Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thay lời kết

15/02/201114:58(Xem: 4738)
Thay lời kết

GỌI NẮNG XUÂN VỀ
Nguyên Minh

Thay lời kết

Mỗi năm lại một lần xuân về, nhưng sao lúc nào cũng thấy là xuân mới! Cái mới mẻ của xuân khiến cho cứ gần đến Tết là mỗi người chúng ta đều thấy nôn nao, náo nức... như đang chờ đợi một điều gì chưa từng xảy ra. Cho dù chúng ta đã trải qua vài ba mươi lần xuân, cho đến sáu, bảy mươi lần đi nữa thì vẫn không xóa được cái cảm giác mới mẻ mỗi độ xuân về.

Vì sao mùa xuân vẫn luôn mới mẻ cho dù đã lặp lại quá nhiều lần? Đó là vì mỗi dịp xuân về ta đều khởi sinh những niềm hy vọng mới, những mong ước về một năm mới tốt đẹp hơn, vượt qua những gì khó khăn bất lợi trong năm cũ và đạt đến những thành tựu khả quan mới. Liệu những hy vọng đó có đạt được hay không, hẳn còn phải đợi thời gian trả lời, nhưng điều chắc chắn là chúng đã giúp ta có thêm nguồn sinh lực mới, niềm hứng khởi mới để có thể tiếp tục bước đi trên con đường đời phía trước.

Sự thay đổi của đất trời theo chu kỳ chuyển vận chung đã mang đến những thay đổi quanh ta, từ bầu trời, mặt đất cho đến thời tiết, cỏ cây hoa lá... Tất cả những điều đó đều là những yếu tố khách quan góp phần khoác lên cho mùa xuân một bộ áo mới mẻ, tươi trẻ và tràn đầy sức sống.

Những cái mới ấy luôn có công năng khơi dậy trong ta niềm hứng khởi, mang đến cho ta những hy vọng mới. Nhưng bản thân ta có thực sự đổi mới vươn lên hoàn thiện được hay không thì điều đó lại còn tùy thuộc vào những nhận thức của ta có được đúng thật hay không, cũng như ta có duy trì được sự nỗ lực kiên trì của chính bản thân mình hay không.

Nói cách khác, mùa xuân bao giờ cũng mang về những tia nắng xuân ấm áp cho vạn vật, nhưng trong lòng ta có được ngập tràn nắng xuân tươi sáng hay không thì điều đó còn tùy thuộc vào những nhận thức đúng đắn cũng như nỗ lực của chính ta. Nhận thức đúng là khởi đầu cho mọi hành vi và lời nói tốt đẹp, từ đó mang đến cho ta một đời sống hạnh phúc, an lành. Nhận thức sai lầm là nguyên nhân dẫn đến những hành vi và lời nói sai trái, xấu ác, gây hại cho bản thân và người khác, từ đó xô đẩy ta vào một cuộc sống khổ đau và tăm tối. Vì thế, khổ đau hay hạnh phúc đều do chính bản thân ta chọn lựa, trước hết là bằng sự điều chỉnh những nhận thức của mình cho đúng thật, và sau đó là nỗ lực thực hiện những điều tốt đẹp cho bản thân ta cũng như cho mọi người quanh ta.

Trong khi bàn luận đôi điều về xuân, chúng ta cũng đã điểm qua một vài vấn đề về nhận thức. Những gì được trình bày ở đây không phải là quan điểm riêng của người viết, mà đã được thận trọng viết ra dựa trên những lời dạy sáng suốt của đức Phật được ghi chép trong kinh điển. Với những ai đã sống và hành trì theo lời Phật dạy thì việc tin hiểu những lời dạy này có thể nói là một điều tất nhiên, cũng như người nếm nước biển và biết ngay trong đó có vị mặn. Nhưng đối với những ai lần đầu tiếp xúc với đạo Phật hoặc vẫn chưa tự mình chứng nghiệm giá trị của những lời Phật dạy, thì sự suy xét và nhận hiểu tất nhiên còn phải cần đến một thời gian nhất định. Và đây cũng chính là nỗi băn khoăn của người viết, vì trong sự diễn đạt chủ quan theo trình độ và khả năng hạn hẹp của riêng mình, e rằng đã không tránh khỏi ít nhiều sai sót và không truyền đạt được những lời dạy sáng suốt của đức Phật theo một cách hoàn hảo nhất. Vì vậy, người viết rất mong quý độc giả sẽ được ý quên lời, chỉ nhận lấy nơi đây những giá trị chân thật, tích cực và xây dựng mà hoan hỷ bỏ qua cho những chỗ kém cỏi, bất toàn vốn là lỗi lầm của bản thân người viết.

Cuối cùng, với tâm nguyện mang lại chút niềm vui chân thật cho mọi người, mọi gia đình, người viết chỉ mong muốn chia sẻ nơi đây những gì mà tự thân mình đã thấy, nghe, nhận biết, hy vọng có thể giúp cho những ai đang phân vân giữa đường đời sẽ không phải bước lầm vào những nẻo đường sai lệch. Và như vậy, tập sách này được viết ra như một món quà xuân gửi đến cùng người đọc, cho dù nó có thực sự mang đến chút lợi ích nào đó hay không thì đây cũng là chút chân tình chia sẻ của người viết, mong rằng sẽ có thêm những tia nắng xuân tươi sáng chiếu rọi vào lòng người, xua tan đi những tối tăm mê mờ của khổ đau và tà kiến.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/01/2014(Xem: 6392)
Có một vị sư từng đưa ra ý tưởng mở khóa tu “ngày ba mươi tết”, để xem Phật tử có thật tu trong bận rộn. Đó cũng là thông điệp “ba mươi tết của cuộc đời”, chúng ta sẽ phải bỏ lại mọi thứ dẫu quý giá vô ngần lật qua một trang đời khác. Cái lý cao tột trong Tịnh tông là chúng sanh có thiết nguyện cầu sanh về Cực lạc quốc?
26/01/2014(Xem: 6609)
Hồi trước, ở quê tôi người ta gọi là hát bội chứ không ai nói là hát bộ, như câu ca, có ông chồng say như trong chay ngoài bội, ngó vô nhà như ngày hội Tầm Dương …, còn bài chòi thì gọi là hô chứ không ai gọi hát hay ca. Cái nôi của bài chòi và hát bội là ở vùng Nam Ngãi Bình Phú, nhưng không dừng ở đó, mà lan tỏa sang các tỉnh thành khác lân cận, tạo nên hình thức giải trí có tính cách thưởng ngoạn và mang lại sự say mê trong mọi tầng lớp nhân dân. Về hát bội, có cả nhóm hát nghiệp dư và những đoàn hát chuyên nghiệp.
26/01/2014(Xem: 12984)
Tranh thêu ngựa là một trong những bức tranh đẹp và rất có ý nghĩa. Bởi theo phong thủy, ngựa không những là con vật trung thành nhất mà ngựa còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài, ngựa mang lại sự may mắn, tài lộc.
26/01/2014(Xem: 6360)
Năm ngựa đến. Người ta hay chúc nhau "mã đáo thành công“. Mã là ngựa, đáo là đến nơi, ngựa đến thì thành công đến. Cũng mong thế. Lang thang dạo bước trên mạng Internet tôi thấy có người còn chú thêm là: nguyên ý câu “Mã Đáo Thành Công” là “Kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công”; có nghĩa: Cờ phất (làm hiệu) chiến thắng, ngựa quay về (báo tin) thành công.
25/01/2014(Xem: 17567)
Tự do tự tại là đây Là buông xuống hết gánh đầy nặng mang Chỉ còn thực tại ngọc vàng Vốn là trọn vẹn ngay đang bây giờ
25/01/2014(Xem: 9173)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩm cúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh
24/01/2014(Xem: 6463)
Nơi miền bắc Ấn Độ xưa Trong vương quốc nọ có vua trị vì Giúp vua là vị quan kia Có tài định giá những gì bán buôn Đưa ra giá xứng hợp luôn Thật thà, chính xác, chuyên môn, lành nghề. Riêng nhà vua lại thường chê Vì tiền lời chẳng mang về đầy tay Khi quan định giá kiểu này Vua không được lợi, muốn thay quan rồi,
24/01/2014(Xem: 7245)
Là loài vật rất phổ biến và hiện diện từ lâu trên khắp thế giới, con ngựa đi luôn vào ngôn ngữ của nhiều vùng miền, nhiều dân tộc, nhiều quốc gia. Hình dáng, cấu tạo, đặc tính, sinh hoạt, ảnh hưởng…của ngựa cũng trở thành các hình tượng ẩn dụ tiêu biểu cho những câu tục ngữ độc đáo, đắt nghĩa.
24/01/2014(Xem: 10953)
Trước hết, ngựa có nhiều loại, dựa vào màu lông có ngựa bạch (lông màu trắng), ngựa ô (lông màu đen tuyền), ngựa hồng (lông màu đen pha đỏ đậm), ngựa tía (lông màu tím đỏ pha đen), ngựa vằn (lông màu trắng sọc đen), ngựa kim (lông màu trắng mốc), ngoài ra còn có ngựa xám, ngựa đỏ, ngựa bích..
24/01/2014(Xem: 19599)
Mứt Gừng Bánh Tét đà sẵn đây Cùng với lời Thơ dâng kính Thầy Mai Vàng tươi thắm khoe sắc ấy Con biết Xuân về Thầy cũng hay !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]