Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngựa trong văn hóa đại chúng

13/01/201418:39(Xem: 8770)
Ngựa trong văn hóa đại chúng

con_ngua_4
Hình tượng con ngựa hiện diện từ sớm trong văn hóa Đông-Tây, con ngựa là một trong những loài vật được con người thuần hóa và sử dụng trong đời sống hàng ngày và loài vật gắn liền với chiến tranh. Hình ảnh con ngựa còn là chủ đề cho các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, thơ văn... Đối với văn hóa phương Tây, ngựa gắn liền với nhiều biểu tượng thần thoại và gắn liền với hình ảnh Nhân Mã trong 12 Cung Hoàng đạo.

Ngựa là một trong 12 con giáp của văn hóa phương Đông (ngọ), cũng nằm trong số lục súc theo quan niệm của văn hóa một số nước. Ngựa là hình tượng đặc trưng cho phương Bắc, là biểu tượng cho sự trung thành và tận tụy đồng thời là biểu tượng cho tài lộc, thành công, hình ảnh con ngựa tung vó hý vang biểu tượng cho sự kiêu hãnh và tự do và thanh khiết[1].

Khái yếu

Ngựa là con vật thông minh, khôn ngoan sống gần người và được con người yêu quý trong đời sống vất vả mà còn kề vai sát cánh cùng con gười xông pha nơi trận mạc. Ngựa đã đi vào văn học dân gian trong lịch sử và văn hoá nghệ thuật. Xuất phát từ chính đặc điểm tự nhiên của loài ngựa mà hình tượng con ngựa luôn hiện diện với vẻ đẹp trong cách nhìn của con người phản ánh qua lăng kính văn hóa. Ngựa có dáng vẻ đẹp đẽ, mạnh mẽ, sung mãn mà thanh nhã, hiền lành, ngựa đó đức tính trung thành với con người, nhiều con ngựa được coi là con vật có tình nghĩa.

Trong thần thoại

Ở Triều Tiên có ngựa Ngựa thần Chollima (Thiên Lý Mã) xuất hiện trong thần thoại châu Á: Giống như loài ngựa trắng có cánh Pegasus của thần thoại Hy Lạp, Chollima trong văn hóa dân gian châu Á cũng sở hữu đôi cánh sải rộng. Bốn con ngựa của Apocalypse trong Thần thoại Kitô giáo: Chúng là biểu tượng của sự chinh phục, chiến tranh, nạn đói và cái chết.

Trong thần thoại Hy Lạp có con ngựa Pegasus trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, sau khi giúp đỡ người anh hùng Hy Lạp Bellerophon đánh bại Chimera, Zeus đã biến ngựa Pegasus thành một chòm sao và cho nó một vị trí trên bầu trời. Ngoài ra có điển tích Con ngựa thành Troia. Truyền thuyết Hy Lạp cổ đại có nêu Mười hai kỳ công của Heracles trong đó có hai kỳ công liên quan đến ngựa là thuần phục đàn ngựa cái của Diomedes: Bốn chú ngựa cái của Diomedes gồm: Podagros, Lampon, Xanthos và Deimos. Chúng có sở thích ăn thịt người. Heracles đã khiến 4 con ngựa ăn thịt chính chủ nhân của chúng rồi thuần phục chúng.

Heracles được chỉ thị phải mang về cho Erystheus đàn ngựa cái của Diomedes - vua trị vì xứ Thracia. Những con ngựa ăn thịt các vị khách lữ hành khi họ phạm sai lầm không chịu đón nhận lòng hiếu khách của Diomedes. Thần thoại kể rằng Heracles đã dẹp yên đám ngựa hung bạo này khi cho chúng ăn thịt chính người chủ của chúng, ăn được nữa chừng thì chúng phát hiện đây là chủ của mình và đuổi theo Heracles. Heracles sớm gom chúng lại và lùa chúng lên tàu cho Tiryns. Sau khi đưa chúng về trình diện Eurystheus, Heracles thả chúng đi. Cuối cùng bầy ngựa cũng bị con gái của ác điểu Stymphalus ăn thịt trong 1 lần đi lạc.

Một kỳ công khác là dọn Chuồng ngựa của Augeas. Augeas có một bầy ngựa đông đến nỗi lượng phân chúng thải ra qua bao năm kết thành một lớp dày đặc bao phủ toàn bộ Peloponnesus. Heracles đã rửa sạch các chuồng ngựa của vị vua Augeas chỉ trong một ngày. Thay cho việc dùng xẻng và miếng hốt phân như Eurystheus tưởng tượng, Heracles làm thay đổi dòng chảy của hai con sông chảy qua chuồng ngựa, và công việc được hoàn tất mà không làm bẩn tay chàng.

Thần thoại Hy Lạp còn có hình ảnh về Nhân mã là một sinh vật trong thần thoại Hy Lạp có nửa thân trên của người và toàn bộ phần dưới của ngựa. Trong thần thoại Hy Lạp, nhân mã cùng tồn tại với con người, các anh hùng và các thần nhưng sống tại vùng núi của Thessalía. Theo thần thoại Hy Lạp, một vị vua tên là Ixion dám tán tỉnh Hera, vợ thần Zeus. Thần Zeus tức giận bèn lừa Ixion bằng cách tạo ra một cụm mây giống hình dạng Hera - đây là thần Nephele. Ixion lấy Nephele, sinh ra một quái vật tên là Centaurus. Centaurus cùng với những con ngựa trên vùng núi Thessalía sinh ra dòng giống nhân mã.

Trong thần thoại Bắc Âu còn có con vật Kelpie là quái vật tới từ các con sông và hồ ở Scotland. Nó thường được gọi là ngựa nước (hà mã) bởi hình dáng bên ngoài trong giống một con ngựa bạch. Nhờ vẻ ngoài đẹp rạng rỡ mà Kelpie đánh lừa rất nhiều người, một khi cưỡi lên, nó sẽ đưa nạn nhân tới chỗ nước sâu và ăn thịt. Một dị bản khác của Kelpie là quái vật Glashtyn trên đảo Nykur, Ireland[2]. Ở Phi Luật Tân còn có truyền thuyết về quái vật Tikbalang, là ngựa quỷ trong tín ngưỡng dân gian. Con quỷ này có đầu và chân ngựa, cơ thể người và các chi rất dài. Chúng ẩn trốn trong rừng, đặc biệt rất hay cưỡng hiếp phụ nữ và để họ mang thai ngựa quỷ Tikbalang con[3].

Trong văn hóa Trung Quốc có hình tượng về Bạch Long Mã là một con ngựa trắng có nguồn gốc từ con rồng. Bạch Long Mã (chữ Hán: 白龍馬) hay Tiểu Bạch Long là con của Tây Hải Long Vương (em Đông Hải Long Vương) là đồ đệ thứ tư của Đường Tăng đi thỉnh kinh ở Tây Thiên trong tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân. Do có lỗi lầm nên Quan Thế Âm Bồ Tát đã cho phò giá Đường Tăng đễ chuộc lại những lỗi lầm đã gây ra. đã ăn thịt con ngựa mà Đường Tăng cưỡi nên đã bị Ngộ Không tìm đến đòi mạng. Võ công của ông và Ngộ Không là một trời một vực nên ông đã sớm thất bại và rút xuống nước. Sau đó, Quan Âm Bồ Tát đã gọi lên để Tiểu Bạng Long đi theo phò giá Đường Tăng. Khi phò giá Đường Tăng nó là một con ngựa và rất ít khi cùng các sư huynh tham gia chiến đấu với yêu quái.

Trong tín ngưỡng

Trong quan niệm cổ xưa, ngựa là con vật có bản tính mau lẹ, hăng hái, sung mãn, được xếp dưới nguyên lý Dương của tự nhiên, và được coi là biểu trưng cho yếu tố hỏa. một số nơi người ta dùng biểu tượng ngựa để tượng trưng cho Mặt Trời, có nơi, ngựa là vật hiến tế trong tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời. Sự mau lẹ của con ngựa cùng với sức mạnh và năng lực có thể đi được chặng đường rất xa của nó khiến cho người ta gán cho nó những tên gọi như Gío Tây, Chân Mau, Tia Chớp, Thiên Lý Mã, Phi Mã… Người Phương Tây quan niệm rằng ngựa có cánh xuất phát từ con ngựa có cánh của thần thoại Hy Lạp. Trên đồ gốm cổ Việt Nam cũng trang trí những hình ngựa có cánh. Những con ngựa này được diễn tả trong tư thế đang bay trong không trung. Như thế, con ngựa trong nghệ thuật gốm Việt Nam cũng hoá thân vào huyền thoại, và ít nhiều nó đã mang màu sắc tôn giáo như con ngựa trong văn hoá Ấn Độ hay văn hoá Trung Quốc.

Cư dân Hồi giáo ở Đông Nam Á cũng có tục thờ ngựa, họ coi ngựa là con vật linh thiêng. Ngựa là một trong những chòm sao của hoàng đạo phương Tây, nó được hình tượng hoá qua người bắn cung Sagittarius xuất hiện ở vòng cung thứ chín dưới dạng hình nhân mã, cũng tương tự như cung ngọ trong mười hai cung của phương Đông. Từ con vật đời thường, với bản tính tốt đẹp mà con người đã gán cho nó, thần thánh nó, huyền thoại nó do đó ngựa đã trở thành hình tượng nghệ thuật, trở thành con vật linh thiêng, hoá thân vào đời sống văn hoá tâm linh[4].

Một dáng hóa thân khác của kỳ lân là con long mã, bao giờ cũng được thể hiện chạy trên sóng nước (lấy từ tích Vua Vũ trị thủy). Người ta thường hiểu rằng: long là rồng, rồng thì bay lên, nghĩa là tung, tượng trưng cho kinh tuyến, thời gian - mã là ngựa, chạy ngang, là hoành, tượng trưng cho vĩ tuyến, không gian. Như vậy long mã tượng trưng cho sự tung hoành của nam nhi, cho thời gian và không gian, long mã chạy là biểu hiện cho vũ trụ vận động, đồng thời tượng trưng cho thánh nhân.

Về nhân tướng, theo quan niệm của Phương Đông thì những người sinh năm con ngựa thường có cá tính phóng khoáng, không căn cơ, có năng lực suy nghĩ độc lập và ít để bụng. Gặp việc gì họ cũng thường bắt tay làm ngay, không chần chừ do dự. Nhưng chính sự nhanh nhẹn đó lại cấu thành nên điểm yếu của họ: nóng vội và thiếu kiên nhẫn[5].

Trong nghệ thuật

Ngựa có nhiều màu như lông màu trắng gọi là ngựa bạch, đen tuyền gọi là ngựa ô, đen pha đỏ tươi là ngựa vang, đen pha đỏ đậm là ngựa hồng, tím đỏ pha đen là ngựa tía, trắng sọc đen là ngựa vằn, ngoài ra còn có ngựa xám, ngựa đỏ (Xích Thố mã)... Về cách đi đứng của con ngựa có nhiều động từ để diễn tả như: đi, bước, rảo, chạy, nhảy, kiệu, phóng, vút, phi (bay), tế, sải, lao, vọt, phốc, phi nước đại, phi nước kiệu, phi rạp mình, ngựa lồng... do đó trong nghệ thuật, Rất nhiều nhà điêu khắc tài hoa, họa sĩ nổi tiếng đã tạc tượng, vẽ tranh ngựa trên sách báo, đền đài, lăng tẩm. Nhiều nơi đều có tượng danh nhân ngồi trên lưng ngựa đặt trang trọng ở các quảng trường, công viên.

Về tranh ngựa có họa sĩ Trung Quốc Từ Bi Hồng chuyên vẽ tranh ngựa và cùng nhiều danh họa phương Tây khác sáng tác nhiều chủ đề về ngựa.

Một họa phẩm xuất sắc của John Collier về Nàng Godiva đang cưỡi trên một con ngựa trắng

Trong chiến tranh

Ngựa gắn liền với chiến tranh, với hình ảnh của kỵ binh, các kỵ sĩ, hiệp sĩ Tây Phương và các dũng sĩ, chiến binh của miền thảo nguyên, đại mạc. Rất nhiều đội kỵ binh đã vượt hàng vạn dặm đất đai mệnh mông, núi non hiểm trở, từ nước này sang nước khác như những đội kỵ binh các nước Mông Cổ, Ả rập, du mục lừng danh trong lich sử. Ngựa gắn liền với hình ảnh của các võ tướng, danh tướng, rất nhiều danh tướng từ cổ chí kim, từ đông sang tây khi được tái hiện, biết đến với hình ảnh đang cưỡi ngựa.

Trong các cuộc chiến tranh thời cổ cho đến thời kỳ cận đại, ngày trước, ngựa chiến, giáp trụ, vũ khí là sinh mệnh của võ tướng trên sa trường. Nhiều đơn vị chiến đấu lấy con ngựa làm trung tâm như: Chiến xa (xe ngựa kéo trong chiến tranh), lực lượng kỵ binh, kỵ xạ, thám mã, khoái mã (lực lượng thông tin). Trong các cuộc chiến, việc chiến đấu trên lưng ngựa làm người ta sản sinh ra nhiều thế chiến đấu võ thuật trên lưng ngựa mà một trong thế võ thuật trứ danh là tuyệt chiêu Hồi mã thương của Dương gia tướng.

Trong đời sống

Người Trung Quốc gọi ngựa là Mã, Nhật Bản gọi là Uma, tên Phạn của nó là Asu có nghĩa là “mau lẹ”, còn tên Ariăng của nó là Asuba có nghĩa là “chạy”. Ở Trung Quốc, có dòng họ Mã lấy theo tên ngựa, trong đó có nhiều người nổi danh như Mã Viện, Mã Đằng, Mã Siêu, Mã Anh Cửu. Trong ngôn ngữ xuất hiện cụm từ thiên lý mã để chỉ những con ngựa chạy nhanh nghìn dặm, phi ngựa là cưỡi ngựa chạy như bay. Có cả cụm từ lạm phát phi mã để chỉ nạn lạm phát không kiềm chế nổi. Người ta vẫn lấy sức ngựa (mã lực) làm tiêu chuẩn tính sức mạnh của động cơ... trước pháp đình, tội phạm hay cho trước vành móng ngựa.

Ở Việt Nam, đôi khi ngựa còn là biểu tượng cho sức mạnh tình dục của phái nữ, từ lóng "con ngựa", hay "con đĩ ngựa", quá ngựa dùng để ám chỉ về những người phụ nữ có sức mạnh tình dục cao, hiếu dục trong khi đó đàn ông thì người ta thường sử dụng hình ảnh con dê. Ngoài ra các loài vật liên quan để ví von về tình dục của con người như con chó (chó cái), con gà, con heo. Trong trò chơi số đề, người chơi đề có rất nhiều cách đoán kết quả, người bình dân thì nằm mơ, thấy con gì đánh vào con đó, trong đó con ngựa ứng với các số 12 - 52 - 92.

Thành ngữ

Trong tục ngữ, ca dao Việt Nam, ngựa cũng là con vật rất quen thuộc được sử dụng nhiều như:

Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ: Nói về tình đoàn kết

Mã đáo thành công: Câu chúc may mắn, thành công

Ngựa non háu đá: Chỉ những người trẻ tuổi thường có tính cách hung hăng, thiếu chín chắn

Cỡi ngựa xem hoa

Ngựa chứng là ngựa hay: nói những người có tài thường có những tật xấu

Ngựa quen đường cũ: Chứng nào tật ấy

Ngưu tầm ngưu mà tầm mã: Chỉ việc những người giống nhau thường tập hợp lại với nhay, tìm đến nhau

Đầu trâu mặt ngựa: Câu này dùng để chỉ những kẻ vô lại, kẻ đại bất lương.

Thẳng như ruột ngựa: Nói về việc không úp mở, thẳng thắn vào đề luôn[6]

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm: Câu này dùng để chỉ việc có nhiều người qua lại

Ngựa lồng cóc cũng lồng: Chỉ sự đua đòi bắt chước một cách lố bịch kệch cỡm.

Da ngựa bọc thây: Câu này thời xưa dùng để nói về một người lính đã ngã xuống trên chiến trường

Đơn thương, độc mã (một ngựa với một cây thương): Chỉ người một mình chống lại khó khăn, không có sự trợ giúp của ai.

Thiên binh vạn mã

Chiêu binh mãi mã

Một mình một ngựa: Chỉ sự đơn độc

Một lời nói ra bốn ngựa khó tìm (Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy): Câu này có nghĩa là một lời nói vô ý khi ra khỏi miệng rất khó có thể lấy lại được.

Tái ông mất ngựa: Chỉ trong cái rủi có cái may.

Bóng ngựa qua cửa sổ: Bóng ngựa hay bóng câu (Bạch câu có nghĩa là con ngựa non sắc trắng) lướt qua khe cửa là nhằm để chỉ sự trôi nhanh của thời gian.

Có mặt nào dài hơn ngựa

Đường dài mới hay sức ngựa: Câu này ý nói, cùng với thời gian, người ta có thể được những phẩm chất ta một người nào, nhất là khi ở với nhau thường xuyên.

Mặt dài như ngựa

Thay ngựa đổi chủ: Câu ngày dùng để chỉ một người rời bỏ một phe phái để đi theo một phe phái khác.

Thay ngựa giữa dòng: Liên hệ với sự kiện đảo chính truất Ngô Đình Diệm theo chỉ đạo của Mỹ

Ngựa về ngược

Voi dày ngựa xé

Tứ mã phân thây

Làm thân trâu ngựa

Kiếp trâu ngựa

Ra sức khuyển mã

Công lao hãn mã

Ngựa nào gác được hai yên: Chỉ việc người ta không thể đồng thời phụng sự hai sự nghiệp lớn. Câu này tương đương với “ Một gáo, hai chĩnh”.

Chạy như ngựa vía: ý nói chạy rất nhanh.

Lên xe, xuống ngựa

Được đầu voi đòi đầu ngựa: Nói về người có lòng tham không đáy

Hồ Mã tê Bắc phong (Ngựa Hồ hí gió bấc)

Bạch Mã phi Mã (Chữ Hán: 白馬非馬; Ngựa trắng không phải là ngựa), một câu đầy tính triết học của Công Tôn Long

Mồm chó vó ngựa

Khuyển mã chí tình

Source: http://vi.wikipedia.org

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2022(Xem: 4451)
Từng trạm thời gian năm tháng qua Đón Xuân ! Ai chẳng nhớ Quê nhà ? Lòng dâng Ước Nguyện. Xuân An Lạc Xuân trải Niềm Vui. khắp cỏ hoa Nhặt Lá Bồ Đề. Xuân Vạn Kỷ Khơi Nguồn Hy Vọng. Địa Cầu Ta Có ngàn cánh Én bay về Hội Ca Khúc Thanh Bình Tiếng Quốc Ca.
13/01/2022(Xem: 3418)
Cọp là loài động vật hoang dã, thường sống ở các vùng rừng núi Việt Nam và các nước khác thuộc vùng Nam Á và Đông Nam Á. Ngoài tên cọp, loài thú nầy còn có nhiều tên gọi khác như, hùm, hổ, ông ba mươi, dần ( tên được dùng trong cách tính năm âm lịch ) …. Tuy hình thể cọp nhỏ hơn một số động vật khác, như voi, trâu….Nhưng động tác của cọp lanh lẹ, hình dáng cân đối, trên thân lại bao phủ bộ lông màu vàng với những vằn đen khiến thân hình cọp càng thêm đẹp đẽ. Những đặc điểm ấy tạo cho hổ có dáng đi oai phong, bệ vệ. Cọp còn có sức mạnh uy vủ khiến các loài vật khác ở chốn rừng sâu phải khiếp sợ. Có lẽ vì lý do đó mà con người đã tặng cho hổ danh hiệu là “ Chúa sơn lâm”.
13/01/2022(Xem: 5338)
Một năm 2021 Dương Lịch sắp trôi qua và năm Tân Sửu cũng sắp hết, thế giới chịu đựng suy sụp trên mọi lãnh vực, từ kinh tế, chính trị, giáo dục, tâm sinh lý…cho đến những cảm giác tiêu cực đoanh vây, khiến nhân tâm rơi vào thế bị động và cứ đợi chờ niềm hy vọng là; chấm dứt nạn dịch nhiễm Covid-19. Đặc biệt, quê hương Việt Nam, trải qua cơn khủng hoảng nhiều tháng kéo dài, tại thành phố Sài Gòn và các vùng phụ cận, luôn xuất hiện những thảm trạng bi thương đau khổ, sanh ly tử biệt trong nhiều gia đình, bởi nhiễm dịch Covid-19 biến chủng Delta. Kèm theo sự thiếu thốn thực phẩm, vì bị phong toả nghiêm ngặt. Bên cạnh dịch nhiễm, nhiều quốc gia phải gánh chịu thêm nhiều thảm hoạ khác do thiên tai quái ác tàn phá tài sản và cảnh vật cũng như cướp đi nhiều nhân mạng.
13/01/2022(Xem: 2784)
Chỉ còn vài tuần nữa thôi thì Tết sẽ đến với cộng đồng Việt ở hải ngoại. Ngày Tết luôn là một ngày mang nhiều ý nghĩa, kỷ niệm và gợi nhớ cho mỗi chúng ta nơi quê hương thứ hai này. Đạo Phật và ngày Tết ở chung cùng đã mấy ngàn năm qua. Cho nên dù ở bất cứ nơi nào, cộng đồng Phật giáo và ngôi chùa đều thể hiện những nét đẹp truyền thống của ngày Tết. Đã hai năm qua, vì đại dịch mà mọi sinh hoạt của Phật giáo Hoa Kỳ bị hạn chế. Cầu xin năm nay được sáng sủa hơn. Giáo Hội xin tất cả chúng ta dành một phút hướng nguyện về đại dịch trong giờ lễ cử hành Giao Thừa.
12/01/2022(Xem: 1896)
Một mùa Xuân nữa lại đến rồi Ta xa Quê nhà bao Tết trôi Xuân qua Xuân đến mòn năm tháng Tuổi đời chồng chất nhớ nhung ôi!..
11/01/2022(Xem: 5340)
Cọp, Sư tử là biểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh. Tiếng “Sư tử hống” là tuyên bố dứt khoát, chỉ có giáo pháp của Đức Phật, mới chuyển hóa được vô minh, mới đủ năng lực huyền nhiệm nhiếp phục được Sư tử, Cọp và làm tốt đẹp, thức tỉnh được cuộc đời. Nên năm Dần nói chuyện Cọp quy y, để thấy giá trị thù thắng, nhiệm mầu của Phật Pháp, hầu vững niềm tin trên đường TU. Nhân đây cũng chân thành kính chúc toàn thể mạnh khỏe, uy dũng như cọp, trong sạch, lợi ích ở từng tâm niệm, lời nói, việc làm, để cùng nhau hưởng được những điều cát tường như ý, nhiếp phục muôn loài, đồng thành Phật đạo)
10/01/2022(Xem: 2067)
Cuộc đời như một giấc mơ Trăm năm nào khác bàn cờ đổi thay Trần gian sống tạm qua ngày Đông qua Xuân đến nào hay biết gì Sinh ra tay trắng có chi Đến khi nhắm mắt chẳng gì mang theo
10/01/2022(Xem: 5564)
Năm 2021 khép lại nhưng đã để lại cho thế giới vết thương chưa lành, thiên tai, dịch bệnh, xung đột, bạo động bao trùm khắp mọi nơi, biến năm này không thể nào quên trong lịch sử loài người, nhất là đại nạn mang tên covid-19 với các biến thể Delta, Omicron tiếp tục làm đảo lộn đời sống và khiến cho nền kinh tế toàn cầu chao đảo. Như mọi người đều biết trong hai năm qua, đại dịch đã hoành hành khốc liệt trên khắp hoàn vũ, nhiều nơi bị phong tỏa, mọi sinh hoạt đều ngưng trệ, nhất là hơn 5 triệu nhân mạng trên thế giới đã ra đi vĩnh viễn.
04/01/2022(Xem: 5130)
Trên đất nước ta, rừng núi nào cũng có cọp, nhưng không phải vô cớ mà đâu đâu cũng truyền tụng CỌP KHÁNH HÒA, MA BÌNH THUẬN. Tỉnh Bình Thuận có nhiều ma hay không thì không rõ, nhưng tại tỉnh Khánh Hòa, xưa kia cọp rất nhiều. Điều đó, người xưa, nay đều có ghi chép lại. Trong sách Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (1) của Thượng Thư Bộ Binh Lê Quang Định soạn xong vào năm 1806 và dâng lên vua Gia Long (1802-1820), tổng cộng 10 quyển chép tay, trong đó quyển II, III và IV có tên là Phần Dịch Lộ, chép phần đường trạm, đường chính từ Kinh đô Huế đến các dinh trấn, gồm cả đường bộ lẫn đường thủy. Đoạn đường ghi chép về ĐƯỜNG TRẠM DINH BÌNH HÒA (2) phải qua 11 trạm dịch với đoạn đường bộ đo được 71.506 tầm (gần 132 km)
04/01/2022(Xem: 4141)
Ngoài tên “thường gọi” là Cọp, là Hổ, tiếng Hán Việt là Dần, cọp còn có tên là Khái, là Kễnh, Ba Cụt (cọp ba chân), Ba Ngoe (cọp ba móng), Ông Chằng hay Ông Kẹ, Ông Dài, Ông Thầy (cọp thành tinh). Dựa vào tiếng gầm của cọp, cọp còn có tên gọi là Hầm, là Hùm, dựa vào sắc màu của da là Gấm, là Mun ... Ở Nam Bộ cò gọi cọp là Ông Cả, vì sợ cọp quấy phá, lập miếu thờ, tôn cọp lên hàng Hương Cả là chức cao nhất trong Ban Hội Tề của làng xã Nam Bộ thời xưa. Cọp cũng được con người gọi lệch đi là Ông Ba Mươi. Con số ba mươi này có nhiều cách giải thích: - Cọp sống trung bình trong khoảng ba mươi năm. - Cọp đi ba mươi bước là quên hết mọi thù oán. - Xưa, triều đình đặt giải, ai giết được cọp thì được thưởng ba mươi đồng, một món tiền thưởng khá lớn hồi đó. - Tuy nhiên, cũng có thời, ai bắt, giết cọp phải bị phạt ba mươi roi, vì cho rằng cọp là tướng nhà Trời, sao dám xúc phạm (?). Ngày nay, cọp là loài vật quý hiếm, có trong sách Đỏ, ai giết, bắt loài thú này không những bị phạt tiền mà còn ở
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567