Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7- Mùa xuân với cành mai

15/01/201109:29(Xem: 6050)
7- Mùa xuân với cành mai


THẨM MỸ MÙA XUÂN

Thích Thông Huệ

7- MÙA XUÂN VỚI CÀNH MAI

Thiền sư Mãn Giác, thuộc đời thứ 8, dòng thiền Vô Ngôn Thông. Niên hiệu Hội Phong thứ 5 (1096), cuối tháng 11 Sư có bệnh, gọi môn nhân đến nói kệ:

“Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”.

Nghĩa:

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi.
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

Nói kệ xong, Sư ngồi kiết già thị tịch, thọ 45 tuổi, được 19 tuổi hạ (Thiền sư Việt Nam, trang 124).

Đây là một bài kệ giàu chất thơ và nhất là giàu chất thiền. Dường như trong giới tu thiền, giới tu sĩ, những người hâm mộ Phật, cả những người yêu thơ văn, giới trí thức Việt Nam ít có ai không thuộc lòng bài kệ thơ này. Đây là một bài thơ nổi tiếng và là một bài thơ duy nhất còn sót lại của Thiền sư Mãn Giác, được tìm thấy trong Thiền Uyển Tập Anh.

Mỗi độ xuân về, trăm hoa khoe sắc thắm; mỗi lần xuân đi trăm hoa úa tàn rơi rụng, gợi nhắc đến cái định luật vô thường khắc khe hữu sinh hữu diệt nơi vạn vật cỏ cây. Tất cả pháp giữa thế gian này đều không ra ngoài quy luật đó. Trước mắt, Sư đã từng chứng kiến biết bao lần sự đổi thay chuyển dời, mỗi sự mỗi vật cứ trôi đi mãi, không bao giờ dừng trụ. Sự vô thường nơi các hiện tượng như một dòng sông trôi chảy đến vô cùng. Khi thoạt nhìn lại bản thân thì sự già nua đã đáp trên đầu tự bao giờ. Có lẽ lúc ấy Sư đã “tóc pha màu tuyết?”.

Qua bốn câu kệ đầu, Sư nói đến lẽ vô thường nơi cảnh vật và bản thân bằng cái nhìn của một người có kinh nghiệm thực chứng. Vì vô thường mà các pháp đều đi đến hủy diệt, cũng vì vậy mà vô thường được ví như ngọn lửa lớn, ầm ỉ thiêu đốt cả thế gian. Vô thường đem đến sự chết chóc, nỗi sợ hãi cho con người, nên được nhân cách hóa nó trở thành một con quỷ (quỷ Vô Thường), hoặc Thần chết. Kinh Pháp Hoa lại nói ba cõi như nhà lửa, không vui sướng gì.

Như vậy, vô thường như là một điềm xấu, hay đem đến cho con người sự sợ hãi, làm nền tảng cho thái độ bi quan về cuộc sống. Tuy nhiên nếu nhìn với một góc độ khác, với mức quán chiếu sâu xa khác, thì vô thường lại có thể đem đến sự lạc quan vui sống hồn nhiên cho con người. Điều ấy hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ nhận thức chủ quan của chúng ta về bản thân cuộc đời. Nếu công tâm mà nhận xét, nếu không nhờ vô thường thì các pháp không thể sinh trưởng; chính nhờ vô thường mà có ra sự sống trên trái đất. Sự chuyển dời trong lòng sự vật mà tất cả pháp trở thành hoạt dụng, nên vô thường là một phép lạ đem đến sự sống cho con người và muôn loài muôn vật.

Nhờ vô thường mà ta biết phục thiện, phát tâm Bồ đề, viên thành chánh giác. Chắc chắn nếu không nhờ vô thường thì các pháp trở nên trơ lì và sự sống biến mất trên trái đất này. Tất cả pháp quá khứ vốn vô thường, tất cả pháp hiện tại đang vô thường, tất cả pháp vị lai sẽ vô thường, thế nên vô thường tức là thường (Vô thường thị thường). Mà vô thường đã tức là thường thì không nên lẫn tránh vô thường để tìm cái thường hằng bất biến.

Tính thường hằng bất biến vốn là tự thể cho tất cả mọi hiện tượng sinh diệt, nên mọi hiện tượng sinh diệt không bao giờ xa lìa cái đương thể thường hằng đó. Phật giáo phát triển chủ xướng thuyết: “Nhất thiết thế gian pháp giai thị Phật pháp” không phải hoàn toàn không có chỗ y cứ. Vì nhận thức sâu xa về vô thường như là một thực tại nhiệm mầu mà Thiền sư Mãn Giác biểu hiện một cách rõ nét qua hai câu kết:

“Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai”.

Theo ý nghĩa trên, muôn vật vô thường thay hình đổi dạng cũng chỉ là bản thân của một cành mai (muôn vật là hóa thân của tự tánh). Nó âm thầm đi vào lòng người như một phép lạ, gợi nhắc chúng ta hướng đến một thực tại vĩnh hằng vô thủy vô chung. Thực tại ấy vốn vô ngôn, vượt thoát tất cả mọi ý niệm thời - không, là nơi mà muôn vật được sinh thành, tồn tại và hủy diệt.

Vốn vô thường mà có khả năng biểu hiện thành tất cả tướng, vốn nhất như mà có thể biểu hiện thành thiên sai vạn biệt, vốn vô sanh mà có thể sanh thành... Nếu thật vậy, một con chim, cái kiến, cọng cỏ, núi sông, sum la vạn tượng, hữu tình, vô tình, sự sống và sự chết đều là hiện tướng của một cành mai. Nhân mùa xuân nhân gian có hoa nở hoa tàn, Sư Mãn Giác đã giới thiệu đến chúng ta một cành mai vẫn thường hằng khoe tươi sắc thắm trong bốn mùa thay đổi.

Con người là trung tâm của vũ trụ, tuy hữu hạn trong dòng thời gian vô hạn, vẫn không ngại ngùng nuôi những ước vọng hướng đến sự sống vĩnh hằng. Con người tuy nhận thấy mình bé nhỏ, lạc loài giữa vũ trụ bao la, vẫn khát khao hòa nhập vào đại thể. Khi đau khổ bi đát đến cùng cực, người ta hay suy nghĩ tìm kiếm nhiều nhất về ý nghĩa của kiếp người. Đời sống hướng nội tự nhiên trở thành nhu cầu tâm linh, là điểm tựa cuối cùng giúp họ có dịp để tự đánh thức mình, vén mở lên những bí mật của kiếp sống.

Ban đêm nhìn lên bầu trời thấy muôn ngàn vì sao lấp lánh, vừa đảo mắt đã nhìn thấy trăng sao xa tít, cái thấy và cái bị thấy tuy xa xăm dịu vợi trong khoảng không gian rộng lớn, nhưng vẫn đến với nhau bằng một gạch nối, đó là “cái biết”. Như vậy, há không phải chúng ta là pháp giới hay sao?

Người học thiền không nên lìa ngoài ảo ảnh đổi thay của muôn vật để riêng tìm chơn thường, nhưng chơn thường vốn không tướng mạo âm thinh. Tuy “không” mà muôn pháp hiện bày, tuy “không” mà tất cả pháp được hoạt dụng, “không” là tự thể của muôn pháp, là mẹ đẻ của muôn pháp, muôn pháp nhờ “không” mà được an lập, nhưng “không” lại không hình, không bóng, không tướng, không thể nắm bắt.

Khi nào ánh trực giác phát sinh từ vùng sâu thẳm giữa lòng tâm thức, khi một nguồn suối của đời sống mới được tuôn trào, thì cùng lúc Chúa Xuân liền vén mở những ẩn mật của đời sống. Muốn trọn hưởng mùa Xuân bất diệt, mỗi người phải tự hòa mình vào vạn vật. Mùa Xuân ấy nằm trong sự đổi thay của muôn vật. Trong cái chuyển biến vô thường ảo mộng, có cái gì ẩn mật thầm kín trường tồn. Đó là hình ảnh một cành mai của Thiền sư Mãn Giác đời Lý.

Thiền là chủ động chứ không phải chủ tịnh, nên người học thiền cần nhìn vào chỗ sống chứ đừng nhìn vào chỗ chết. Chỗ sống đó là một cành mai vẫn mãi tươi thắm trong dòng đời biến đổi này. Đó là tinh thần ngay nơi Ta-bà mà an lập Tịnh-độ, ngay nơi ảo ảnh mà nhận ra chơn thường, ngay nơi thế gian sinh diệt mà nhận ra mùa Xuân bất diệt. Được như thế, thì sự sống bản lai liền trở thành nguồn suối tâm linh mới,vẫn mãi mãi tuôn trào trong sát-na hiện tiền bất động.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2017(Xem: 3942)
Lá của hai cây phong ven lộ đã chuyển thành màu đỏ ối tự hôm nào. Mỗi ngày lái xe ra vào khu xóm, chỉ lo nhìn xe cộ hai chiều, xem có an toàn để băng qua đường hay không; không kịp nhìn thấy lá từ xanh chuyển sang vàng, rồi vàng đổi thành cam, cam chuyển thành đỏ. Giữa những tàn cây xanh lá, cây phong nổi bật lên như một ông hoàng, lẫm liệt, oai phong, và thật đẹp. Mà kỳ thực, cái đẹp nầy chẳng qua là màu lá không bình thường như những lá cây khác. Lá cây thì phải màu xanh lục, nếu héo úa thì phải vàng, khô, rồi rụng trơ cành; mà đây là màu đỏ, ở lại khá lâu trên cành từ cuối thu kéo qua đông, nên lạ, đẹp. Thế nhưng, ra ngoài cái đẹp thẩm mỹ từ nhãn quan của người, lá phong đỏ trên thực tế, vẫn là lá phong đỏ, là những chiếc lá đã trải qua thời kỳ sung mãn nhất, rồi dần bước vào thời kỳ tàn tạ, và đang ở giai đoạn cuối cùng của đời sống. Đây là qui luật chung của mọi sự, mọi vật.
22/12/2016(Xem: 10561)
Khi đông vừa tàn là xuân đến, vẽ đẹp cao quý trong ngày xuân là mọi người có dịp làm mới lại những truyền thống văn hóa, đạo đức và di huấn của tổ tiên chúng ta để lại. Những người con Việt dù ở đâu không quên văn hóa mừng xuân, gửi cho nhau câu chuyện tâm tình về quê hương xứ sở.
20/12/2016(Xem: 6906)
Lại thêm một mùa xuân về trên xứ người, nếu đếm trên đầu ngón tay sợ rằng phải cần thêm một bàn tay nữa mới đủ số. Vậy trong khoảng thời gian dài đằng đẳng ấy, người viết này đã làm gì cho đồng bào, “dân tộc“ đau khổ tại quê nhà. Hay lại chỉ mải lo chuyện “vinh thân phì da“ hưởng cuộc đời phước báu tại xứ sở được tạm gọi là “thiên đường“ này. Ấy! Các bạn không biết chứ! Chúng tôi, một “đạo quân tóc dài“ mới thành lập một nhóm lấy tên là “Văn bút đánh trâu“ (cấm nói lái), quy tụ những cây bút “lừng danh“ từ xưa đến giờ chỉ chuyên viết lưu bút ngày xanh hay chuyện tình diễm lệ cỡ Quỳnh Dao, sau viết cho báo Chùa nên đổi thành những bài tường thuật các khóa tu. Một lực lượng hùng hậu như thế mà chuyển hướng viết về đề tài Đánh Trâu thì nhất định sẽ bẻ gẫy sừng trâu phải không các bạn?
18/12/2016(Xem: 5017)
Đông sắp đến rồi, thu sẽ qua, Ủ ê cây cỏ mất hương hoa, Lá vàng bay lượn theo chiều gió, Cây cảnh chuyển mình trước hiên nhà. Ngắm cảnh đổi thay cùng thời tiết, Nghĩ lòng xao xuyến với can qua. Xin người cố giữ tâm chân chính, Thủ phận tu tâm đúng Phật đà.
25/08/2016(Xem: 10164)
Tu Viện Quảng Đức Chương Trình Sinh Hoạt Xuân Đinh Dậu 2017 Chủ Nhật 22.1. 2017, nhằm ngày 25 tháng Chạp. - 11 giờ Lễ Cúng Tất Niên, Thượng Niêu. - Cầu An, Cung tiến Chư Hương linh. Thứ Sáu ngày 30 Tết, nhằm 27.1. 2017 -11.am: Cúng ngọ Phật - Cúng Tiến Chư Giác linh, Chư Hương linh. - 17.00pm: Cúng Thí Thực. - 20.00pm: Lễ Sám Hối cuối năm. - 21.30pm: Văn Nghệ Mừng Xuân - 23.00pm: Lễ Trừ Tịch ( Giao Thừa Đón Xuân Đinh Dậu ) Thứ Bảy Mùng 1 Tết, nhằm ngày 28.1.2017 - 11.00am: Cúng Ngọ Phật cầu Nguyện Quốc Thái Dân An. - Mừng Lễ Vía Di Lặc Tôn Phật Đầu Năm Mới. - Chư Phật tử Lễ Phật xin lộc đầu năm mới. Chủ Nhật 29.1.2017- Mùng 2 Tết Nguyên Đán Khai Mạc Hội Xuân Đầu Năm từ 10 giờ Sáng đến 10 giờ tối. -11.am: Khai kinh Dược Sư Cúng Ngọ, Cúng tiến chư Hương Linh Tối Thứ Bảy 4.2. 2017. Mùng 8 tháng Giêng - Lúc 8 giờ tối Dâng Sớ Cầu An Chủ Nhật 12.2.2017, nhằm 16 Tháng Giêng .Hành Hương Thập Tự . Cúng Rằm Tháng Giêng
06/03/2016(Xem: 4817)
Hành hương Thập Tự viếng Tu Viện Quảng Đức mùng 7 Tết Bính Thân: Chùa Giác Hoàng (3 xe) Chùa Phật Tổ (3 xe) Chùa Linh Sơn (3 xe) Chùa Dược Sư (3 xe) Chùa Liên Trì (2 xe) Chùa Phật Quang (9 xe) Chùa Từ Quang (6 xe)
23/02/2016(Xem: 9724)
Phật tử Darwin Bắc Úc cúng Rằm Tháng Giêng Bính Thân 2016
13/02/2016(Xem: 7226)
Phước đức là phước báo, hạnh phúc có được nhờ đức hạnh. - Từ tâm đức và hạnh đức ấy mà con người nhận lãnh phước báo.
11/02/2016(Xem: 5592)
Viễn xứ vẫn hoài nhớ cố hương Mang trong dòng máu Việt thân thương Xa rồi mới thấy nhiều nỗi nhớ Quê cũ đường xưa dưới mái trường
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]