Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8- Xuân bất diệt

15/01/201109:29(Xem: 6125)
8- Xuân bất diệt


THẨM MỸ MÙA XUÂN

Thích Thông Huệ

8- XUÂN BẤT DIỆT

Một lần nữa, mùa xuân lại đến với đất trời và với con người. Trong khi cây cối đâm chồi nẩy lộc, cỏ hoa tươi tốt khoe sắc khoe hương, có phải mỗi người chúng ta, bên cạnh sự rộn rã như được tiếp thêm một luồng sinh khí mới, còn mang một nỗi niềm riêng không ai giống ai? Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, mùa xuân thường mang lại niềm vui và hy vọng về một đời sống tương lai tươi đẹp và bình an hơn hôm nay.

Riêng tuổi trung và lão niên, mỗi năm chồng chất thêm một tuổi, bước thêm một bước gần đến điểm cuối cùng, không biết mình sẽ đi về đâu trong cái hư vô mờ mịt. Đó là chưa kể những lo toan phức tạp trong cuộc sống thường nhật, những nuối tiếc quá khứ bao giờ cũng đẹp dù buồn hay vui. Đặc biệt đối với những người con xa xứ, luôn canh cánh bên lòng những nỗi nhớ về nơi chôn nhao cắt rốn; có phải đêm giao thừa nghĩ nhiều đến những bạn bè quyến thuộc, giờ nầy đang quây quần vui hưởng sự thân thương đầm ấm của mùa xuân quê hương mà cảm thấy nhớ nhung ray rứt?

Tuy nhiên, dù cảnh vật tươi nhuận hay tàn phai, dù con người hạnh phúc hay đau khổ, mùa xuân cũng vẫn đến rồi đi theo luật tuần hoàn của vũ trụ. Xuân sanh - hạ trưởng - thu liễm - đông tàn. Con người thì tuần tự sinh-già-bịnh-chết. Thế giới vĩ mô biến đổi thành - trụ - hoại - không. Thế giới vi mô cũng lưu chuyển sanh diệt từng giây từng phút. Vô thường là chân lý ngàn đời, có ai thoát khỏi?

Democritus nói: "Hạnh phúc của tuổi trẻ là sức mạnh và vẻ đẹp. Hạnh phúc của tuổi già là trí tuệ và sự hưng thịnh". Nhưng sức mạnh và vẻ đẹp sẽ dần dần suy giảm theo thời gian. Trí tuệ thế gian thu lượm từ trường học và trường đời chỉ có tính cách hạn cuộc tương đối. Sự hưng thịnh xem lại như một thoáng phù du, sớm còn tối mất. Đó không phải là hạnh phúc muôn đời; cũng như mùa xuân nhân gian khi đến khi đi, không phải là mùa xuân miên viễn. Như vậy, chúng ta phải tìm hạnh phúc đích thực ở đâu, tìm mùa xuân bất diệt nơi nào?

Tuệ Trung Thượng Sĩ, một Thiền sư đời Trần có bài thơ như sau:

Thời tiết xoay vần xuân đến thu,
Cái già sồng sộc đã trên đầu.
Giàu sang ngó lại thơ tràng mộng,
Năm tháng mang theo chất hộc sầu.
Nẻo khổ vành xe lăn lóc khắp,
Sông yêu bọt nước mất còn đâu!
Trường đời nếu chẳng sờ lên mũi,
Ngàn thuở lương duyên chỉ bóng màu.

Thời tiết xoay vần bốn mùa thay đổi, thoáng chốc đã thấy tóc bạc đầy đầu. Nhìn lại công danh sự nghiệp cả đời ta tốn công gầy dựng, cũng chỉ như giấc mộng Nam Kha. Năm tháng trôi qua, mang đến cho đời ta nhiều buồn khổ hơn là vui sướng: khổ vì bệnh tật già nua, vì điều mong ước không đạt được, vì xa cách người thân... Tình yêu đôi lứa là tình cảm mãnh liệt nhất, nhưng có tình yêu nào hoàn toàn không có bất hòa hay thay đổi?

Những người có đạo đức thì cùng cố gắng xây đắp hạnh phúc gia đình, cùng giúp nhau thăng tiến về nghề nghiệp và thăng hoa trong đời sống tâm linh; nhưng cũng chỉ sống với nhau được vài mươi năm rồi kẻ còn người mất. Chưa nói đến những người ích kỷ chỉ biết sống cho mình, thì gia đình ấy chỉ toàn nỗi thống khổ triền miên. Do vậy, Thiền sư thấy rõ sự yêu thương ái luyến chỉ như bọt nước đầu ghềnh và là động cơ của bánh xe luân hồi sanh tử.

Mới đọc qua, ta thấy Đạo Phật dường như bi quan yếm thế. Tất cả mọi thứ trên thế gian cho là quý giá như thân xác, công danh, tài sản... đều cho là vô thường, là hư giả. Nên có người vội cho rằng, Đạo Phật là liều thuốc an thần cho kẻ chán đời thất chí, hay người già cả bệnh tật không còn ích lợi cho ai. Chúng ta còn năng lực hoạt động, còn có thể cống hiến tài sức của mình cho gia đình và xã hội, không thể nhìn đời bằng đôi kính màu đen như thế.

Thật ra, cái nhìn về vũ trụ và nhân sinh của Đạo Phật là nhìn thẳng về thực tại, không trốn tránh sự thật. Người Phật tử chân chánh có nhiều cơ hội thấy sự vô thường giả tạm ấy rõ hơn ai hết. Có điều, chúng ta chấp nhận đó là quy luật tất yếu của đời sống. Còn Đức Phật thì thấu rõ nguồn gốc của khổ đau và những phương pháp thoát khổ. Sau 49 ngày thiền định, Ngài đã tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Và bài thuyết pháp đầu tiên sau khi thành đạo, Ngài đã giảng về bốn sự thật:

1- Cuộc đời là khổ, trong đó nỗi khổ lớn nhất là luân chuyển vô cùng tận theo vòng sanh tử.
2- Nguyên nhân của nỗi đau khổ triền miên ấy.
3- Hạnh phúc chân thật muôn đời mà con người có thể đạt đến.
4- Những phương pháp thực tập để đạt được hạnh phúc chân thật.
Danh từ chuyên môn gọi là Tứ Diệu Đế.

Ở đây, chúng ta không đi sâu vào giáo lý, vì có thể đọc được trong những quyển sách về Phật học căn bản. Hạnh phúc chân thực chỉ đạt được khi nào tâm ta không còn kiết sử phiền não tùy miên; và hạnh phúc ấy phải tìm nơi mãnh đất hiện tại.

Tự do trong nhà Phật là sự buông xả tột cùng mọi dính mắc buộc ràng vào người và cảnh. Nhờ công phu thiền tập, ta nhận diện và chuyển hóa được phiền não khổ đau, từng bước làm tâm ta yên tĩnh. Mặt hồ dậy sóng không thể phản chiếu cảnh vật, nhưng khi lặng yên, mọi sự vật cảnh tượng đều hiện bóng rõ ràng. Cũng vậy, nếu lặng yên mọi suy nghĩ toan tính, mọi ý niệm phân biệt nhị nguyên, ta mới có cơ hội tiếp cận với cái chân thật muôn đời.

Các vị Thiền sư ngộ đạo, không còn bị xáo trộn bởi bất cứ hoàn cảnh nào, dù tốt hay xấu. Các Ngài vẫn làm tròn trách nhiệm đối với mọi người, với xã hội, nhưng không vướng bận đến mọi thăng trầm vinh nhục của cuộc sống. Đây mới là tinh thần của tự do đích thực. Hạnh phúc ấy không phải tìm ở nơi nào đó xa xôi, mà ở ngay trong tâm mỗi người. Điều này giải thích tại sao Nikos Kazanzaki khẳng định: "Dãi đất mới chỉ có trong lòng người"; Chúa cũng từng bảo: "Nước Chúa ở ngay trong chúng ta" (Le Royaume de Dieu est au dedans de nous); và câu "Phật tức tâm" hầu như là câu nói quen thuộc, chúng ta đã từng nghe không chỉ một lần!

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

Muôn vật hữu hình ắt hữu hoại, hoa có nở có tàn, người có sinh có tử. Chính trong cảnh héo úa tàn phai vẫn có một cành mai mãi mãi tươi thắm theo thời gian. Đó là bất sanh bất diệt ngầm chứa trong mọi sinh diệt. Thiền sư đã nhận ra và hằng sống với nó, nên Ngài luôn ở trong mùa xuân bất diệt.

Bằng quan niệm sống tích cực nhập thế, ở trong đời mà vẫn vui với đạo, chúng ta hãy từ mùa xuân nhân gian mà nhận ra ý xuân bất diệt lồng lộng trong đất trời; từ muôn hoa tàn nở, từ mọi sự vô thường mà nhận ra hoa xuân chưa bao giờ héo úa. Cầu chúc chúng ta sống được với mùa xuân trong lòng mình và chan rãi hương xuân ấy cho người xung quanh, để hạnh phúc vĩnh cửu luôn tưới tẩm tâm hồn chúng ta, bây giờ và mãi mãi.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/02/2018(Xem: 5521)
Cách đây vài chục năm mỗi độ Xuân về, mọi người lớn nhỏ, ai ai cũng lo mua thiệp chúc Tết gửi đến bạn bè thân hữu bà con ruột thịt như là một dịp tốt để bày tỏ lòng quý mến nhau, hoặc là vì giao dịch lễ nghĩa hầu như bắt buộc người ta phải làm. Trong thời đại vi tính bây giờ, những tập tục tốt đẹp này người ta vẫn còn giữ nhưng ít người gửi thiệp chúc Tết qua đường bưu điện mất thời giờ,đa sốngười ta chọn những mẫu mã có sẵn trên internet, gõ vài lời chúc tốt đẹp, rồi ghi địa chỉ email của người mình quen, bấm "send" một cái là người bên kia nhận lời chúc của mình liền. Hay là trong ba ngày Tết, người ta gọi điện thoại thẳng chúc Tết lẫn nhau. Còn trong nhà, thì con cháu chúc Tết mừng tuổi ông bà cha mẹ rồi nhận tiền lì xì. Tuỳ theo bối cảnh gia đình hay hoàn cảnh mà người ta chúc những lời như sau:
14/02/2018(Xem: 13575)
Ớn lạnh cả làng ăn thịt chó mừng xuân (thơ), Nhân quả ngàn đời chẳng thể tha Đừng vì truyền thống giết cho ra Mở tiệc vui xuân ăn xác chó Nghe mà ớn lạnh quá xót xa . Năm nay năm chó quí vị ơi ! Hãy lấy từ bi sống nghĩ suy Bỏ đi tập tục ngàn năm(?) đó Thời buổi bây giờ chẳng thiếu chi .
14/02/2018(Xem: 5797)
Ngộ Nhạc và lời: Nguyễn Ngọc Thạch Ca sĩ: Gia Huy
14/02/2018(Xem: 7158)
Xuân An Lạc Nhạc và lời: Giác An Ca sĩ: Gia Huy
13/02/2018(Xem: 7919)
Kịch: Sớ Táo Quân Mậu Tuất 2018 Trần Thị Nhật Hưng Một màn. Diễn viên: Nữ ngọc hoàng, táo Gia Đình Phật Tử (GĐPT), táo nam sửa chùa, táo nữ trai soạn. Khung cảnh: Cung đình. *** (Mở nhạc “Tết Tết Tết Tết Đến Rồi“. Ba táo nhún nhảy bước ra sân khấu theo điệu nhạc cho đến câu „về chung vui bên gia đình“ nhạc tắt) - Táo GĐPT: Đó, tất cả thấy không, Tết đã về rồi đó. Trong khi mọi người đang chuẩn bị sum vầy ăn Tết, thì các táo chúng ta chuẩn bị...chầu trời. - Táo bà: Tức là mình lên...cõi trên đó ha! - Táo sửa chùa: Ừa. Chào hai táo. Tôi là táo sửa chùa. (Hai táo kia chào lại và tự giới thiệu. Xong, bên trong nói vọng ra: “Ngọc hoàng giá lâm!“. Cả ba táo quì xuống chắp tay lên trán. Ngọc hoàng bước ra theo tiếng nhạc Tết Tết Tết hay tiếng trống). - Ba táo (quì xuống chắp tay lên trán, cúi gằm mặt xuống đồng thanh hô lớn): Ngọc hoàng vạn tuế, vạn vạn tuế! - Ngọc hoàng: Trẫm miễn lễ! Các táo hãy bình thân!
13/02/2018(Xem: 5167)
Thu tàn, nhóm lửa đón đông Bên hiên chén rượu men nồng ý thơ Buốt da thêm nỗi ngóng chờ Nhấp môi tê tái làm thơ xuân về.
12/02/2018(Xem: 5382)
Chúc Xuân Di Lặc Mậu Tuất Việt Lịch 4897
12/02/2018(Xem: 13156)
Một khối sầu tư mỏi dặm dài Xuân về hoài cảm những ai ai Cành Mai mùa cũ trong hoài tưởng Hương Cúc thu nào thoảng gió mai Mây trắng bâng khuâng… lòng khách lữ Bóng chiều bảng lảng… bóng chiều phai Về đâu! Ai hỏi trăng đầu núi! Lắng khúc ca dao, Đẹp dấu hài.
08/02/2018(Xem: 7505)
Ta lỗi hẹn rồi với Huế xưa Với chiều phai nắng, với cơn mưa Với đường hoa xứ hương thoang thoảng... Có lẽ.. hồn quê vẫn đợi chờ ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]