Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bụng ông Phật cười

23/01/201409:57(Xem: 8223)
Bụng ông Phật cười


Phat_Di_Lac
Nụ cười của Ngài thực là lạ! Cười gì mà căng hết cả đường gân sớ thịt của khuôn mặt. Cười gì mà phô ra ngoài hết tất cả hàm răng, cả đầu lưỡi. Cười rứa mà sao thấy khuôn mặt của Ngài vẫn cứ đẹp lạ đẹp lùng, khuôn mặt Ngài vẫn cứ tròn đầy ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp của chư Phật ba đời. Hỏi thử vô lượng chúng sinh ở cả ba cõi, ai dám… chê nụ cười của Đức Từ Thị ấy nhỉ?

Đúng là một Ông Phật Cười, và đúng là một nụ cười tuyệt vời, siêu đẳng:

Hàm nhan vi tiếu,

tiếu thế gian nan tiếu chi nhân.

Vâng, đúng là một Ông Phật: miệng luôn luôn nở nụ cười và luôn cười được với những điều mà người ở đời… chỉ có thể phải mếu, phải khóc, phải cau mặt mà thôi.

Nụ cười ấy đẹp gấp trăm ngàn lần những nụ cười "nhất tiếu khuynh thành, tái tiếu khuynh quốc". Nụ cười ấy đẹp gấp mười mươi những nụ cười… má lúm đồng tiền của những nhan sắc hoa ghen thua thắm…

Vì sao? Vì nụ cười cười được trước những điều người đời phải chảy máu mắt, phải đứt từng khúc ruột; là vì nụ cười ấy vốn hiện khởi hồn nhiên trên đôi môi tươi thắm của Ngài, vốn do từ một tâm thức sạch trong, thanh tịnh, không còn thoáng gợn chút bụi hồng li ti phiền não nào của lục dục thất tình, của hỷ nộ ái ố…

Nụ cười luôn hiện rõ phẩm chất từ ái, thuần nhiên như nhiên.

Ôi! Nụ cười của Ông Phật Cười sao mà dễ thương đến thế.

***

Thường khi chiêm ngưỡng hình ảnh Đức Từ Thị, ai cũng thấy rất rõ nụ cười trên đôi môi tươi tắn của Ngài, ai cũng thấy mồn một nụ cười tràn trề hỷ lạc trên khuôn mặt Ngài. Riêng tôi, thú thực, tôi còn thấy cả nụ cười nơi… cái bụng của Ngài nữa.

Có Ông Phật chi mà lạ rứa nhỉ? Ông Phật chi mà quanh năm suốt tháng, cả ngày lẫn đêm, cứ… phanh cái bụng trần của mình ra cho cả tam thiên đại thiên thế giới cùng ngắm?

Trực giác đầu tiên của tôi khi chiêm ngưỡng cái bụng của Ông Phật Cười là tôi nhận ra ngay cái đức tính bao dung rộng lượng sẵn sàng tha thứ… chứa trong cái bụng ấy.

Cái bụng của Ông Phật Cười chắc chắn không phải là cái bụng bia phàm tục, bụng rượu bụng thịt của những kẻ tham lam tật đố, cái bụng thị oai hống hách của kẻ chuyên quyền ghế cao chức trọng…

Người xưa từng ca ngợi cái bụng Ông Phật Cười:

Đại đỗ năng dung

dung thế gian nan dung chi sự.

Nghĩa là:

Cái bụng lớn có thể dung chứa, luôn chứa đựng được tất cả những việc, những điều mà người đời không dung chứa được.

Vì sao cái bụng Ông Phật Cười lại có một chức năng… siêu quần bạt chúng đến thế?

Kìa, cái anh chàng nọ mặt bừng bừng sát khí, muốn ăn tươi nuốt sống kẻ thù mà chưa làm được, gặp Ông Phật Cười, anh ta hùng hùng hổ hổ lấy hai tay đấm bụng ông, toan trút cục sân cục hận vào ông, thế là Ông Phật Cười phanh cái bụng của ông ra cho to thêm lên mà hứng lấy tất cả.

Kìa, cô ả Hoạn Thư ghen chồng sắp mưu bày kế toan làm cho những kẻ trót dối gian yêu trộm nhớ thầm phải nhìn chẳng được nhau, mà chưa có cơ hội thực hiện, gặp Ông Phật Cười, ả toan trút cả cái bầu tâm sự ghen tuông… thì Ông Phật Cười cũng sẵn sàng phanh bụng ông ra, cười ha hả nhận lấy.

Nói tóm lại, bao nhiêu thương yêu, hờn giận, tham lam, tật đố của cả nhân loại, của cả vô lượng vô biên chúng sinh nơi tam đồ lục đạo, toan trút vào Ngài, Ngài lãnh đủ.

Từ cái mệnh đề "Dung thế gian nan dung chi sự", bất giác tôi chớm nở một thắc mắc ngộ nghĩnh mà cứ vướng víu, ái ngại, áy náy khi toan thốt lời bộc bạch với Ngài. Tôi cứ lấy làm thắc mắc sao cái bụng của Ngài… "ăn" nhiều thứ đến thế mà không… no? Sao Ngài không bị… thương thực nhỉ? Cỡ như bao nhiêu cái bụng bự của các bậc bề trên ở cái cõi Diêm phù đề này mà… ăn đủ thứ ấy thì phải bể ngay thôi, chứ làm sao duy trì được cái bụng tham mà chỉ nhờ vào một khoanh dây nịt?

Tôi sực nhớ ra rằng từ tâm hùng lực đại bi đại trí của ba đời chư Phật có khả năng chuyển hóa vô cùng mầu nhiệm. Tôi quay lại nhìn cái bụng Ông Phật Cười, tôi thấy ngay nơi cái bụng của Ngài cũng có nụ cười "giai đại hoan hỷ". Hình như tất cả tham lam sân hận kiêu căng tật đố của thế gian đem trút vào cái bụng của Ngài, thì tất cả đều thành thuốc hay thuốc tốt (lương dược), tất cả mọi thực phẩm độc địa chết người khi vào bụng Ngài đều hóa thành thức ăn thiền định, thức ăn vui, lành, nhẹ nhõm thanh thoát. Chỉ có vận dụng sức mạnh thần kỳ chuyển hóa như vậy của chư Phật ba đời, cái bụng Ông Phật Cười mới cười tươi đến vậy, lỗ rún Ông Phật Cười mới cười mỉm chi duyên dáng đến thế.

Vì thế, tôi đinh ninh tấc dạ, rằng nụ cười nơi bụng, nụ cười trên môi của Ông Phật Cười là nụ cười của chư Phật ba đời, đã hoàn toàn tịnh hóa, đã tự dẹp tan tất cả u uất não phiền của cả sáu tên giặc suốt sáng tới chiều, suốt ngày đến cả đêm đeo bám quậy phá…

Thú thực, mỗi khi chiêm ngưỡng hình tượng của Đức Từ Thị, của Đấng Đương Lai Hạ Sanh, của Ông Phật Cười, tôi luôn thấy nụ cười nơi môi, nơi mắt, nơi bụng và cả nơi những đường gân sớ thịt toàn thân của Ngài. Có lẽ vì vậy mà người xưa, mà kinh điển truyền thống mới tán dương Ngài bằng cụm từ "giai đại hoan hỷ".

Tôi ước mong, không chỉ nhân ngày mồng Một đầu năm, ngày lễ Vía của Đức Từ Thị, tất cả mọi người, ai cũng được Ngài ban cho nụ cười của Ngài lên đôi môi mình, mà tất cả mọi ngày, tất cả mọi sáng, mọi chiều, ai ai cũng có được nụ cười, giữ mãi được nụ cười của Đức Từ Thị thường trực trên đôi môi.

Ôi! Đẹp biết bao khi vô lượng chúng sinh, vô lượng kiếp người giữa cuộc sống đời thường luôn có được nụ cười của Đức Từ Thị, nụ cười tràn đầy an lạc, hạnh phúc…

Hạnh Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2011(Xem: 3510)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc? Đơn giản, đó là khi chúng ta có được một lợi ích nào đó hoặc đang làm một lợi ích nào đó cho mình. Vậy thì, lợi ích cho chính mình là hạnh phúc. Và lợi ích ấy bao gồm cả thân tâm, nghĩa là lợi ích phải bao gồm cả vật chất và tâm thức. Hạnh phúc phải bao gồm vật chất và tâm thức, thân và tâm, nên chúng ta vẫn thường chúc “Thân tâm thường an lạc”.
22/01/2011(Xem: 3922)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.
21/01/2011(Xem: 4570)
Xuân về, những chậu hoa trong vườn tôi nở rộ, tỏa ngát hương. Xuân mang không khí hân hoan bủa khắp, cây lá thay áo mới, mặt người hớn hở, không còn nét lạnh lùng mùa Đông, nóng nảy của mùa Hạ hay vẻ đìu hiu của mùa Thu.
21/01/2011(Xem: 5478)
Ngày xuân mà thiếu trà là thiếu hương vị đậm đà của xuân. Người xưa coi trà như lẽ sống, người nay cũng lấy trà làm bạn tri âm. Một người bạn hiền, một khung cảnh ấm áp, thư thái nâng chén trà ngon, cho nhau một chút tình đời ý đạo, còn gì thú vị hơn! Trà là thức uống có từ rất xưa, gắn liền với đời sống con người Á Đông, nhất là người Việt Nam. Trà có mặt trong đời sống của ta từ khi ta sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời (người chết được liệm bằng trà), trà như là một phần tất yếu của đời sống.
21/01/2011(Xem: 3388)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử. Vì vậy rừng mai cổ Yên Tử phải được gìn giữ, bảo tồn... Mai, lan, cúc, trúc được người đời tôn là tứ quý và được coi là biểu tượng của bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mai vàng là một loài hoa đẹp cao quý chỉ nở mỗi năm một lần đúng vào dịp xuân về.
21/01/2011(Xem: 3634)
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp. Danh từ đó, tạm dịch là “Ngồi Giữa Gió Xuân” Mùa Xuân chẳng phải là mùa tiêu biểu cho những gì hạnh phúc nhất trong bốn mùa ư? Hạ vàng nắng cháy, vui chơi hối hả như đàn ve sầu ca hát suốt mùa để cuối mùa kiệt lực!
20/01/2011(Xem: 3896)
Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết...
20/01/2011(Xem: 4232)
Ðạo Phật ra đời nhằm xây dựng một đời sống hạnh phúc, an lạc cho mọi người. Cho nên khát vọng trở nên người giàu có nhằm vơi đi khổ đau do đời sống vật chất đem lại...
20/01/2011(Xem: 4538)
Nụ cười cũng có nội dung riêng của nó, nhất là nụ cười Việt Nam không phải rằng, "cái gì cũng ‘hì’ là xong chuyện" như cách nhìn của Nguyễn Văn Vĩnh ngày xưa..." Xuân sanh, Hạ chín, Thu héo, Đông tàn. Nếp nghĩ xuôi dòng đang đi theo một dòng chảy miên viễn như thế. Bỗng có một vị sơn tăng - như Thiền sư Mãn Giác chẳng hạn - huơ tay, mỉm cười, tầm nhìn hướng ra ngõ vắng đầy sương, ánh mắt bắt gặp một cành mai hôm trước: "Đình tiền tạc dạ nhất chi mai!"... Nụ cười, tuệ giác và mùa xuân là ba khái niệm và ba hình ảnh riêng biệt. Nhưng khi kết hợp và hòa quyện vào nhau sẽ thành nguồn vui Di Lặc.
19/01/2011(Xem: 3958)
Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết, hòa cùng niềm vui đang lên của dân tộc. Tựa đề của bài này chỉ có nghĩa là: ngày Xuân trong cửa chùa nơi xứ lạ. Xứ lạ ở đây là châu Âu. Nói đến ngày Xuân, chúng ta liên tưởng đến những ngày ở quê hương, nơi người người quây quần bên nhau, vui hưởng những giây phút đầm ấm trong không khí êm đềm ấm cúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]