Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mâm ngũ quả

15/01/201417:20(Xem: 6126)
Mâm ngũ quả
mam_ngu_qua
Mâm ngũ quả 


Trà Kim Long

Không phải ngẫu nhiên mà người phương Tây có nhận xét: “Người Việt Nam coi trọng người chết hơn người sống”. Cứ nhìn vào những kỳ lễ lạt, cúng kính tất sẽ thấy được về mặt nào đó nhận xét trên không phải là không có lý do xác đáng. Tưởng nhớ đến người đã nằm xuống là nghĩ về nguồn cội, là nhớ đến công ơn của những người đã từng lao tâm khổ trí để lại cho người sống còn những thành quả của họ, tinh thần cũng như vật chất nên không thể không trân trọng kính bái, dù những người đó đã từ cõi đời thường ra đi hay từ nơi thế giới huyền vi thần thoại của đời sống tâm linh mà có.

Trong vô số những thủ tục của lễ cúng trang trọng ấy, trái cây là phần phẩm vật không thể thiếu. Trên bàn thờ, ngoài những nghi dụng cần thiết như lư hương, chân đèn…thì phía Đông phải có được bình hoa tươi, phía Tây phải có được cỗ bồng trái cây tốt (Đông bình Tây quả). Tùy theo địa phương, mâm trái cây được chọn lọc từ những loại quả chín đỏ, quý hiếm mà trong khả năng của gia chủ có thể thực hiện được, nhưng thường phải có đủ 5 loại trái cây (ngũ quả) để sắp đan xen vào nhau như hình khối tháp rất nghệ thuật. Nhất là vào những dịp lễ tết, mâm ngũ quả lại càng phải được chọn lọc thật kỹ càng để có thể lưu giữ được thời gian lâu dài mà không phải bị đổi sắc, thối rữa. Nhìn lên bàn thờ thấy có hoa xinh quả đẹp là đã mãn nguyện dù phẩm vật để cúng kính (thức ăn) nhiều khi cũng chỉ là đơn giản.

Năm loại trái cây quý hiếm ấy có nơi là những loại trái lê, trái mận, trái đào, trái lý, trái lựu. Nhưng có nơi lại chọn những loại trái cây theo sự tin tưởng suy diễn thường tình (như người miền Nam thường áp dụng) nhằm cầu mong bình an cho sự sống giữa cuộc đời thường. Đối với những lễ cúng ngày thường việc lựa chọn này không tỏ ra quan trọng lắm, có loại trái cây nào để dâng lên cúng cũng được miễn là phải chín đỏ, tinh tươm. Nhưng vào dịp tết thì đó lại là việc cần phải nghĩ tới vì mang tính chất an bài cho thời vận cả năm của những người trong gia đình. Nên mâm ngũ quả nhất thiết phải là những thứ trái cây như: Mãn cầu, trái dừa (vừa), đu đủ, trái xoài (xài), trái sung (cầu vừa đủ xài theo phát âm của người miền Nam). Tuyệt đối họ không dùng chuối để cúng trong những ngày đầu năm _ nhất là đối với những người theo nghề buôn bán vì sợ “chúi mũi chúi lái” suốt năm.

Trái lại, người miền Trung thì chuối lại là phần trái cây chính được sắp lên cổ bồng để cúng kính tổ tiên ông bà cha mẹ. Nhưng phải là chuối mốc (chuối sứ) và là chuối già còn xanh vỏ mới có thể giữ được độ bền lâu theo thời gian của mấy ngày tết.

Để chuẩn bị cho cổ bồng chuối ngày tết, người ta đã chọn lựa trong vườn nhà những buồng chuối nào tốt nhất, vừa đủ độ già vào những ngày cuối năm rồi đem chặt vào nhà, tỉa nhánh, rửa sạch để cho ráo nước rồi mới đơm (sắp) lên. Nhà nào không có vườn, hay không có được chuối già đúng vào dịp tết thì tìm mua ở chợ. Vào những dịp này chuối được mùa gía đắt như tôm tươi nhưng nhiều khi không có đủ để bán. Cỗ bồng chuối được sắp xoay tròn đều đặn dưới lớn trên nhỏ dần trông thật đẹp mắt. Xen kẽ vài những chỗ còn trống ngay trên đỉnh đầu, sắp xen vào những loại trái cây khác (cũng không ngoài những loại trái cây theo quan niệm “cầu vừa đủ xài, sung mãn”). Điều quan trọng là đơm như thế nào để có thế giữ chặt vào nhau trong suốt thời gian còn chưa hạ cỗ. Tuy chuối là loại trái cây chính dùng trong lễ cúng nhưng họ lại cử ăn nhất trong những ngày tết vì sợ bị “trợt vỏ chuối”, xúi quẩy cả năm.

Đối với những lễ cúng khác như cúng đình, chùa, miếu, mạo hoặc cô hồn các đảng hay trai Tăng thì mâm ngũ quả cũng không kém phần quan trọng, nhưng có điều người ta không sắp trái cây lên cỗ bồng hay lên dĩa, mà sắp vào những chiếc mâm. Khi cúng xong, phần trái cây này phân cho mọi người.

Ngày nay, dù ở miền Trung, chuối gần như không còn được thông dụng để làm quả phẩm chính như trước đây. Đủ các loại trái cây từ nội địa cũng như ngoại nhập đã bày bán nhan nhãn khắp nơi, đủ khả năng cứ lựa chọn mua về sắp bày lên là đã thấy có được mâm trái cây thật bắt mắt trên bàn thờ. Thậm chí, trên bàn thờ nguời ta còn trưng bày những loại trái cây làm bằng nhựa giống như thật để mãi không bao giờ hư. Nhưng mâm ngũ quả gồm có các loại như mãn cầu, dừa, đu đủ, xoài, trái sung… cũng không thể thiếu.

"Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay - số 13

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2023(Xem: 1883)
Rächer, đó là tên con mèo của con gái tôi, tháng này vào năm ngoái nó đã về với gia đình tôi ở được một năm. Nó thật dễ thương, ngày đầu khi con gái tôi mang về nhà cho tôi, mở cái lồng ra nó rụt rè nhìn khắp quanh nhà, không một tiếng meo meo, trông thật tội nghiệp. Nhìn nó thương làm sao, chắc giờ phút đó nó đang buồn và hoang mang vì nơi chốn xa lạ này. Tôi nhè nhẹ vuốt nó, lông nó đen mượt, óng ả, tôi nhỏ nhẹ nói với nó. „em, em đừng sợ nha, mẹ thương em, về đây chơi với mẹ“. Mà lạ thật, không hiểu tại sao nhìn nó tôi thương nó quá, đêm đó nó đi quanh hết phòng này qua phòng khác kêu meo meo.. chắc rằng nó nhớ nhà cũ. Rồi chỉ một đêm thôi, đêm sau nó không còn gọi meo nữa, chắc em cũng biết phải ở lại đây, vì căn nhà kia đã giao lại cho người khác. Tôi gọi nó bằng em, nó hiểu.
09/01/2023(Xem: 2553)
Năm nhuận là gì? Năm nhuận là năm có 366 ngày trong Dương lịch và 13 tháng theo âm lịch theo chu kỳ 4 năm Dương lịch lại có một năm nhuận. Vì sao có năm nhuận? Khi trái đất quay quanh một vòng xung quanh mặt trời sẽ mất 365 ngày và 6 giờ. Một năm không nhuận sẽ có 365 ngày và thừa 6 giờ nên 4 năm sẽ thừa 24 giờ nên sẽ có năm nhuận. Để năm âm lịch vừa được một tuần trăng vừa không xô lệch với thời tiết của 4 mùa thì 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau quá nhiều. Tuy nhiên, năm dương lịch vẫn nhanh hơn âm lịch nên người ta đã lấy 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.
08/01/2023(Xem: 2661)
Ai níu được cánh thời gian mùa ấy Có là đây, mà Không cũng là đây Hỏi lòng mình sao lại trắng như Mây Một cõi Lạ! Mấy dòng Thơ u tịch ... Dường như trong đáy suối nguồn tịch tịnh ! Một nguồn Thơ tươi mát, một dòng Trăng Ai tìm Khôi Nguyên! Vĩnh Cửu! Thường Hằng Tôi tìm tôi, Suối Mây Hồng êm ả ...
08/01/2023(Xem: 3054)
Quý Mão, con mèo… Chúng ta đang tới gần Tết Nguyên Đán 2023. Nếu có ai hỏi rằng thế giới có sáng tác văn học nào thơ mộng về mèo hay không. Không, chúng ta không có ý nói gì về những chuyện đời thường lãng mạn hay tiểu tam hay tiểu tứ gì hết. Chúng ta chỉ muốn nói về một cõi thơ mộng y hệt như thời của Cha Rồng và Mẹ Tiên. Có đấy chứ, có một truyện về một cô mèo tam thể của một chàng họa sĩ Nhật Bản trong một thời nào xa xưa lắm, khi người ta chưa xài Tây lịch. Và truyện do một nhà văn Hoa Kỳ kể lại.
07/01/2023(Xem: 3496)
Tết đến rồi xuân đang ở đâu đây Mai trước ngõ nở bông vàng rực rỡ Câu đối ai treo mực đen giấy đỏ Bếp lửa hồng mẹ nấu bánh chưng xanh
06/01/2023(Xem: 1767)
Trở lại hoa vờn chạm sắc xuân, Mây ngàn cõng lạnh ánh hồng vân. Nhìn quen nõn lá như bao bận. Thấy rõ cành mai tựa mấy lần,
05/01/2023(Xem: 5925)
THƯ TÒA SOẠN, trang 2 CẢM NIỆM VỀ XUÂN, MỪNG XUÂN.. (thơ Thắng Hoan), trang 4 MÙA XUÂN VẠN THỤ KHAI HOA (Nguyễn Thế Đăng), trang 5 ĐÔI LỜI TÂM SỰ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 7 THÔNG BẠCH TẾT QUÝ MÃO – 2023 (Hội Đồng Giáo Phẩm), trang 8 THƯ CHÚC XUÂN QUÝ MÃO – 2023 (Hội Đồng Điều Hành), trang 9 THƯ CHÚC TẾT (HT. Thích Nguyên Trí), trang 10 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM (HT. Thích Thắng Hoan), trang 11 NHỮNG NƠI MÀ NGƯỜI TU NÊN BỎ ĐI VÀ NÊN Ở LẠI (Quảng Tánh), trang 14 THÔNG TƯ PHẬT ĐẢN LẦN THỨ 2647 (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 15
05/01/2023(Xem: 2424)
Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa. Đại chúng ngơ ngác không hiểu, duy ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm cười. Đức Phật nói: “Ta có Chánh pháp vô thượng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập văn tự, truyền ngoài giáo pháp, nay trao cho Ca Diếp.” Tích này không được ghi trong các Kinh Phật thuộc Tạng Pali và Tạng A Hàm, có thể vì vài thế kỷ sau mới có văn tự để viết và lúc đó không ai còn nhớ, và cũng có thể quý ngài đời sau nghĩ ra tích này để giải thích một số điểm cốt tủy trong Phật pháp và cũng để làm chỗ y cứ cho Thiền Tông.
04/01/2023(Xem: 2388)
Khi tuyết trắng xóa phủ đầy miền đất Bắc Mỹ và những cơn gió đông rét mướt tràn xuống miền nam của Bắc Bán Cầu cũng là lúc Tết truyền thống Việt Nam đang về với hàng triệu trái tim và gia đình người Việt tha hương. Thay mặt Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNHK, tôi xin kính gửi đến chư tôn Thiền Đức Tăng, Ni và quý đồng hương Phật tử lời chúc mừng năm mới Quý Mão 2023 phước huệ trang nghiêm, thân tâm thường lạc và vạn sự kiết tường.
01/01/2023(Xem: 1846)
Xuân về trên ngọn cỏ non Cành mai mới nở hãy còn đọng sương Rừng chiều thấp thoáng tà dương Thiền Tăng xuống núi tìm phương cứu đời. Vận hành của thời gian bốn mùa xuân hạ thu đông, dòng đời mãi trôi không ngừng nghỉ, một năm lại hết. Sau buổi đông tàn, vạn vật cỏ cây lại trở mình, cành non bắt đầu kết nụ trổ hoa, chim muông ca hát líu lo dưới trời nắng ấm, như vẫy tay chào tạm biệt cái lạnh của mùa đông và đón mừng mùa xuân thắm tươi giữa đất trời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]