Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm Nhâm Thìn 2012 nói về con rồng

16/01/201202:02(Xem: 6373)
Năm Nhâm Thìn 2012 nói về con rồng
NĂM NHÂM THÌN 2012 NÓI VỀ CON RỒNG
Thích Trí Giải

rongvietnamThời gian thấm thoát, trái đất xoay vần, Xuân,Hạ, Thu, Đông. Năm nay là năm con rồng (Nhâm Thìn). Cho nên nhân dịp năm mớiNhâm Thìn xin nói chuyện con rồng chia sẻ đến quý Pháp hữu. Nhâm Thìn: chữ “Thìn” theo âm chữ Hán đọc là “Thần” là từ chỉ về thờigian mở đầu buổi sáng của một ngày. “Thần” còn được chỉ cho mặt trời, mặt trăngvà các vì sao.

I. Rồng theo văn hóa thếgian:

Tính theo thời gian: Từ bảy giờ sáng cho đến chín giờ sáng gọi làgiờ "thìn" [1]. Tính theo 12 chi:Trong 12 chi thì chữ “Thìn” hoặc Thần đứng vịtrí thứ 5 (Tý, Sửa, Dần, Mẹo, Thìn). Trong 12 con giáp thì con rồng là con vậtmang tính huyền thoại, theo quan niệm văn hóa của người Hoa và Việt Nam thì conrồng là con vật linh, mạnh mẽ nhất được nhiều người yêu quý và thích nhất. Conrồng là con vật tưởng tượng hư cấu của nhân gian từ những con vật có thực,không chỉ ở Việt-Nam nhiều nước trên thế giới biểu tượng con rồng với nội dungkhác nhau:

rongvietnam31. Lịch sử văn hóa dântộc Việt Nam:

Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - LạcLong Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu,làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương. Do đó, người Việt đều là con rồng cháutiên là niềm tự hào cho tất cả dân tộc Việt-Nam.

Con rồng gắn liền với cuộc sống của người dânvào những hoạt động như: lễ hội, mỹ thuật, kiến trúc trong văn miếu, chùachiền… ở phương Đông con rồng đứng đầu trong tứ linh: Long,-Lân-Quy-Phụng. Trongbốn loài vật này thì con rồng biểu trưng cho sức mạnh, sự sang trọng, cao quývà phong lưu…

Trong 12 con giáp: (tý, sửu, dần, mẹo, thin,tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi) chỉ có con rồng không thuộc thế giới độngvật nuôi. Con rồng không giống những con vật khác. Nó được biểu trưng cho cáigì cao cả, anh hùng, vỹ đại, phi trường… nó không xuất hiện trong thế giới loàingười. Nó được xem con vật sống trên Thiên đình…

2. Theo văn hóa ngườiHoa:

Con rồng chỉ cho Vua Chúa, thân thể nhà vuagọi “long thể”. Con rồng ở trên trời chỉ cho sự cao sang quyền y, Con rồng biểutrưng cho vua là người có chức quyền cao nhất trong một nước. Vì thế trong cungvua chạm trổ điêu khắc hình con rồng, chỗ vua ở gọi long cung, giường vua nằmgọi long sàng, áo vua mặc gọi long bào thêu hình con rồng năm móng.

“Tại Trung Quốc và các nước lân cận khác, rồnglà một trong bốn linh vật mà Lễ Ký 禮記(thiên Lễ Vận 禮運) chép: "Long, lân, quy, phụng vị chi tứlinh" 麟鳳龜龍謂之四靈 (Long, lân, quy, phụng gọi là tứ linh). Bốnlinh vật này chỉ có rùa là có thực”. [2]

Hình tướng con rồng:

  • Thân rồng uốn hình sin 12 khúc, đại diện 12tháng trong năm. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa. Trên lưng có vâynhỏ liền mạch và đều đặn.
  • Đầu rồng có bờm dài, râu cằm, không sừng. Mắtlồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên. Đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóngđều đặn chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa. Lưỡi mảnh rất dài.
  • Miệng rồng luôn ngậm viên châu (ở Nhật Bản,Hàn Quốc và Trung Quốc rồng hay cầm ngọc bằng chân trước).
  • Thường được tạc vào đá như biểu tượng linhthiêng canh giữ chùa chiền, lâu đài. [3]

3. Rồng theo văn hóaphương Tây:

Rồng thường được miêu tả như một loài bò sátcó vảy, đuôi dài, thường có ba đầu thổi ra lửa và biết bay.

Đối với phương Tây, rồng là loài quái vật,tượng trưng cho sức mạnh. Nhưng nghiêng về ý nghĩa độc ác, hung dữ. Nó có hìnhdáng của khủng long có thêm sừng, cánh, vây lưng và có thể phun ra lửa hoặcnước… Da của nó rắn chắc, không loại vũ khí nào có thể sát thương được nhưnglại có điểm yếu nằm ở mắt và lưỡi, thường sống nơi hẻo lánh, con người ít đặtchân đến.

4. Các loại rồng:

Rồng cơ bản có 4 loại mang 4 sức mạnh củathiên nhiên là 4 yếu tố tạo nên vũ trụ: Đất, Nước, Gió, Lửa. Từ 4 loại chínhnày mà người ta tưởng tượng ra nhiều loại rồng khác nhau:

  • Rồng Đất sống trong những hang động sâu thẳmtrong núi hoặc thung lũng.
  • Rồng Nước sống ở bờ biển, dưới biển, đầm lầy.
  • Rồng Lửa sống ở các hang động của núi lửa.
  • Rồng Gió sống ở các vách đá, đỉnh núi cao.

5. Sự thật có Rồng haykhông?

Về khía cạnh sinh học, theo hình dáng và cáchsinh sống thì đó có thể đây là những con khủng long của thời kỳ tiền sử còn sótlại, là loài thằn lằn khổng lồ sống trong hang động, vùng biển hay các thunglũng, cánh rừng mà con người ít đặt chân đến.

Vậy rồng có thể xuất phát từ một loài sinh vậtcó thật rồi trí tưởng tượng của loài người tô vẽ thêm nhưng cũng có thể chỉ làsản phẩm thuần túy của trí tưởng tượng khi người ta trực tiếp đối diện với sứcmạnh siêu nhiên trong tự nhiên như bão tố, núi lửa phun trào, động đất, lũlụt... và họ đã gán ghép hiện tượng thiên nhiên này với hình ảnh các con Rồngnổi giận.

II. Một số danh nhân thếgiới sinh năm rồng:

J.Rut-xô: Nhà văn Pháp: 1712.

Ăng-ghen: Nhà triết học Đức: 1770.

A.M.Gooc-ki: Đại văn hào Nga: 1868.

III. Những địa danh mangtên rồng (long):

Vùng đất mang tên rồng cổ nhất nước ta là LongĐỗ. Long Đỗ ở bên tả ngạn sông Hồng. Bên hữu ngạn thì có Long Biên

Đến khi nước nhà cường thịnh Lý Công Uẩn dờiđô về đây và đặt tên thủ đô là Thăng Long, phản ánh khí thế hào hùng của dântộc

Thừa Thiên có chợ Kim Long, chợ Long Hổ; QuảngNgãi có chợ Long Tử; Bình Định có chợ Long Hương. Mạn Tiên Yên (Quảng Ninh) cónúi Long Tu. Đồ Sơn (Hải Phòng) có núi Cửu Long hình con rồng chín khúc.

Ngoài vịnh Hạ Long có ngọn đèn biển trên đảoLong châu không đêm nào tắt.

IV. Những ngọn núi mangtên Rồng (Long)

Núi mang tên lâu đời nhất của ta có lẽ là LongĐọi ở Duy Tiên (Hà Nam)

Rồi Hà Tĩnh có núi Long Tường, núi Long Mã PhụĐồ hình yên ngựa. Miền Tây Quảng Bình có Thanh Long là ngọn núi cao xanh biếc,núi Long Tị bên bờ sông Gianh, núi Phúc Long dọc sông Nhật Lệ. Tại Quảng Ngãi,chỉ một huyện đã có ba ngọn núi tên rồng: Lạc Long, Long Phượng, Long Cốt. BìnhĐịnh có núi Hàm Long. Hà Tiên có núi Dương Long. Biên Hoà (Đồng Nai) có núi Longẩn)….

V. Những dòng sông mangtên Long (rồng)

Sông Hoàng Long (Ninh Bình).

Long Môn là một đoạn của sông Đà chẩy qua núiLong Môn có cửa đá chắn ngang, chia nước thành ba dòng đổ xuống thành thác.

Sông Đồng Nai có tên chữ là Phước Long, tỉnhnó chảy qua là tỉnh Phước Long. Đồng Tháp có bãi lớn Long Sơn do sông Tiềngiang bồi lên địa phận Tân Châu

Sông Long Phương chảy thông với sông Sa Đéc,đoạn chảy về Vĩnh Long, quanh co giữa những thôn, bãi trù phú nên gọi là LongHồ.

Hậu Giang cũng là một con rồng lớn chảy quatỉnh Long Xuyên về Hậu Giang. sông Mê Kông trên đất nước ta là Cửu Long Giang(sông chín rồng).

VI. Con rồng trong vănhóa Phật giáo:

1.Con rồng gắn liền với Lịch sử Đức Phật:

Trong lịch sử: Đức Phật Thích Ca khi Thái tửSidhattha (Tất Đạt Đa) Ngài từ cõi trời Đâu Suất thị hiện xuống Ta-Bà độ sanh,bấy giờ Thiên Vương tưới hai vòi nước nóng lạnh trung hòa lại với nhau. Ý nghĩacủa hình tượng này là vì Đức Phật thị hiện cõi Người là cõi có khổ, có vui(nóng và lạnh) để rồi ngài trung hòa lại để mang nguồn chánh Pháp cho đời nguồnchánh Pháp ấy là gì giữa hai trạng thái đối nghịch nhau đức Phật đã trung hòalại với nhau cho ra chân lý ngoại đạo chấp thường, chấp đoạn, Ngài trung hòahai giáo lý ấy cho ra giáo lý vô thường, giữa tu khổ hạnh, và hưởng thọ dụclạc. Ngài trung hòa hai trạng thái ây cho ra "biết đủ là an lạc" giữa cáicó, và cái không đối nghịch nhau Phật trung hòa lại thành giáo lý Trung ĐạoNghĩa... Nóng – lạnh cũng vậy. Đó là hai phạm trù đối nghịch nhau. Nếu bướcchân của chúng ta vững chãi và thong dong đi giữa cuộc đời, biết trung hòa nóng- lạnh, trung hòa những người thương và kẻ ghét thì ta sẽ tự tại đứng giữa cuộcđời này.

Chúng ta không làm nô lệ vì lời khen tiếng chêcủa người, ta vẫn vững như kiềng ba chân trước bát phong của cuộc đời, tâm takhông vì hưng - suy mà chao đảo và loạn động, bất an. Hai vị Long vương đã dùnghai dòng nước nóng – lạnh tắm cho Thái tử Tất Đạt Đa, Ngài đã vững chãi chịuđược hai dòng nước đó để rồi hôm nay ta được biết một kho tàng triết lý sống vĩđại của nhân loại đó là giáo pháp Phật Đà, để rồi hôm nay chúng ta có một đấngTừ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật. Đây là sự trung hòa của hai vòi nước

2. Trong Kinh điểnPhật giáo:

a) Kinh Pháp Hoa

Rồng được đề cập trong Kinh Diệu Pháp LiênHoa, Phẩm Đề Bà Đạt Đa được đề cập đến loài rồng: Sự kiện Long Nữ con gái củaLong Cung (chúa tể của loài rồng) đem hạt minh châu giá trị bằng cõi tam thiênđại thiên đem dâng đức Phật. Sau đó qua nước Vô Cấu… rồi thành Phật [4].Việc này cho thấy chúng sinh thì có phân biệt, thân người, thân súc sinh… thânnam, thân nữ… Nhưng Phật tính trong mỗi chúng sinh vô phân biệt, bình đẳng thểtánh, ai cũng có khả năng thành Phật như nhau,

b) Kinh Thập Thiện:

Rồng được đề cập trong Kinh Thập Thiện: Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo Long vương rằng: "Tất cả chúng sanh vì tâm tưởng khácnhau nên tạo nghiệp khác nhau, do vậy có sự xoay vần trong các thú." [5]Đó là vì lòng từ bi thuyết Pháp của Đức Phật từ bi vô lượng không phân biệtranh giới loài người mà còn mở rộng ra phạm vi tất cả mọi chúng sinh có duyênvới Ngài.

c) Các Kinh Đại Thừa đếu có đề cập đến rồng:

Kinh Di Đà, Kim Kim Cang, Kinh HoaNghiêm,…Trong các thời pháp của Đức Phật đều có sự tham dự của hàng Thiên longbát bộ

Theo kinh điển Phật giáo, Rồng là một trongTám bộ chúng thường theo ủng hộ Phật pháp (Thiên long bát bộ) [6]

  1. Thiên: là thiên thần (Deva),đứng đầu bởi Đế Thích. Thiên thần trong Phật giáo vẫn còn trong cõi sinh tử, cósống có chết, có tất cả mười hai thiên thần quan trọng nhất tượng trưng cho támhướng và bốn tinh thể của vũ trụ: mặt trời, mặt trăng, bầu trời và mặt đất
  2. Long: là rồng (Naga)nhưng không có chân, trông giống như một con mãng xà lớn, là chúa tể các loàitrong nước. Kinh Phật kể rằng một con rắn tên là Mucilinda da cuộn thành mộtcái tàn che cho đức Phật nhập định trong một cơn giông bão.
  3. Dạ Xoa: (Yaksha)quỷ thần (thần ăn được quỉ), có thể tốt hoặc xấu. Dạ Xoa Bát Đại Tướng có nhiệmvụ bảo hộ chúng sinh
  4. Càn Thát Bà: (Gandharva)nhạc thần thân thể tỏa mùi thơm, phục thị Đế Thích, không ăn thịt, không uốngrượu
  5. A Tu La: (Asura)đại diện tính xấu xa của con người
  6. Ca Lâu La: (Garuda)chim đại bàng cánh vàng đầu có một cái bướu to gọi là Như Ý Châu, tiếng kêu bithảm, được người Trung Hoa bản địa hóa thành Đại Bàng Kim Sí Điểu. Ca Lâu Lathích ăn rồng, khi chết chất độc xông lên cháy tiêu thành tro, chỉ còn một tráitim xanh biếc
  7. Khẩn Na La: (Kinnara)nhạc thần của Đế Thích, đầu có sừng, giỏi múa hát
  8. Ma Hầu La Gia:(Mahoràga) là thần rắn, mình người đầu rắn

Trong 8 bộ chúng là đại diện cho tất cả chúngsinh, đến nghe Phật thuyết Pháp để thấy rằng: sự giác hạnh viên mãn của ĐứcPhật độ hết thảy các loài chúng sinh… không phân biệt loài nào. Mới thấy sự rađời của Đức Phật không chỉ mang lại hạnh phúc cho chư Thiên, loài người mà cònhết thảy muôn loài. Đây là sự giác hạnh viên mãn độ tận hết thảy chúng sinhvới lòng từ bi vô lượng, vô phân biệt.

Thích Trí Giải

_________________

Chú thích:

[1] Hán Việt Thừu Chiểu
[2] Theo Tự điển Bách Khoa Toàn Thư
[3] Tiếp theo
[4] Xem trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Phẩm Đề Bà Đạt Đa.
[5] Xem trong Kinh Thập Thiện phần từ nơi nhân nói đến quả

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2011(Xem: 4403)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi trăng nước tháng ngày và sự chuyển giao của đất trời để vẫy vùng sự sống. Vẻ đẹp của mùa xuân đã thêu dệt nên những vần thơ rạng ngời hương sắc qua cảm hứng của kim cổ thi nhân; song song với cảnh sắc huy hoàng đó, các thi nhân cũng đã gợi lên vô vàn hình ảnh xuân thì của các cô gái nõn nà hay những mảnh tình xuân phơi phới được thì thầm trong cõi thi ca lung linh sắc màu xuân biếc.
06/01/2011(Xem: 6030)
Mấy ngày Tết đã qua. Những lăng xăng rộn ràng của báo chí, hội chợ và sạp hoa đã lắng dịu, nhường chỗ cho những sinh hoạt bình thường, thật bình thường. Nhưng ngàn hoa nội cỏ hãy còn tươi thắm rực rỡ dưới nắng xuân ấm áp. Và đâu đó, trong khi hoa hãy còn trên cành thì vẫn liên tục diễn ra những xung đột, xâu xé nhau, giữa những lý tưởng, chính nghĩa, quan điểm, lập trường chính trị hay tôn giáo. Những dị-đồng sinh ra bè phái và thành kiến. Những thắng-bại sinh ra kiêu hãnh và đố kỵ.
26/12/2010(Xem: 3996)
Đề tài này có vẻ lạ lẫm đối với người đời, nhưng quen thuộc với những người con Phật, và đặc biệt thân thiết với các Thiền Sinh, vì liên quan đến công phu tu tập hàng ngày.
20/12/2010(Xem: 9758)
Không sinh, không diệt. Không đến, không đi. Đó chính là ý nghĩa nền tảng về một tâm xuân miên viễn. Khi chúng ta nhìn sự vật có sinh có diệt, có đến có đi, lòng ta không khỏi sinh ra những luyến lưu tiếc nuối.
13/10/2010(Xem: 6164)
Ngày ấy, không biết từ bao giờ và cũng không biết bằng cách gì, Quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước. Người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng đất...
24/08/2010(Xem: 11092)
Thiệp Xuân Giáp Ngọ 2014 của Tu Viện Quảng Đức
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]