhìn nhận nhau là con cháu của đấng cha lành hay con dân của 4000 năm nước Việt. Trọn trái tim hồng tha thiết, sống trong tuệ trí từ bi, vị tha vô ngã, chúng ta sẽ tiếp tục dấn thân, đi giữa trời đất bao la, thấu thị mùa xuân bất tận!!!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2016(Xem: 6388)
CHƯƠNG TRÌNH XUÂN BíNH THÂN 2016 Tại Pháp Duyên Tịnh Xá 1760 W. Jensen Ave. Fresno, CA.93706 Ngày Chủ Nhật 07 tháng 02 năm 2016 (Tức là 30 tháng Chạp năm Át mùi) 10.giờ 30 am - Lễ Tất Niên và Cúng Hội 11. 30 khuya “TẾT” Đón Giao thừa Mồng Một Tết Nguyên Đán Khai Kinh Di Lặc
19/01/2016(Xem: 12777)
Ngày xưa trong chốn rừng sâu Có bầy khỉ nọ cùng nhau họp đoàn Đếm ra đủ tám mươi ngàn Bầu ra vua khỉ đầu đàn chỉ huy Thân hình vua lớn dị kỳ Lại thêm đầu óc rất chi tuyệt vời. Thế rồi một buổi đẹp trời Họp bầy, vua khỉ ban lời khuyên răn:
15/01/2016(Xem: 7565)
Hiện nay, ở một số chùa có trưng bày tượng ba con khỉ trong sân chùa. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như hiểu đầy đủ ý nghĩa sâu xa mà người xưa muốn truyền dạy lại cho thế hệ sau qua bức tượng tưởng chừng như vô tri đó. Thoạt đầu khi mới nhìn qua bức tượng này có lẽ ai trong chúng ta cũng tưởng như đã hiểu được ẩn ý của nó. Đó là: “không nói, không thấy, không nghe”. Nhiều người cho rằng bức tượng ấy muốn dạy chúng ta hãy ở yên và sống cuộc sống của mình, đừng quan tâm đến chuyện của người khác hay những gì đang xảy ra xung quanh. Nhưng nếu hiểu như vậy thì thiếu chính xác và chưa đầy đủ.
15/01/2016(Xem: 12364)
Ngày xưa ở tại ven sông Có chàng khỉ sống ung dung một mình Mạnh sức lực, lớn thân hình Thêm tài nhảy nhót tài tình kể chi. Giữa sông có đảo đẹp kia Bao nhiêu cây cối rậm rì xanh tươi Trái cây ngon ngọt khắp nơi Nào hồng, nào chuối chào mời khỉ ta. Từ bờ tới đảo khá xa May thay có đá nhô ra giữa dòng
15/01/2016(Xem: 6046)
Nhân dịp Xuân về, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan, chúng tôi trân trọng kính gởi đến Chư Tôn đức Trưởng lão, Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, quý Cộng đồng, Hội đoàn, Tổ chức, Cơ quan Truyền thông, thân hào nhân sĩ, thiện hữu tri thức, cùng toàn thể Đồng hương Phật tử tại Úc Châu và các châu lục, lời vấn an sức khỏe và lời Chúc Mừng Năm Mới tốt đẹp nhất, cầu mong tất cả thân tâm an lạc, vạn sự cát tường, sở cầu như nguyện.
15/01/2016(Xem: 18912)
Năm nay Bính Thân, cầm tinh con Khỉ, ai cũng biết loài khỉ xưa nay vốn được xem là động vật thông minh và nhanh nhẹn. Vì vậy, nhiều người Mẹ hy vọng sinh con năm Thân để con có thể sở hữu những đặc tính nổi trội này. Con khỉ cũng được lựa chọn tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Khỉ thường được điêu khắc hoặc dán trên tường và cửa chính ra vào, với mục đích đem lại sự may mắn và niềm vui, hạnh phúc. Riêng đối với người con Phật, hình ảnh con khỉ lại rất gần gũi qua lời dạy của Đức Phật với 4 chữ " Tâm Viên Ý Mã", có nghĩa là tâm chúng ta như con khỉ chuyền cây, ý của ta sinh diệt liên tục như con ngựa chạy rong ngoài đồng nội. Đó là hình ảnh so sánh cực kỳ sống động, giúp cho chúng ta biết rõ nhược điểm của tâm mình mà khéo điều phục cho được thuần hóa. Trong Kinh A Hàm, Phật kể câu chuyện, có một bầy khỉ đi ăn, khỉ Chúa dạy các khỉ nhỏ không được tự ý tách đoàn đi ăn một mình mà bị sập bẫy mất mạng. Trong đoàn có một con khỉ kiêu mạn, lại tham ăn, tách đoàn đi ăn một mình để được
12/01/2016(Xem: 5998)
Hôm nay là ngày đầu tiên đi làm cho năm mới. Trời không nóng lắm, nên cũng dễ chịu. Năm mới, năm tinh khôi, đời tinh khôi... Có những tin buồn của bạn hữu, lòng chùng xuống mênh mang... Ở tuổi gần tri thiên mệnh, bạn bè, người thân của bạn bè lần lượt như những chiếc lá thả xuống dòng sông để trôi vào vô tận... Chỉ biết cầu mong người đi thanh thản, người ở lại thân tâm an tịnh... Cuộc sống như một cái cây lớn, mầm này nhú lên, thành nụ, thành hoa, rồi lại thành hạt, lại nảy mầm... Cứ thế tuần hoàn, nhưng sao không khỏi những day dứt...
12/01/2016(Xem: 11836)
Trang Nhà Quảng Đức chúc xuân Đạo tràng Tu viện một lòng hướng quê “Dê” đi năm “khỉ” lại về “Tâm Viên Ý Mã” nguyện thề phải tu Là “khỉ” tâm rất lu bu Lăng xăng chạy nhảy oán thù tạo gieo
11/01/2016(Xem: 12858)
Tiền thân Đức Phật một thời Từng là chú khỉ sống nơi khu rừng Thân hình to lớn hào hùng Xiết bao mạnh mẽ, vô cùng thông minh, Nhân từ nổi tiếng rừng xanh Giúp người hoạn nạn tâm thành chứa chan. Một ngày rực rỡ ánh vàng Nắng trời tỏa ấm, gió ngàn vờn quanh
10/01/2016(Xem: 5104)
Cuộc sống và cuộc đời luôn luôn thay đổi trong từng hơi thở và từng nhịp đập; Thay đổi cuộc đời trong Năm mới chính là Làm mới chính mình, nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc. Hãy suy ngẫm và làm theo những gì trái tim ta mách bảo, rất có ích cho chúng ta! Có ích cho một năm mới để gieo trồng và nuôi dưỡng hạnh phúc cho chính mình và những người thân thương trong cuộc đời mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]