Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lặng lẽ với mùa xuân…

23/01/201409:00(Xem: 6058)
Lặng lẽ với mùa xuân…

Lặng lẽ với mùa xuân…

MANG VIÊN LONG

Lang le voi mua xuan

Dường như từ khi bước qua khỏi tuổi 60, người ta thường có nhiều thời gian hơn cho những giờ phút “ngồi mà nhớ lại? Ngồi yên một mình trong vườn hay bên hiên vắng vào buổi sớm mai mặt trời chưa sáng rõ hay khi chiều tà còn vướng vất chút nắng hanh vàng góc cuối chân trời phía xa, để tỉnh giác mà nhớ lại bao chuyện đã qua trong ngày, trong đời, phải chăng là cái thú luôn hấp dẫn và mời gọi đối với tuổi già? Những ngày gần cuối năm tôi thường thức dậy sớm hơn, cảm thấy lòng thư thái và bình lặng hơn khi ra ngồi ở chiếc ghế mây cũ dưới gốc cây hoa sữa bên hiên nhà. Nhìn ngó trời đất êm ả một mầu nắng rất mỏng, rất tươi của mùa xuân đang khẽ khàng bước đến… để đón đợi một ngày mới! Phút giây lặng lẽ trải lòng cùng trời xanh, đất rộng và thiên nhiên hiền dịu tươi mát ấy đã cho tôi một ngày an vui với bao công việc cuối năm đang chờ đợi…

Có thể cái giá lạnh và ẩm ướt của những cơn mưa dầm, những ngày gió giật bão dông đang lùi xa, nhường lại cho cái nắng ấm, gió hiền của mùa xuân đang lướt đến đã làm cho lòng ta nhẹ bớt đi bao nỗi lo toan, bao điều trăn trở như bầu trời đổi thay trong trẻo và thênh thang trên cao kia chăng? Mùa xuân với cỏ cây hoa lá trỗi dậy sức sống xanh tươi dường như cũng đã chuyển hóa được bao tâm hồn u buồn, bao cảnh đời bất hạnh; làm vươn lên năng lực tiềm ẩn về một tương lai mới mẻ, an lành hơn cho đời mình!? Tôi chợt nhớ câu thơ của Tống Anh Nghị đã ám ảnh tôi từ nhiều năm nay, nhất là mỗi khi xuân về: “Mỗi lần xuân, đời tôi – tôi lại bắt đầu…”. Mỗi lần hết năm cũ – mỗi lần sang xuân mới – cũng chính là mỗi lần tâm hồn ta bước sang một trang đời khác với bao ước mơ và hy vọng? Tâm hồn ta như cũng nảy mầm, trổ nụ cùng với sự đổi thay mầu nhiệm của đất trời? Có lẽ nhà thơ đã“bắt gặp”ý tưởng ấy khi ngồi mà nhớ lại” vào mỗi lúc xuân về.

Dù cho sống trong bất cứ hoàn cảnh riêng lẻ nào, sa chân lỡ bước vào tình huống bi đát nào, thì mùa xuân bao giờ cũng an nhiên và công bình mang lại cho tất cả lòng khát khao thương yêu, nỗi mong chờ hy vọng cho tháng ngày dài sắp trôi qua đời mình tựa đôi bàn tay mầu nhiệm của mẹ hiền xoa dịu bớt những vết thương đau. Bởi vậy, mùa xuân còn là mùa thiêng liêng của những lời nguyện cầu, của khát vọng, thương yêu dành cho tất cả!

Hơn 60 mùa xuân đã lướt qua đời mình, tôi chiêm nghiệm được rằng: “Mùa xuân luôn thủy chung với những tấm lòng thành, luôn sẻ chia với bao cuộc đời trong sáng, và cũng mãi mãi là tia nắng ấm cho nỗi khát vọng vị tha dựng xây cuộc sống!”.Tôi luôn tự nhủ: Hãy bắt đầu mùa xuân từ tâm hồn mình trước khi đón chờ mùa xuân của đất trời chuyển đến… Và hãy ưu tiên dành thời gian cho Tình Thương Yêu, bởi đó chính là thời gian quý báu nhất của đời sống! Tôi vẫn thường thức giấc vào khoảng 4 giờ sáng – thói quen này đã có từ lúc nào tôi không để ý, nhưng với tôi thì đã thành nếp. Hôm nay, không biết sao, tôi lại thức dậy sớm hơn, bật chiếc điện thoại để ở đầu giường thấy mới chỉ được hơn 2 giờ sáng. Tôi nhớ, đêm qua tôi ngủ sớm hơn lệ thường, một giấc ngủ quên bất chợt, cứ chìm dần vào giấc ngủ mê đến nỗi chưa kịp móc mùng như thường đêm… Tôi tự nhủ, phải chăng từ ngày đất trời chuyển tiết xuân, mùa xuân đã gọi tôi thức dậy sớm chăng?

Nằm yên – cố dỗ thêm giấc ngủ, nhưng không thể được. Tôi vẫn thường dỗ giấc ngủ bằng cách thầm niệm hồng danh chư Phật, chư Bồ-tát miên mật, nhưng sáng nay, chẳng hiểu sao, tôi lại tỉnh táo, không thể dễ dàng chợp mắt trở lại thêm chút nào? Tôi quyết định xuống giường khi trời còn mập mờ ánh sáng, phía ngoài khung cửa sổ là một mầu xám và lạnh lẽo. Hình như đang có sương mù… Tôi khẽ khàng xuống gác, mở cửa, bước ra hiên: Khu chợ phía trước nhập nhoạng bóng người, từng bóng người di chuyển thầm lặng, và có trên chục chiếc xe Honda kềnh càng bao giỏ chất đầy, cao lêu nghêu phía sau, chờ rời khu chợ tản về các miền quê mang theo hàng hóa rau quả cho các phiên chợ cuối năm hối hả…

Ngồi vào chiếc ghế dựa bên hiên nhà, dưới gốc cây hoa sữa – trong nỗi yên bình thanh tịnh của tâm hồn và cảnh vật buổi sáng ngày vào xuân – tôi nhớ đến buổi sáng của ngày 27 tháng Chạp cách nay gần 60 năm… Mấy ngày trước trời mưa bay bay, khu chợ trong cảnh chiến tranh hoang tàn xám xịt, một màu trống vắng, hiu quạnh. Mực nước sông phía sau nhà tôi vẫn còn đầy, con nước lũ của mùa mưa bão vẫn cuồn cuộn suốt ngày đêm. Khoảng hai giờ sáng ngày 27 tháng Chạp năm ấy (1952), người giúp việc cho gia đình có nhiệm vụ chăm sóc riêng cho mẹ tôi nơi căn nhà nhỏ dưới phố đã đập cửa gọi anh tôi – báo tin: “Cậu ơi! Mẹ cậu đã chết rồi!”. Người anh cả của tôi mở tung cửa, vội vàng khoác tấm áo tơi lá kè, chỉ kịp quay lại nhìn hai chị em tôi đang từ trong bồ lúa đã leo ra đứng co ro bên cạnh, tấm tức khóc: “Má đã chết rồi! Hai đứa ở nhà ngủ đi! Trời lạnh, còn sớm lắm…”.

Mấy ngày sau, hình như đúng vào sáng ngày mồng một Tết, tôi đã đọc được câu này trên vách tường nhà của anh tôi viết bằng than: “Kể từ 2 giờ sáng ngày 27 tháng Chạp âm lịch 1952, tôi mãi mãi không còn thấy hình bóng mẹ tôi nữa!”. Cũng như anh tôi, hai chị em tôi đã mất mẹ từ năm ấy – lúc ấy chị tôi mới được 12 tuổi, còn tôi vừa tròn 8 tuổi! Sáng nay, sau gần 60 năm, cũng nơi khu phố chợ này, cũng tại căn nhà cũ thuở xưa, trời không mưa bay, chỉ có sương mù nhẹ. Con phố rộng đang thức dậy để bắt đầu một ngày vào xuân nhộn nhịp. Phía đông, ráng mây đỏ hồng, hứa hẹn một ngày nắng đẹp. Mùa xuân hôm nay khác mùa xuân 60 năm trước. 

Cảnh vật đã muôn vàn đổi thay – khác lạ, nhưng lòng tôi, vẫn một màu buồn thương nhớ! Vẫn cô độc trong đời sống bất hạnh. Vẫn ngơ ngác trước nỗi truân chuyên của đời người, đời mình như cách nay gần 60 năm lúc vừa mất mẹ…Tôi ngồi lặng yên nhớ mẹ, dù tôi không giữ được chút gì của mẹ bên cạnh đời tôi: Chưa được một lần hôn lên đôi má của mẹ để có thể nhớ (dầu ngày nào bà cũng cho gọi tôi vào hôn lên trán bà), chưa được một lần cầm lấy tay mẹ âu yếm để nhìn ngắm, cho đến chưa nói được cùng mẹ một lời nào thốt lên tự đáy lòng thương yêu của mình! Tôi chưa làm được chút gì cho mẹ, ngoài nhận của mẹ biết bao tình thương yêu, sự chăm sóc, và nuông chiều hết mực dành cho đứa con trai út xấu số!

Mẹ có thể ngờ rằng, gần 60 năm sau ngày mẹ đã đi xa, đứa con 8 tuổi ngày nào chỉ biết rong chơi bây giờ đã trưởng thành, đã là cha của những đứa con đang sống có ích… đang ngồi đón xuân; nhớ mẹ mà không cầm được những giọt nước mắt thương nhớ ngậm ngùi?

Một ngày xuân mới đang đến kia rồi. Mặt trời đã bắt đầu rực rỡ ráng mây sắc hồng phía đông. Nghĩ đến tương lai của con cháu, tôi cảm thấy lòng thanh thản, biết mình đã không phụ công ơn cha mẹ. Bất giác, tôi mỉm cười, đứng dậy… ■

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số xuân 144-145

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/01/2020(Xem: 3838)
Thơ xuân 2020 Xuân và nắng hồng Áo xuân dệt giữa đất trời Mênh mông tâm hạnh tuyệt vời ngữ ngôn; Chim reo đùa với nắng vờn Tùng mai cổ thụ linh hồn đại tiên;
27/01/2020(Xem: 3928)
Trong biến dịch, Canh biến thành cô. Tý cũng đọc là tử, người con trai, con gái sống trong một gia đình. Nếu ta không mềm dẽo đối với đối phương, thì ta bị cô lập, ví như một người con trai hay một người con gái bị đóng khung ở trong một mái nhà không có khả năng tiếp xúc, quan hệ với hàng xóm để nâng cao tầm hiểu biết và phát triển lợi nhuận. Và năm nay Canh thuộc về Dương mà Tý cũng thuộc về Dương. Mọi việc xảy ra từ chuyện bản thân, gia đình và xã hội rất bất ngờ, vượt khỏi sự tiên liệu và tầm kiểm soát của chúng ta. Vì vậy, năm nay muốn làm việc gì thì không có nóng vội, vì nóng vội sẽ hư việc. 2-Những điều cần thực tập
27/01/2020(Xem: 3687)
Xuân chánh niệm Tường vân Xuân sang nhộn nhịp chuyện muôn đời Chánh niệm với Xuân mới thảnh thơi Trọn vẹn ngày Xuân luôn tỉnh thức Tâm Xuân sẵn có mãi không rời Xuân lòng che phủ bởi gian truân Học pháp nghe kinh phải thấm nhuần Ứng dụng vào đời mới lợi lạc Nhận ra mỗi lúc đều là Xuân
27/01/2020(Xem: 4381)
Sáng ngày 26-1-2020 (mùng 2 Tết Canh Tý), Tăng Ni và Phật tử thị xã Ninh Hòa đã vân tập về chùa Thiên Bửu Hạ (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) để đảnh lễ chúc mừng khánh tuế Hòa thượng Thích Ngộ Tánh, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa. Dâng lời tác bạch mừng khánh tuế Hòa thượng Trưởng BTS, Thượng tọa TT Thích Thiện Hoan, Trưởng ban Nghi lễ thay mặt chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử cảm kích trước tấm lòng từ bi mà Hòa thượng đã dành cho Tăng Ni, Phật tử thị xã Ninh Hòa. Từ những thành tựu Phật sự mà Phật giáo thị xã đạt được luôn có sự quan tâm, chỉ đạo, chứng minh của Hòa thượng. Hôm nay hội đủ duyên lành, Tăng Ni và Phật tử về đây khánh tuế Đức Hòa thượng, đây cũng là cơ duyên để chúng con được tôn vinh, học hỏi những điều như pháp hành sự của các bậc “cao tăng thạc đức”, nguyện học theo gương sáng của Hòa thượng để đạo pháp xương minh, truyền trì mạng mạch Tăng già, kiên định trên con đường giải thoát của Từ bi – Trí tuệ, mang lại lợi lạc cho chúng
26/01/2020(Xem: 4946)
Phần này bàn thêm về khả năng tên gọi 12 con giáp, cụ thể là Tí hay Tử 子㜽𢀈𢀉𡐫𣕓, có thể đến từ tiếng Việt cổ hay phi-Hán. Điều này cho thấy một sự ngộ nhận qua bao ngàn năm và từ Tây sang Đông, là tên 12 con giáp có nguồn gốc từ Trung Quốc (Hán). Có lẽ nên nhắc lại loạt bài viết về 12 con giáp đã đăng lên các trang mạng toàn cầu (và các hội thảo quốc tế): - các bài số 1, 2, 3 giới thiệu tổng quát về nguồn gốc VN của tên 12 con giáp - các bài số 4, 4A, 4B viết về chi Mão Mẹo mèo - bài số 5 viết về chi Hợi gỏi *kui cúi (heo/lợn) - bài số 6 viết về chi Thân *khôn khọn (khỉ) - bài số 7 viết về chi Tỵ rắn - bài số 8 viết về chi Thìn/Thần long-rồng - bài số 9 viết về chi Dần *kính kễnh - các bài số 10, 10A viết về Tí/Tý chút *chuốt chuột - các bài 11, 11A viết về chi Sửu *tlu/klu tru trâu2 - bài số 12 viết về chi Tuất *chuak *sio chó - bài số 13 viết về chi Ngọ *ngự ngựa - bài số 14 viết về chi Dậu *rơga gà - các bài số 15, 15A viết về chi Mùi Vị
26/01/2020(Xem: 3800)
Tiễn bác Trư, đón chào Thiên kim Canh Tý, Xin đừng mang virus đến chốn này Nước Úc thiên tai mãi cứ bám ...dai Mong ước 0 giờ này ...đổi thay chuyển hướng... Giờ hoàng đạo, chúc người người an hưởng , Năm tràn đầy tình đoàn kết tương thân. Chung sức đắp xây xã hội “ Nhật, Nhật Tân “... Mời ... Chúa Xuân Canh Tý vào thư phòng khai bút !
24/01/2020(Xem: 7996)
Chiều cuối năm lướt thơ Xuân qua mạng, Vẫn tập tục truyền thống … nhắc đến Mai Bánh chưng xanh hương vị …chẳng đổi thay ! Bao thương nhớ gợi về gia phong nếp cũ …
22/01/2020(Xem: 3453)
Thêm một mùa Xuân chốn viễn phương Nhớ về quê cũ trắng canh trường! Tháp xưa chuông sớm luôn vang tiếng Chùa cũ trầm khuya mãi ngát hương. Thi hứng gợi tình ghi mấy khúc Văn nguồn khơi ý thảo vài chương Thả hồn theo tuyết rơi song vắng Viễn xứ lòng người rộn luyến thương.
22/01/2020(Xem: 3839)
Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) Đức Phật khuyên dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm”, tức là “bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”. Phật dạy hãy mở rộng bốn tâm này, không hạn chế, cho tất cả các loài hữu tình ở khắp bốn phương. Đây là những đặc tính giúp con người trở nên tốt đẹp, hoàn thiện, là lối sống của bậc thánh. Đạo Phật thường được gọi là đạo từ bi, đạo cứu khổ. Ở đâu có Đạo Phật, ở đó có tình thương. Phương châm tu tập của Phật Giáo là từ, bi, hỷ, xả. Người Phật tử lấy từ, bi, hỷ, xả làm nền tảng cho sự phát triển thánh hạnh; tâm từ bi được coi là tâm Phật. Tâm “Từ” là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác. Tâm “Bi” là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt. Tâm “Hỷ” là niềm vui, lòng thanh thản do từ bi đem tới. Tâm “Xả” là thư thái nhẹ nhàng, tự do, không kỳ thị. Bốn món tâm rộng lớn không lường được nói trên nếu của Phật và các vị Bồ tát thời được xưng là “Đại từ, Đại bi, Đại hỷ, Đại xả”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]