Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thú vui ngày Tết : Bài chòi, hát bội

26/01/201411:08(Xem: 6606)
Thú vui ngày Tết : Bài chòi, hát bội
hat boi
Hồi trước, ở quê tôi người ta gọi là hát bội chứ không ai nói là hát bộ, như câu ca, có ông chồng say như trong chay ngoài bội, ngó vô nhà như ngày hội Tầm Dương …, còn bài chòi thì gọi là hô chứ không ai gọi hát hay ca. Cái nôi của bài chòi và hát bội là ở vùng Nam Ngãi Bình Phú, nhưng không dừng ở đó, mà lan tỏa sang các tỉnh thành khác lân cận, tạo nên hình thức giải trí có tính cách thưởng ngoạn và mang lại sự say mê trong mọi tầng lớp nhân dân.

Về hát bội, có cả nhóm hát nghiệp dư và những đoàn hát chuyên nghiệp.

Chuyên nghiệp thì tổ chức chặt chẽ thành đoàn, có rạp hát, có sân khấu, có bán vé cho người xem; thường hay biểu diễn ở nơi thị trấn, thành phố… những nơi có thể tập trung người xem được dễ dàng. Nghiệp dư thì trái lại. Họ là những người sinh sống bằng đủ thứ ngành nghề trong xã hội. Vào những dịp Tết hay khi có hội hè lễ lạt, được ban hương hội hay các nhà hào phú mời hát giúp vui thì họ mới tập trung nghệ sĩ lại. Nơi trình diễn thường vẫn là chốn chùa chiền, đình làng hay tại nhà phú hộ. Sân khấu lộ thiên và không bán vé.

Cũng như hát bội nghiệp dư, nhưng bài chòi có tính cách bình dân, đơn giản hơn nhiều. Vài người ngồi lại với nhau, chỉ với một cây đờn có trợ lực cũng có thể hô thành bài bản, không cần có sân khấu, áo quần, đờn địch rờm rà. Khi nào cần mới tập trung đầy đủ bộ sậu.

Vào những dịp Tết, làng quê thường hay tổ chức hát bội, bài chòi để vừa góp vui vừa “bói” may mắn đầu năm. Hồi tôi còn nhỏ, Tết năm nào cũng có dịp đi xem hát bội, nghe hô bài chòi, lấy làm thích thú lắm! Ở làng tôi, hát bội được tổ chức ngay giữa sân chùa Ông (thực ra chỉ là miếu thờ Quan Công nhưng người ta vẫn quen gọi là chùa Ông). Nghệ sĩ dĩ nhiên toàn là nghiệp dư. Khán giả là những nông dân quanh năm đầu tắt mặt tối, thư thả được mấy ngày Tết truyền thống kéo nhau đến xem một cách háo hức.

Nói nghiệp dư nhưng khi lên sân khấu cũng vẽ mặt, cũng có trang phục đầy đủ lệ bộ hợp với vai diễn, tuồng tích, được phụ họa bằng kèn trống, nhạc cụ không thiếu thứ gì. Bấy giờ, đề tài xã hội chưa được ưa chuộng trên các vở diễn đều thuộc loại tuồng cổ như: “San hậu”, “Phụng nghi đình”, “Chung vô diện”, “Tiết Đinh San cầu Phàn Lê Huê”… Mỗi vở tuồng được diễn kéo dài liên tiếp nhiều đêm, có khi đến cả tuần lễ, mười ngày chưa hết, tạo nên sự thu hút, khán giả khó có thể bỏ cuộc nửa chừng được.

hat boi-2

Hồi trước, do sinh hoạt nông nghiệp, người ta ăn Tết không chỉ có ba ngày, mà là bảy ngày; có nơi kéo dài cho đến Tết Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng) mới dứt. Dù nghèo khổ cách mấy thì công việc cũng tạm thời được gác qua một bên, vui chơi cho thỏa thích cái đã. Ông bà ta bảo: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” mà! Cứ mỗi buổi chiều khi mặt trời vừa lặn, nghe tiếng trống giục vang ra từ giữa làng như mời gọi mà lòng nghe náo nức, ai nấy vội vội vàng vàng lo thu xếp mọi công việc nhà, kéo nhau về hướng chùa Ông, tranh thủ đến trước để còn có thể kiếm chỗ ngồi thích hợp. Chỉ là ngồi bệt dưới nền đất. Một vài hàng ghế phía trước “sân khấu” để dành riêng cho những chức sắc hay những người quyền quý trong làng. Ai đến trễ thì phải đứng chen chúc bên ngoài ngóng mắt nhìn vô.

Tuy không ghế ngồi nhưng khán giả đều giữ gìn yên lặng thưởng thức điệu múa lời ca hết sức trật tự. Mỗi lần diễn thường đến nửa đêm mới dứt. Đến mãn cuộc vẫn còn thấy luyến tiếc nên trên đường về khán giả không ngớt bàn tán về tài ba của nghệ sĩ, nhận xét về các nhân vật trung nịnh, thiện ác trong vở tuồng nghe thật sôi nổi, hào hứng… râm ran cả đường làng khuya.

Nếu hát bội được tổ chức hát vào ban đêm với địa điểm thường ở đình chùa, thì bài chòi lại diễn ra vào ban ngày, thường là mượn địa điểm nơi chợ trong những ngày chợ nghỉ bán. Các chức sắc trong làng trưng dụng lòng chợ dựng lên mười hai cái chòi dã chiến nằm song song mỗi bên sáu chòi. Ở giữa, trên mặt nền chợ, người ta trải chiếu làm “sân khấu” để nghệ sĩ trình diễn. Phía đầu chợ là nơi để cho các quan chức ngồi xem, cầm chầu… và là nơi dựng ống thẻ dùng để đánh bài chòi. Thẻ là thẻ tre trên đó có dán những quân bài tứ sắc để xác định tên thẻ, gọi là những thẻ con. Ngoài ra, còn có 12 thẻ cái, có kích thướt lớn hơn, cỡ bằng hai ngón tay, được dán trên đó những mảnh giấy đã viết sẵn những chữ Nho ghi tên ba quân bài bất kỳ có đủ bốn màu đỏ vàng xanh trắng.

Mỗi đợt chơi có 12 người mua 12 thẻ cái ngồi trong 12 chòi. Số lượng người còn lại đứng vòng quanh vừa để xem hô bài chòi, vừa nếu muốn, đợi đến phiên mình mua thẻ lên chơi, bói may rủi đầu năm. Có người mê đến nỗi ngồi mãi cho đến mãn cuộc mới chịu thôi. 12 người mua 12 phần tiền, chỉ có một người trúng, nhưng nếu trúng thì chỉ được nhận 10 phần, 2 phần còn lại được sử dụng vào việc chi phí chung của cuộc chơi, kể cả tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ.

Trong khi giữa sân các nghệ sĩ trình diễn thì người “chạy hiệu” lắc lắc ống đựng thẻ, rút ra may rủi mỗi lần một thẻ, hô lớn tên quân bài trong thẻ ấy. Khi hô bài, người chạy hiệu thường không gọi ngay tên quân bài mà thường đọc lên một câu ca dao hoặc một lời gợi ý để người nghe phải suy đoán, gọi là hô thai. Người nào giữ thẻ cái có quân bài phù hợp thì xướng lên bằng cách gõ sanh là hai thanh tre khô khi đập vào nhau có tiếng vang để người chạy hiệu mang thẻ con ấy đến cho mình. Khi nào thẻ cái đủ cả 3 thẻ con phù hợp thì người ấy hô “tới”, cũng bằng cách gõ sanh nhưng theo một nhịp điệu dồn dập và tươi vui hơn. Bấy giờ, người chạy hiệu để tiền trên một chiếc khay kèm theo một lá cờ bằng giấy hình tam giác giao cho người may mắn. Mỗi lần “tới” là được một lá cờ.

Như bài chòi, hô bài chòi không cần phải có sân khấu. Họ trình diễn ngay trên những chiếc chiếu trải nơi giữa lòng chợ. Cả ban nhạc kèn trống cũng đều ngồi xếp bằng nơi đây. Áo mão, cân đai, trang điểm… cho các nhân vật cũng có tính cách tượng trưng. Những vở diễn thường lấy theo tích xưa như: Thoại Khanh Châu Tuấn, Lão Trượng Tiên Bửu, Lâm Sanh Xuân Nương, Phạm Công Cúc Hoa… Đoạn nào trình diễn hay, nghệ sĩ nào hô giỏi, người cầm chầu thấy thích thú thì vãi thẻ ra sân để thưởng. Nghệ sĩ cứ nhặt lấy thẻ ấy đến đổi số tiền tương ứng. Thẻ thưởng khác với thẻ chơi bài chòi. Mỗi thẻ quy bằng bao nhiêu tiền do nơi sự quy ước từ đầu. Người xem cứ xem, người đánh bài cứ đánh bài, nghệ sĩ hô cứ hô; thật là một cảnh vui ngày Tết chỉ thấy ở thôn quê ngày xưa.

Nửa thế kỷ qua, bây giờ tôi không còn có dịp thưởng thức thú vui như hồi còn nhỏ nữa. Bài chòi, hát bội đã vắng bóng trên quê tôi. Ngày Tết người ta tìm hiểu thú vui khác theo với trào lưu mới. Nhưng trong tôi ấn tượng ngày xưa không thể nào quên được. Mỗi năm về quê ăn Tết, họa hoằn nghe được tiếng trống làng bên, lòng nao nao nhớ lại kỷ niệm của những ngày xưa cũ lạ thường. ■

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/01/2012(Xem: 8806)
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
08/01/2012(Xem: 7978)
Người,cũng là muôn loài trong cái thế giới ta bà, vẫn mang tứ khổ của cuộc đời, vẫnphải chịu bao cảnh trầm luân, vẫn phải nỗ lực tu tập để thoát khỏi luân hồi.Tôi cũng thế. Có lúc tôi chịu đớn đau, chịu bao phiền não. Tôi nào thoát đượcchốn trần gian đầy khổ ải...
05/12/2011(Xem: 11663)
Kính thành đốt nén tâm hương Chúc cho muôn loại ánh dương chan hòa Đại đồng thể tánh bao la Gia đình vô kỷ, thăng hoa xuất trần Tân xuân tươi sáng trong ngần Niên niên đoạn hết những phần trắc nan An vui cùng khắp thời gian
19/06/2011(Xem: 4562)
Thì cành Mai vẫn nở , Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu đó trong các bài bình luận văn học, cành mai kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến sĩ với thẩm quyền chuyên môn về kiến thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền. Và, giá trị mỹ học tuyệt vời của nó, dẫu đã một ngàn năm qua đi, vẫn còn mới mẻ, tinh khôi như giọt sương, như ánh nắng long lanh giữa ngàn cây, nội cỏ...
19/05/2011(Xem: 5721)
Từ lâu lắm, chừng như trong tâm khảm và ước vọng của con người, mùa xuân bao giờ cũng hiện ra với dáng vẻ tươi vui, rực rỡ và sinh động, bởi vì nó là giai kỳ khởi đầu cho một vận hành dịch biến mới của vạn vật.
11/04/2011(Xem: 4575)
Khỉ là loài linh trưởng thông minh và có nhiều đặc tính lạ. Về trọng lượng, khỉ thường nặng 3-4 kg, nếu so với một con đười ươi hoặc hắc tinh tinh nặng 3- 4 tạ thì khỉ quá nhỏ bé.
01/04/2011(Xem: 7900)
Hình tượng ba con khỉ: con thì dùng tay che hai mắt, con thì dùng tay bịt hai tai và con thì dùng tay bịt miệng lại…đã nói lên sự khôn ngoan của người biết giữ lễ.Đây là một phương châm xử thế: Không nhìn những việc gì xấu, không nghe những lời nói xấu,không nói điều xấu xa đê tiện. “See no evil, hear no evil, Speak no evil” Người ta nghi rằng nguồn gốc của triết lý tam không nói trên có lẽ đã được một nhà sư Phật gíáo thuộc tông phái Thiên thai(?) (Tiantai Zong),Trung Quốcđề cậpđến trong tác phẩm của ôngta, “ Không thấy, không nghe và không nói” vào koảng thế kỷ thứ VIII. Sau đó thì tư tưởng nầyđược du nhập vào Nhật Bản với sự ra đời của hình tượngđiêu khắcba con khỉ.Ngày nay hình tượng bộ khỉtam khôngxưa nhứt là tác phẩm của nhàđiêu khắcHidari Jingoro (1594-1634) dược thấy thờ tại đền ToshoguởNikko, Nhật Bản. Theo ngôn ngữ Nhật Bản: -Nizaru:tôi không nhìn điều xấu -Kikazaru: tôi không nghe điều xấu -Iwazaru: tôi không nói điều xấu
27/03/2011(Xem: 8690)
Đón Xuân - Lâm Ánh Ngọc - Tuấn Anh Đạo diễn & quay phim : Điệp Văn Thực hiện : Sen Việt Media
08/03/2011(Xem: 4338)
Tôi gặp cành mai ấy lần đầu, khi trời Tây còn ủ dột trong sương mù và mưa tuyết. Thời ấy nói tiếng Đức chưa rành, còn lớ ngớ chưa biết đâu là đâu, chỉ biết lạnh.
08/03/2011(Xem: 4022)
Với tôi, hình như mùa xuân ở mỗi nơi thì mỗi khác. Và, mùa xuân ở nơi cổng chùa dường như thanh giản, nhẹ nhàng, đáng quý và đáng sống hơn...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]