Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguồn an vui lâu dài

21/01/201411:32(Xem: 6428)
Nguồn an vui lâu dài

NGUỒN AN VUI LÂU DÀI

HT. Thích Thanh Từ

dilacbotat2
Tất cả chúng ta ai cũng mong muốn có được nguồn an vui lâu dài. Đời sống an vui mới có hạnh phúc, con người mới thảnh thơi nhàn hạ. Nhưng nếu chúng ta không biết thế nào là an vui lâu dài, thế nào là an vui tạm bợ thì chỉ hưởng được cái vui tạm bợ thôi, không bao giờ thấy được nguồn an vui lâu dài.

Bây giờ tìm vui trong đạo Phật là thế nào? Phật dạy người tu có nhiều thứ vui, nhưng ở đây tôi nói giản lược hai thứ thôi. Thứ nhất là vui trong sanh tử, thứ hai là vui trong vĩnh cửu, nghĩa là thoát ly sanh tử. Vui trong sanh tử là vui thế nào? Với cái nhìn của Phật, Ngài thấy trong vòng luân hồi sanh tử có sáu đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, a-tu-la, trời. Ba đường khổ là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Ba đường lành là người, a-tu-la, trời. Người là vui bậc hạ, a-tu-la vui bậc trung, trời vui bậc thượng. Cho nên ai tu nhân đi theo ba đường này là tìm vui trong lục đạo.

Khi quy y Tam bảo, kết quả thế này: “Quy y Phật khỏi đọa địa ngục, qui y Pháp khỏi đọa ngạ quỷ, quy y Tăng khỏi đọa súc sanh”. Đó là chúng ta tìm ra một lối để khỏi đọa ba đường khổ địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Muốn ra khỏi ba đường khổ đó không gì hơn là hướng về Phật, hướng về Pháp, hướng về Tăng. Nhưng muốn được làm người, Phật dạy phải giữ gìn năm giới cấm. Giữ năm giới là tư cách một con người tốt, con người sống vui tươi.

Phật chế giới cấm là vì lợi ích của chúng ta, chớ không phải của Ngài. Đức Phật là Bậc Toàn giác, tâm hoàn toàn thanh tịnh, thoát khỏi ba cõi đâu cần phải giữ giới làm gì. Phật tử giữ giới không giết hại, không trộm cướp thì khỏi ở tù. Không tà dâm thì gia đình được hạnh phúc. Không dối gạt người thì mọi người tin tưởng, quý trọng mình. Không uống rượu say thì trí tuệ thông minh sáng suốt, được mọi người kính nể. Như vậy vì tư cách của mình, sống xứng đáng là một con người nên chúng ta phải giữ năm giới cấm. Giữ được năm giới thì bản thân mình bình an, láng giềng cũng bình an. Đó là cách tu để đem lại sự an vui cho bản thân, gia đình và xã hội.

Hiện tại Phật tử giữ tròn năm giới thì khi sắp ra đi có sợ không? Thật ra nếu chúng ta giữ tròn năm giới thì khi ra đi không có gì phải sợ. Tại sao? Vì giữ giới không sát sanh, đời sau sanh ra tuổi thọ dài lâu. Giữ giới không trộm cướp, đời sau sanh ra có nhiều của cải, không bị hao mất. Giữ giới không tà dâm, đời sau sanh ra gia đình đầm ấm vui tươi, bản thân được đẹp đẽ nữa. Giữ giới không nói dối, đời sau sanh ra nói năng lưu loát, ai nghe cũng tin quý. Giữ giới không uống rượu, đời sau sanh ra trí tuệ sáng suốt. Năm giới này giữ đủ, khi chết rồi sanh trở lại được làm người rất tốt đẹp, rất hoàn hảo. Đó là kế tìm an vui lâu dài. Nhưng lâu dài này chỉ là lâu dài trong cuộc sanh tử, theo ba đường lành.

Bây giờ nói đến cái vui siêu thoát hơn, vui mãi mãi, vui vĩnh viễn, không bao giờ khổ. Tiến lên chỗ này hơi khó một chút, nhưng ai khéo tu vẫn có thể tiến được. Nhà Phật nói vui ra khỏi sanh tử là cái vui siêu thoát mà người đời ít ai biết đến. Trước khi nói cái vui đó, tôi xin hỏi “Tất cả quý vị thấy thân này phải thật là mình không?”. Không. Nếu không thật, có ai bẻ ngón tay mình nổi giận không? Điều này thật khó nói. Nhà Phật phân tích thân này do bốn thứ đất, nước, gió, lửa hợp lại thành. Tuy nó có hình tướng, có bao nhiêu thứ tế bào nhưng thật ra cũng không ngoài bốn thứ đất, nước, gió, lửa. Chất cứng trong người là đất, chất ướt là nước, thở ra thở vào động là gió, hơi ấm là lửa. Trong bốn thứ không thể thiếu thứ nào hết, nếu thiếu một thứ thì chết ngay. Thân này đã do bốn thứ hợp thành, khi đủ duyên nó còn, thiếu duyên nó hoại. Còn và hoại là theo duyên chớ không phải quyền của chúng ta. Có ai muốn thân này hoại đâu, nhưng hết duyên nó phải hoại. Như vậy chúng ta sống chỉ bằng sự vay mượn.

Thế thì quý vị định nghĩa hạnh phúc của thân này là gì? Mượn vô tốt trả lại dễ dàng, đó là hạnh phúc. Nếu trả lại trục trặc thì chở vô bệnh viện liền. Rõ ràng có cái gì là thật mình đâu. Nếu thật thì không mượn, đã mượn thì không thật. Thế mà người thế gian không hiểu, cứ ngỡ thân này là thật, không ngờ chúng ta đang vay mượn để tồn tại trong từng phút giây. Khi sự vay mượn đó dừng, tất cả chúng ta phải ra đi. Cho nên hạnh phúc của cuộc đời như người ta thường mơ ước chỉ là sự tưởng tượng mà thôi. Nếu nói thẳng hạnh phúc của cuộc đời là mượn vô tốt, trả ra dễ dàng.

Thân này không thật, đến tâm có thật không? Ở đây tôi chỉ nói hai thứ tâm. Một là tâm tạm bợ giả dối, hai là tâm chân thật, danh từ chuyên môn là vọng tâm và chân tâm. Tất cả chúng ta đều có hai thứ tâm, nhưng mình chỉ biết vọng tâm sanh diệt, còn tâm chân thật thì quên mất tiêu. Bởi vậy trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật nói ví dụ, có anh nhà nghèo đi xin ăn gặp người bạn giàu. Sau khi tiệc rượu say sưa rồi, anh bạn giàu lấy một hòn ngọc nhét trong túi áo anh nhà nghèo, nghĩ rằng qua cơn say, anh ta sờ vào túi thấy hòn ngọc, đem đi bán sẽ được giàu sang, hết một kiếp nghèo. Anh bạn nghèo hết say, không thấy chủ nhà cũng từ giã đi luôn và tiếp tục lang thang ăn mày nữa. Qua một thời gian khá dài, anh nhà giàu bất chợt gặp lại người bạn cũ, thấy vẫn đi ăn mày, tức quá anh hỏi: “Trước tôi đã tặng cho anh viên ngọc nhét trong túi áo, sao tới giờ vẫn còn lang thang vậy?”. Nghe thế, anh nhà nghèo mò vô túi được viên ngọc, lấy ra xài, từ đó hết nghèo.

Viên ngọc dụ cho cái chân thật, quý như ngọc báu mà mình quên nên cứ sống lang thang theo tâm sanh diệt, tạo nghiệp luân hồi muôn kiếp. Chúng ta cứ luôn luôn đuổi theo buồn thương giận ghét, đời này khổ đời khác khổ, không biết bao giờ hết. Đó là nghiệp luân hồi sanh tử. Muốn ra khỏi nghiệp luân hồi sanh tử chỉ có tu thôi. Tu bằng cách nào? Là dừng hết những tâm sanh diệt, để tâm chân thật hiện ra, chừng đó mới ra khỏi vòng sanh tử nghiệp báo.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma sang Trung Hoa, có bốn câu châm ngôn dạy tu thế này:

Không lập văn tự,

Truyền ngoài giáo lý. 

Chỉ thẳng tâm người, 
Thấy tánh thành Phật.

Ngài không nói Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền gì hết. Như vậy con đường của Ngài thế nào? Ở đây Ngài chỉ thẳng một con đường để ra khỏi sanh tử, chấm dứt mọi khổ đau. Giải thoát sanh tử là nguồn an vui vĩnh cửu, không còn phiền lụy nữa. Đó là con đường đốn giáo hay nói cách khác là con đường Thiền tông. Con đường Thiền tông được truyền từ Tổ Ca Diếp dài xuống mãi cho tới Tổ Đạt Ma. Đó là chư Tổ ở Ấn Độ. Đến Tổ Đạt Ma, Thiền tông được truyền sang Trung Hoa, rồi tới Việt Nam. Chư Tổ ở Việt Nam nhận được yếu chỉ tu hành, các ngài cũng ngộ đạo, cũng được làm Tổ. Thế nên con đường thiền này rất thiết yếu.

Lâu nay chúng ta mê lầm nhận cái hư ảo là tâm mình thật. Từ nhận lầm nên cứ theo nó tạo nghiệp. Nó buồn, nó thương, nó ghét, nó giận, đủ thứ chuyện để tạo nghiệp. Tạo nghiệp thì đi trong luân hồi sanh tử. Bây giờ quay lại tìm xem nó ở đâu, có thật hay không? Quả tang nó mất tăm mất tích, tức là không thật, không thật thì có gì đâu phải an. Nhà thiền sau này dùng từ “Phản quan tự kỷ”, tức xem xét lại chính tâm mình. Tìm là chiếu soi lại, xem tâm bất an đang chạy đi đâu? Quay lại tìm tức là xem xét lại chính mình. Khi xem xét lại thì nó mất. Chúng ta vì mê lầm chấp thân hư giả làm thân thật, chấp tâm hư giả làm tâm thật của chính mình. Trọn cuộc đời đi trong mê lầm, rồi tạo nghiệp hư giả, sanh tử không cùng. Bây giờ tu theo Phật là phải trở lại, phải thấy đúng như thật thân này hư giả, tâm vọng tưởng không thật. Phật thường nói thân tạm bợ vô thường, duyên hợp hư giả mà chúng ta thấy thân này thật nên quý nó, khổ vì nó.

Phật thấy rõ được lẽ thật nên Ngài là Bậc Giác ngộ. Còn chúng ta thấy mê lầm nên làm chúng sanh hoài. Vì bảo vệ thân tâm hư giả này mà con người tranh giành với nhau, rốt cuộc cả đời đau khổ dồn dập. Người biết thân hư giả, tâm hư giả không thật là tiến được bao nhiêu bước? Nếu ai thật sự thấy thân này rõ ràng hư giả tạm bợ, sống mượn nó để làm những điều tốt đẹp, ích lợi cho đời thì được. Dùng tâm hư giả để phương tiện giúp đỡ người thì được. Ngược lại nếu ai bảo vệ nó vì tưởng nó là mình thật, là chân lý thì sai lầm.

Chúng ta tu là cốt giác ngộ. Một khi tâm lăng xăng là hư dối không thật lặng rồi, tâm chân thật hằng ở bên mình. Nhưng vì chúng ta bỏ quên nó, cứ chạy theo cái giả dối nên khổ. Vì vậy Phật nói: “Chúng sanh mê lầm chìm trong sanh tử khổ đau”. Bây giờ trở về với tâm thật thì hết khổ đau. Sống với tâm chân thật, không còn giành hơn thua, phải quấy thì ngay đời này hết khổ rồi. Mai sau khi bỏ thân này được giải thoát sanh tử, đó là vui vĩnh cửu, chớ không phải vui thường. Phật dạy chúng ta tu là tìm đến chỗ vui vĩnh cửu, đó mới thật là người biết đạo, biết cầu giải thoát. Cho nên tìm về với tâm chân thật là gốc của sự tu.

HT. Thích Thanh Từ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2024(Xem: 2088)
Trang Nhà Quảng Đức chúc mừng xuân Đạo pháp hằng khai lực trí nhuần Mõ kệ an lành trao khắp chốn Mai vàng thấp thoáng đợi ngoài sân Tâm Phương viện chủ bình tâm sáng Nguyên Tạng trụ trì lắng sự chân Bát Nhã thường soi bày tuệ hiển Hương ngàn rộng trải đất trời ngân
24/01/2024(Xem: 1117)
Tết đã về chưa ? Tết đến chưa ? Mà sao xuân sắc rộ Vườn chùa Chuồn vờn khắp lối tìm hơi lạnh Én liệng Đầy trời Trốn gió mùa Thượt dượt ấp e trong nụ biếc Cành đào đã hé giữa cành đưa Tâm hoa chiêu cảm vườn xuân sắc Mặc kệ nắng chang cứ giỡn đùa
20/01/2024(Xem: 1147)
Đạo Phật là đạo từ bi trí huệ, mục đích tối thượng của đạo Phật không ngoài việc giúp con người sống an lạc, buông xả để đi đến giác ngộ và giải thoát. Đức Phật cũng từng nói:” Nước trong biển chỉ có một vị mặn và pháp của ta cũng chỉ có một vị giải thoát”. Đạo Phật hình thành và phát triển ở Ấn Độ từ hai mươi lăm thế kỷ trước bởi đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngày nay đạo Phật có mặt khắp năm châu và với nhiều tông môn pháp phái truyền thống khác nhau. Dù có tu học theo trường phái nào hay tông môn nào cũng đều căn cứ vào cái căn bản cốt lõi của đạo Phật ấy là: Tứ diệu đế, bát chánh đạo, ba mươi bảy phẩm trợ đạo...Trong ấy thì bát chánh đạo chính là con đường trung đạo, con đường chuyển phàm thành thánh, chuyển mê thành giác, chuyển ngũ trược ác thế thành niết bàn. Không cứ gì Phật tử, tất cả mọi người trên thế gian này nếu y cứ theo bát chánh đạo mà hành thì cũng đều thành tựu được cả. Mọi người dù có mang nhãn mác gì đi nữa nhưng một khi thực hành tu tập bát chánh đạo thì cũn
17/01/2024(Xem: 3096)
Có hay đâu, Mùa xuân đang đến ! Khi ta còn dong ruỗi gió sương Bước thời gian trôi về muôn bến, Bóng chiều xa khuất nẽo quê hương.
16/01/2024(Xem: 4235)
Vườn thiền tĩnh mịch gió vờn hoa Chuông vẳng bên song lặng ác tà Nghiệp thiện vun trồng cây hạnh nở Đường lành dạo bước lối thiền qua Trăng huyền chiếu sáng trên ao diệu Phật bảo ngời soi dưới tháp ngà Mộng ảo tan dần khơi suối ngọc Trần duyên nghiệp lực bỗng vơi xa!
16/01/2024(Xem: 1761)
Xuân về cây lá xanh tươi Hoa khoe sắc thắm nắng cười cùng hoa Yêu thương nắng trải chan hòa Vạn vật chung hưởng thăng hoa vì đời. Xuân về thương nhớ khôn lời Thương người viễn xứ nhớ trời quê hương Nhớ khu phố nhỏ con đường Thương thời thơ ấu khói vương chiều tà.
05/01/2024(Xem: 4123)
Xuân, Hạ, Thu, Đông bốn mùa tuần hoàn theo vũ trụ, nhưng mùa Xuân bao giờ cũng được người ta ví von ca ngợi nhiều nhất. Vì mùa Xuân được đất trời thiên nhiên ban tặng cho một khí hậu ôn hòa để ươm mầm và tăng sức sống cho nhiều loài cỏ cây, hoa trái... cùng khoe sắc như một tác phẩm nghệ thuật hài hòa sống động, phô bày với muôn ngàn vẻ đẹp. Mùa Xuân mang đến niềm tin yêu và hy vọng, mang đến nhiều ước mơ, nhiều kỳ vọng thanh cao tươi sáng. Ước mơ được bình an hạnh phúc cho mình và cho mọi người trên toàn cầu. Đó là một tâm thức cao đẹp nhất của người con Phật mừng đón mùa Xuân mới.
03/01/2024(Xem: 1116)
Đêm dần tàn và ngày mới đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
27/10/2023(Xem: 16594)
Ngưỡng bạch Chư Tôn Thiền Đức, thân mẫu chúng con khi sinh tiền dốc lòng vun trồng cội phúc, gieo nhân chí thiện cần mẫn cực nhọc lo lắng cho chúng con. Nhớ lại những khi răn bảo dặn dò, những lúc nhọc nhằn nuôi dưỡng. Nhưng hởi ôi ! Ân sâu chưa trả, nghĩa nặng chưa đền mà ngày nay người đã vĩnh viễn ra đi để lại muôn vàn nhớ thương cho con cháu. Thật: Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, Con muốn phụng dưỡng mà Cha Mẹ đã khuất bóng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]