Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện tiền thân năm ngựa: nước tắm dơ bẩn

17/01/201400:19(Xem: 6125)
Chuyện tiền thân năm ngựa: nước tắm dơ bẩn
con_ngua_8


Chuyện Ti
ền Thân Năm Ngựa:

NƯỚC TẮM DƠ BẨN

Ở bên Ấn Độ thời xưa

Trong vương quốc nọ gió mưa thuận hoà

Ngựa vua quý báu, kiêu sa

Mỗi khi tắm táp hay ra phía ngoài

Nơi dòng sông chảy khoan thai

Có vùng nước cạn các nài thường quen

Thường mang ngựa tắm nhiều phen

Từ lâu vẫn ghé qua bên sông này.

Tuy nhiên đặc biệt bữa nay

Có con ngựa lạ tới đây dầm mình

Ngựa hoang tắm táp thoả tình

Trút bao dơ bẩn, hôi tanh lâu ngày

Tắm xong ngựa nọ đi ngay

Vùng sông nước cạn vơi đầy lao xao.
*

Khi nài dẫn ngựa vua vào

Ngựa hoàng cung đó ai nào sánh ngang

Vừa đẹp đẽ, vừa cao sang

Bước chân xuống chỗ sông thường tới lui

Ngựa vua bất chợt đánh hơi

Nhận ra thoang thoảng mùi hôi quanh vùng

Bến không sạch, nước hết trong

Biết ngay ngựa lạ tắm sông này rồi

Dính vào chỉ nhớp thêm thôi

Chỉ thêm dơ bẩn thân người ích chi

Ngựa vua ghê tởm tức thì

Không còn muốn tắm táp chi nơi này.

Các nài ngựa vất vả thay

Muốn đưa ngựa xuống, loay hoay đủ điều

Nhưng mà ngựa chẳng xuôi chiều

Không ưng xuống tắm y theo lệnh nài.

Một nài trở lại lâu đài

Tâu trình vua rõ: "Thưa ngoài bến sông

Ngựa nòi quý của hoàng cung

Đã từng huấn luyện vô cùng kỹ thay

Thế mà bướng bỉnh hôm nay

Ngựa không chịu tắm, đòi quay trở về!"

*

Nhà vua chú ý lắng nghe

Truyền cho mời vị quan kia tới liền

Ông quan nổi tiếng khắp miền

Rành về súc vật, đáng tin vô cùng,

Vua lên tiếng: "Thật lạ lùng

Ngựa yêu thuần tính trong cung triều đình

Tự nhiên trở chứng thình lình

Không còn muốn tắm! Quả tình lạ sao!"

Ông quan chẳng nghĩ ngợi lâu

Tìm ra nơi tắm ngựa đầu bến sông

Thấy rằng ngựa khoẻ vô cùng

Tuy nhiên lúc thở thời không bình thường

Hít vào ngần ngại, nhẹ nhàng

Ông quan vội đánh hơi vương quanh miền

Thấy mùi dơ bẩn bốc lên

Điều tra thêm nữa quan liền rõ ngay

Mùi hôi thoang thoảng xa bay

Từ nơi vũng tắm sông này mà thôi

Sông dơ, nước bẩn, mùi hôi

Chắc là ngựa lạ tắm nơi đây rồi

Ngựa vua sạch sẽ cả đời

Bến sông ô uế ngựa thời chẳng ưa

Ông bèn hỏi: "Có ngựa dơ

Tới đây tắm táp bên bờ sông chăng?"

Các nài ngựa vội thưa rằng:

"Vừa đây có một ngựa hoang ghé vào

Tắm nơi này, bẩn biết bao

Mùi hôi do đó dễ nào tan đi.”

Ông bèn dạy các nài kia:

"Ngựa hoàng cung đó còn gì quý hơn

Ngựa ưa sạch sẽ luôn luôn

Nào đâu muốn tắm trong nguồn nước dơ

Bây giờ hãy dắt ngựa ra

Ngược dòng đưa ngựa trở qua khúc đầu

Đầu sông nước sạch, xanh mầu

Tắm đây chắc ngựa còn đâu buồn phiền!"

Các nài vội thực hiện liền

Ngựa qua chỗ mới quả nhiên hài lòng

Tại nơi bến tắm đầu dòng

Nước sông xuôi chảy sạch trong vô cùng.

Ông quan về lại hoàng cung

Tường trình vua rõ. Vua mừng ngợi khen

Cho rằng quan giỏi vô biên

Đọc ra ý nghĩ ngựa hiền của vua.


(phỏng dịch theo bản văn xuôi

DIRTY BATH WATER

của Ven. Kurunegoda Piyatissa & Tod Anderson)

NHẬN DIỆN TIỀN THÂN

Ông quan giỏi về súc vật là tiền thân Đức Phật.
Vua là ngài Ananda.
_________________________

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/02/2014(Xem: 10049)
Long Mã hay còn gọi là “ngựa hóa rồng” hay “rồng ngựa” là một biểu tượng của kiến trúc triều Nguyễn. Đầu năm mới, đặc biệt là năm Giáp Ngọ- khi nhìn thấy Long Mã, bạn sẽ gặp rất nhiều may mắn. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng hình ảnh Long Mã đầu năm…
12/02/2014(Xem: 6547)
Những ngày đầu xuân, thay vì chào đón mùa xuân mới bằng nụ cười tươi mát, chúng ta lại bắt đầu bằng sự sợ hãi, âu lo vì: năm nay là năm tuổi!!! Mới đầu năm mà bị người này hăm he, người khác nhắc khéo: ‘Năm nay năm tuổi của bạn đó nhe! Tránh đi lại càng nhiều càng tốt. Đặc biệt là đầu năm, đừng có đi xông đất nhà nào cả!’
12/02/2014(Xem: 8511)
Chúng tôi thường nói với quí vị mỗi một ngày qua là lần đi một hạt chuỗi, rồi ngày khác tới là lần đi một hạt chuỗi. Như vậy hôm nay là cuối năm Ất Mão, chúng ta đã lần được bao nhiêu hạt chuỗi rồi? Đã lần hết ba trăm năm mươi mấy hạt.
12/02/2014(Xem: 11653)
Từ ngàn xưa người Việt Nam chúng ta đã được thấm nhuần tinh thần từ bi của đạo Phật, tổ tiên ta đã Phật hóa gia đình, giáo dục con cháu phải biết chia sẻ hạnh phúc, ban rải tình thương đến mọi người, mọi loài, cỏ cây đất đá.
07/02/2014(Xem: 6936)
Tuệ Trung thượng sĩ khi nói đến mùa xuân đã dùng từ phương ngoại phương (trời phương ngoại) - chẳng phải Tô Châu hay Thượng Hải, hay bây giờ là New York, Sydney… Phương ngoại ở đây là khi chúng ta không còn bị giới hạn trong kiếp nhân sinh, trong vòng thời gian sinh diệt, có-không-còn-mất, hơn-thua… với bao định kiến sai lầm và phiền não ê chề…
07/02/2014(Xem: 8675)
Chiều mùng hai Tết Giáp Ngọ tôi về chùa Phi Lai, lễ Phật, thăm thầy Thiện Đạo. Là Hòa thượng trụ trì một ngôi đại tự ở Thành phố Biên Hòa, thầy bận bịu trăm công ngàn việc: việc chùa, việc Giáo hội, việc ứng phó đạo tràng, việc tương tế từ thiện, dũ lòng từ bi lân mẫn… Là chỗ thân tình văn bút, tôi hỏi thăm thầy bước sang năm mới đã có thi hứng nào mới chưa, chẳng nghe thầy trả lời ất giáp, ý là bấy lâu nay thầy không viết lách được gì.
04/02/2014(Xem: 6255)
Ăn Tết xưa nay đã trở thành một ngày hội lớn nhất trong năm của nhân loại. Riêng dân tộc VN qua bao đời đã có rất nhiều phong tục cổ truyền rất phong phú như đưa Táo Quân về trời, dựng nêu đón xuân, cúng giao thừa, mừng Nguyên Đán,tảo mộ, thăm hỏi, chúc tung.. nhất nhất đều hàm chứa những ý nghĩa thiêng liêng độc đáo. Trong giờ khắc năm cũ sắp tàn, mọi nhà cài then chặt cửa để sửa soạn đón năm mới trong sự xum họp đầm ấm của gia dình.Nhưng chính trong giây phút đợi
03/02/2014(Xem: 6109)
Lắng lòng nghe, ôi tiếng chuông huyền diệu, Cả lời kinh, tiếng tụng, niệm thành tâm, Chánh Điện uy nghiêm, lan tỏa hương trầm, Hàng Phật tử quì bên Thầy lễ bái.
03/02/2014(Xem: 6459)
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê lúa Thái Bình và từ nhỏ đến nay chưa bao giờ ăn tết xa nhà.Đùng một cái, năm nay xin làm tình nguyện viên phục vụ Lễ Hội Đường Sách cùng với các anh chị của công ty sách Thái Hà.Thế là được bay vào Sài Gòn 10 ngày để được đón tết ở miền nam.Chưa bao giờ tôi có được cái tết vui như thế này. Trực ngoài Đường Sách Nguyễn Huệ từ sáng sớm đến nửa đêm nhưng chưa khi nào tôi thấy nhàn và an lạc như thế này. Thực sự là vậy.
02/02/2014(Xem: 6895)
Thường thì người đời trong những ngày tết rất bận bịu lo chợ búa, mua sắm, giết gà, giết lợn, gói giò chả, cúng tất niên, rồi lo rượu bia, đồ nhậu để li bì trong mấy ngày tết. Người con Phật thì thảnh thơi. Vì là Phật tử nên bàn thờ chỉ cần lọ hoa và đĩa trái cây. Vì ăn chay nên trong những ngày tết chỉ cần cơm rau dưa và những món ăn giản dị rẻ tiền mà ấm cũng và ngon vô cùng. Sáng 30 tết tôi đến thăm Ni sư Như Hiền tại tổ đình Huê Lâm quận 11 thành phố Hồ Chí Minh.Chúng tôi bên nhau và được ni sư kể cho biết bao nhiêu chuyện kỳ lạ và lý thú về những chuyến đi hoằng pháp khắp bốn phương trời, trong và ngoài nước. Tôi học được biết bao nhiêu bài học quý giá qua những câu chuyện của ni sư trong nước cũng như ở nước ngoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]