Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một kho báu vô giá của nghệ thuật Phật giáo

24/01/201407:55(Xem: 7434)
Một kho báu vô giá của nghệ thuật Phật giáo

Một kho báu vô giá

của nghệ thuật Phật giáo

Quần thể hang động Mạc Cao nằm ở vùng địa lý khô cằn cực Tây Bắc của tỉnh Cam Túc (Trung Quốc), gồm 402 điện thờ Phật giáo trải rộng trên 1.600 m. Quần thể hang động chứa rất nhiều bức bích họa Phật giáo (tranh Phật giáo được khắc họa trên tường) là một trong ba bảo tàng hang động lớn của Trung Quốc, bên cạnh Vân Cương (tỉnh Tây Sơn) và Long Môn (tỉnh Hà Nam).


Một trong số những điện thờ Phật giáo

Nhiều thế kỷ trước, trên một mặt đá dựng của sa mạc Taklamakan (thuộc Tân Cương) các họa sĩ, nghệ nhân đã đào trũng và đục đẽo tạo nên 492 hang động với hơn 450.000 m2 bích họa đặc sắc. Quần thể hang động Mạc Cao (hay còn gọi là Đôn Hoàng) về sau được biết đến như là “bảo tàng” nghệ thuật Phật giáo vô giá của thế giới.

Động Mạc Cao được khởi xây từ năm 366 gần Đôn Hoàng, cửa ngõ quan trọng về phía Tây của Trung Quốc, một trung tâm thương mại nằm dọc theo Con đường Tơ Lụa và là nơi giao thoa của các tộc người và tôn giáo khác nhau, trong đó có Phật giáo. Các hang động trong quần thể được xây dựng trong gần một thiên niên kỷ và đạt đến đỉnh cao của sự sáng tạo trong suốt thế thế kỷ 7 và 8. 

Theo các nhà nghiên cứu, Đôn Hoàng là trung tâm giao thương trên hành trình của Con đường Tơ Lụa và là trung tâm tín ngưỡng, tôn giáo từ thời nhà Đường. Rất nhiều các hang động lớn được tạo tác trong thời kỳ này. Nhưng những công trình này bị chậm lại và xuống cấp vào thời nhà Nguyên, khi hoạt động giao thương của Con đường Tơ Lụa yếu đi và việc giao thương xuyên biển bắt đầu lớn mạnh ở Trung Quốc. 


Một góc tuyệt đẹp nơi di tích 

Những công trình còn lưu lại nơi "kho báu" này

Sự nở rộ của việc ra đời các bích họa trong quần thể hang Mạc Cao diễn ra vào đời nhà Đường. Các họa sĩ mang những câu chuyện Phật giáo khắc vẽ lên vách hang. Nét độc nhất vô nhị của nghệ thuật Mạc Cao không chỉ là sự kết hợp của các truyền thống nghệ thuật bản địa Trung Quốc, Đông Á mà còn có sự pha trộn và ảnh hưởng của người Ấn và Gandha cổ đại. Nghệ thuật Mạc Cao còn là bằng chứng cho sự trao đổi văn hóa nghệ thuật đa dạng giữa Trung Quốc và phương Tây.

Tuy nhiên, từ thế kỷ thứ 10, dân số Đôn Hoàng giảm sút nghiêm trọng và các hang động Mạc Cao dần bị lãng quên. Mãi đến năm 1900, nơi đây mới lại được xem là nơi hành hương, khi một nhà Đạo học tình cờ phát hiện ra địa điểm này. Khám phá này cùng với hàng chục ngàn văn bản viết tay và di tích bên trong khu hang động cho thấy quần thể Mạc Cao là một khám phá vĩ đại về văn hóa Đông phương của thế giới.

Việc tìm ra quần thể này giúp mang lại những giá trị tham chiếu vô giá về về lịch sử văn hóa cổ đại của Trung Quốc và khu vực Trung Á. Các văn bản viết tay trong “hang động thư viện” (quần thể hang động Mạc Cao) là một trong những kho báu to lớn về nền văn hóa cổ đại được tìm thấy cho đến nay. Có khoảng 50.000 văn bản viết tay được lưu lại nơi đây, được viết chủ yếu bằng tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Tạng, Sankrit, Uygur (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ xưa) và tiếng Sogdian (một loại ngôn ngữ thuộc dòng Iran, khu vực Trung Á). Trong đó, đa phần là các văn bản liên quan đến Phật giáo. Ngoài ra còn có các tác phẩm thuộc về Đạo giáo, đạo Khổng và các văn bản hành chính, các bộ sưu tập, các bộ chú giải thuật từ, tự điển và thư pháp.

Các tư liệu tìm thấy trong quần thể hang động Mạc Cao giúp mang lại sự hiểu biết sâu sắc về các vấn đề tôn giáo lẫn đời sống của Trung Quốc cũng như các quốc gia vùng Trung Á thời kỳ sơ khởi. Đặc biệt là bản kinh Kim Cang, có niên đại từ năm 868, lần đầu tiên được dịch từ tiếng Sankrit sang tiếng Trung Quốc vào thế kỷ thứ 4. Những phát hiện khác cũng cho thấy rõ lịch sử phát triển của Phật giáo Trung Quốc, các ghi nhận một cách chi tiết về đời sống chính trị, văn hóa của xã hội bấy giờ. Thông qua đó, các nhà nghiên cứu cũng có cái nhìn cụ thể hơn về đời sống con người trong kỷ nguyên này.

Vào thời nhà Đường, có hơn 1.000 hang động ở Mạc Cao, nhưng hiện giờ chỉ còn khoảng 492 hang động được bảo tồn. Hơn một nửa các bức bích họa và điêu khắc trong các hang động hiện nay đều bị phai và bong tróc. Nguyên nhân của những tổn hại này là do sự bào mòn của thời gian và từ khách tham quan. Quần thể hang động Mạc Cao có thể đón chào tối đa khoảng 3.000 khách tham quan mỗi ngày. Tuy nhiên, trong một dịp quốc lễ kéo dài một tuần năm 2012, đã có 18.660 lượt khách đến tham quan nơi đây mỗi ngày.


Bích họa trên tường phía trong hang động

Quần thể hang động Mạc Cao được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1987

Độ ẩm và khí cac-bon di-oxit tỏa ra từ khách tham quan cũng gây ảnh hưởng lớn và không tốt đến các di vật có niên đại nhiều thế kỷ trong hang. 

Do vậy, Viện Đôn Hoàng cũng xác định rằng song song với việc giới thiệu rộng rãi quần thể di tích đến với du khách cũng cần có biện pháp bảo tồn và bảo vệ khu di tích. Việc cần phải làm là kết hợp bảo tồn khu di tích và quản lý việc tham quan. Đây là hai mối quan tâm hàng đầu để bảo tồn khu di tích cho các thế hệ sau được biết đến. Theo đó, Trung tâm Du lịch Quần thể hang động Mạc Cao ra đời để thực hiện nhiệm vụ này.

Bên cạnh đó, các giải pháp chống lại sự tàn phá của tự nhiên cũng được thực hiện. Cho đến nay, ba hàng rào chống sạt cát đã được xây dựng gồm có 20 hecta cỏ giữ đất, một vành đai rừng dày 4 km và hàng rào dày 3km.

Quần thể hang động Mạc Cao được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1987 do gắn liền với sự phát triển của Phật giáo và Con đường Tơ Lụa.


Trọng Hiếu - Công Hưng 
(Theo The Buddhist Channel)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2022(Xem: 7374)
Nhâm Dần xuân đến quốc gia an Dịch bịnh tiêu trừ thế giới nhàn Cúc thắm mai vàng nghinh lộc thọ Đào hồng trúc biếc đón tài khang
15/01/2022(Xem: 6716)
Từng trạm thời gian năm tháng qua Đón Xuân ! Ai chẳng nhớ Quê nhà ? Lòng dâng Ước Nguyện. Xuân An Lạc Xuân trải Niềm Vui. khắp cỏ hoa Nhặt Lá Bồ Đề. Xuân Vạn Kỷ Khơi Nguồn Hy Vọng. Địa Cầu Ta Có ngàn cánh Én bay về Hội Ca Khúc Thanh Bình Tiếng Quốc Ca.
13/01/2022(Xem: 4277)
Cọp là loài động vật hoang dã, thường sống ở các vùng rừng núi Việt Nam và các nước khác thuộc vùng Nam Á và Đông Nam Á. Ngoài tên cọp, loài thú nầy còn có nhiều tên gọi khác như, hùm, hổ, ông ba mươi, dần ( tên được dùng trong cách tính năm âm lịch ) …. Tuy hình thể cọp nhỏ hơn một số động vật khác, như voi, trâu….Nhưng động tác của cọp lanh lẹ, hình dáng cân đối, trên thân lại bao phủ bộ lông màu vàng với những vằn đen khiến thân hình cọp càng thêm đẹp đẽ. Những đặc điểm ấy tạo cho hổ có dáng đi oai phong, bệ vệ. Cọp còn có sức mạnh uy vủ khiến các loài vật khác ở chốn rừng sâu phải khiếp sợ. Có lẽ vì lý do đó mà con người đã tặng cho hổ danh hiệu là “ Chúa sơn lâm”.
13/01/2022(Xem: 8785)
Một năm 2021 Dương Lịch sắp trôi qua và năm Tân Sửu cũng sắp hết, thế giới chịu đựng suy sụp trên mọi lãnh vực, từ kinh tế, chính trị, giáo dục, tâm sinh lý…cho đến những cảm giác tiêu cực đoanh vây, khiến nhân tâm rơi vào thế bị động và cứ đợi chờ niềm hy vọng là; chấm dứt nạn dịch nhiễm Covid-19. Đặc biệt, quê hương Việt Nam, trải qua cơn khủng hoảng nhiều tháng kéo dài, tại thành phố Sài Gòn và các vùng phụ cận, luôn xuất hiện những thảm trạng bi thương đau khổ, sanh ly tử biệt trong nhiều gia đình, bởi nhiễm dịch Covid-19 biến chủng Delta. Kèm theo sự thiếu thốn thực phẩm, vì bị phong toả nghiêm ngặt. Bên cạnh dịch nhiễm, nhiều quốc gia phải gánh chịu thêm nhiều thảm hoạ khác do thiên tai quái ác tàn phá tài sản và cảnh vật cũng như cướp đi nhiều nhân mạng.
13/01/2022(Xem: 3659)
Chỉ còn vài tuần nữa thôi thì Tết sẽ đến với cộng đồng Việt ở hải ngoại. Ngày Tết luôn là một ngày mang nhiều ý nghĩa, kỷ niệm và gợi nhớ cho mỗi chúng ta nơi quê hương thứ hai này. Đạo Phật và ngày Tết ở chung cùng đã mấy ngàn năm qua. Cho nên dù ở bất cứ nơi nào, cộng đồng Phật giáo và ngôi chùa đều thể hiện những nét đẹp truyền thống của ngày Tết. Đã hai năm qua, vì đại dịch mà mọi sinh hoạt của Phật giáo Hoa Kỳ bị hạn chế. Cầu xin năm nay được sáng sủa hơn. Giáo Hội xin tất cả chúng ta dành một phút hướng nguyện về đại dịch trong giờ lễ cử hành Giao Thừa.
12/01/2022(Xem: 2362)
Một mùa Xuân nữa lại đến rồi Ta xa Quê nhà bao Tết trôi Xuân qua Xuân đến mòn năm tháng Tuổi đời chồng chất nhớ nhung ôi!..
11/01/2022(Xem: 8807)
Cọp, Sư tử là biểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh. Tiếng “Sư tử hống” là tuyên bố dứt khoát, chỉ có giáo pháp của Đức Phật, mới chuyển hóa được vô minh, mới đủ năng lực huyền nhiệm nhiếp phục được Sư tử, Cọp và làm tốt đẹp, thức tỉnh được cuộc đời. Nên năm Dần nói chuyện Cọp quy y, để thấy giá trị thù thắng, nhiệm mầu của Phật Pháp, hầu vững niềm tin trên đường TU. Nhân đây cũng chân thành kính chúc toàn thể mạnh khỏe, uy dũng như cọp, trong sạch, lợi ích ở từng tâm niệm, lời nói, việc làm, để cùng nhau hưởng được những điều cát tường như ý, nhiếp phục muôn loài, đồng thành Phật đạo)
10/01/2022(Xem: 2773)
Cuộc đời như một giấc mơ Trăm năm nào khác bàn cờ đổi thay Trần gian sống tạm qua ngày Đông qua Xuân đến nào hay biết gì Sinh ra tay trắng có chi Đến khi nhắm mắt chẳng gì mang theo
10/01/2022(Xem: 7729)
Năm 2021 khép lại nhưng đã để lại cho thế giới vết thương chưa lành, thiên tai, dịch bệnh, xung đột, bạo động bao trùm khắp mọi nơi, biến năm này không thể nào quên trong lịch sử loài người, nhất là đại nạn mang tên covid-19 với các biến thể Delta, Omicron tiếp tục làm đảo lộn đời sống và khiến cho nền kinh tế toàn cầu chao đảo. Như mọi người đều biết trong hai năm qua, đại dịch đã hoành hành khốc liệt trên khắp hoàn vũ, nhiều nơi bị phong tỏa, mọi sinh hoạt đều ngưng trệ, nhất là hơn 5 triệu nhân mạng trên thế giới đã ra đi vĩnh viễn.
04/01/2022(Xem: 7315)
Trên đất nước ta, rừng núi nào cũng có cọp, nhưng không phải vô cớ mà đâu đâu cũng truyền tụng CỌP KHÁNH HÒA, MA BÌNH THUẬN. Tỉnh Bình Thuận có nhiều ma hay không thì không rõ, nhưng tại tỉnh Khánh Hòa, xưa kia cọp rất nhiều. Điều đó, người xưa, nay đều có ghi chép lại. Trong sách Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (1) của Thượng Thư Bộ Binh Lê Quang Định soạn xong vào năm 1806 và dâng lên vua Gia Long (1802-1820), tổng cộng 10 quyển chép tay, trong đó quyển II, III và IV có tên là Phần Dịch Lộ, chép phần đường trạm, đường chính từ Kinh đô Huế đến các dinh trấn, gồm cả đường bộ lẫn đường thủy. Đoạn đường ghi chép về ĐƯỜNG TRẠM DINH BÌNH HÒA (2) phải qua 11 trạm dịch với đoạn đường bộ đo được 71.506 tầm (gần 132 km)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]