Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài dòng giới thiệu về chữ Tết của Xứ Việt

15/01/201201:55(Xem: 6327)
Vài dòng giới thiệu về chữ Tết của Xứ Việt

Vài dòng giớithiệu về chữ Tết của Xứ Việt

天增歲月人增壽

春滿乾坤福滿門

Thiên tăng tuếnguyệt nhân tăng thọ

Xuân mãn cànkhôn phúc mãn môn

Ý Việt:

Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ.

Xuân đến muônnơi phúc khắp nhà."

Sự khai bút của những câu đối trên là một dạng sángtạo văn hoá và đã trở thành phương tiện biểu đạt cho thời điểm hội tụ của ngườicon Việt trong ngày Tết. Tuy có tính cách tượng trưng không liên quan đến cácđiển tích, nhưng nó đã diễn đạt được mối quan hệ giữa con người và thiên nhiêntrong bối cảnh mới, không gian mới, bằng những sự mong mỏi đón nhận được mọi sựtốt lành đến cho mình cũng như cho người.

Xứ Việt ta có nhiều ngày Tết nhưng ít ai để ý vềý nghĩa của nó bằng cách tự hỏi Tết là gì? Và tại sao có những loại Tết khácnhau như : Tết ta, Tết nguyên đán, Tết đoan ngọ, Tết trung thu, Tết dươnglịch, Tết âm lịch, Tết Cả, Tết cổ truyền …

Theo sử liệu cũ của Việt Nam, từ nguyên nguyênnghĩa của từ "Tết" chính là "Tiết". Bởi vì theo lịch nôngnghiệp Á Đông, người ta đã phân chia thời gian trong một năm ra thành 24 tiếtkhác nhau theo nhu cầu của các mùa vụ để phát triển nghề trồng trọt. Từ đó Tiếtđược xem làsự khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng.

Đây là 24 tiết khí (節氣): Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân,Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử,Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết,Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn.

Trong số tài liệu của Hán tự có nhiều cách giảithích khác nhau về chữ Tết, thí dụ như : Tết được biến âm từ Tiết và Tiếtchữ Hán viết là 節. Dạng chữ ban đầu là "卩". Hình chữ trong Giáp Cốt văn giống mộtngười đang quỳ ngồi, thò đầu gối ra ngoài. Rồi sau đó chữ này được dùng chỉ chovật làm chứng hay phù hiệu. Dần dà người ta thêm bộ trúc "竹" thành nghĩa "đốt tre, mấu tre",hay sự tiếp nối của 2 giống cây, hai khúc, hai đoạn cây, và từ nghĩa này, nóđược mở rộng để chỉ thời điểm tiếp xúc giữa hai khoảng thời gian phân chia theothiên văn – khí tượng trong năm. Nhưng nghĩa rộng của chữ Tiết thường được biếtnhư: Điều hòa, khống chế, khí tiết, lễ tiết, mùa, ngày lễ, cúng lễ, vui mừng …

Chữ "節-Tết" Cổ xưa nhất là chữ Tượng hình, là vẽhình dùng dụng cụ nông nghiệp để "Tết"/Tách "Búp Măng" củaTrúc/Tre ra để mà trồng.

Chữ "Tết" cổ đại là Hình vẽ "bộTrúc" phía trên và "măng tre" bên dưới-bên phải là dụng cụ nhànông để Tách-Tết cây mà trồng.

Tết là ngày lễ đầu năm, ngày rất quan trọng đốivới người Việt. Do đó ngày Tết có nhiều nghi thức tổ chức khác nhau được biếtnhư khai bút, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Tết là dịp để cho concháu từ xa trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong sự hoà thuận, yêu thươngvà luôn cầu chúc cho nhau bằng những điều tốt lành.

Năm cũ đã qua đi, năm mới cũng gần đến, TếtViệt sắp về. Từgia đình cho đến xã hội. Nhân dịp này nếu mọi người cùng đối xử với nhau trên thuận dưới hoà,kính già thương trẻ, chia sẽ với những người nghèo khổ... thì Xứ Việt sẽ luôn tươi đẹp, giàu mạnh, trong tinhthần dân tộc qua cái nhìn mới chứa đầy hy vọng tốt lành cho tất cả mọi người.

Kính bút

TSHuệ Dân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2015(Xem: 6859)
Mấy ngày Tết vào Internet xem lai rai mấy bài viết về ViệtNam như một cách đón xuân. Giờ gì cũng xa xôi, những người quen xưa, những kỷ niệm cũ, một phương trời cố quận,... giờ đều là nghìn trùng. Thôi thì thấy nhau trên internet cũng là một kiểu tái ngộ, tương phùng. Chẳng cần hò hẹn, mấy địa chỉ được nhớ tới đầu tiên bỗng là những Làng Mai, Trúc Lâm, Chuyển Pháp Luân. Mọi khi có thể nhiều hơn, nhưng bây giờ là những ngày Tết, tìm đọc chút gì có hơi hướng cây đa cũ với bến đò xưa hình như phải lúc hơn. Vì mẹ ơi, xuân này con vẫn chưa về được!
05/01/2015(Xem: 6876)
Vẫn y nguyên Ta với người Mùa xuân Còn níu nụ cười đi qua Vẫn y nguyên Người với ta Long đong hạt bụi Vẫn là mùa xuân !
05/01/2015(Xem: 5895)
Thơ là phải chảy theo dòng sông sự sống Thấy thực rong bèo Lá rác cuộn về Đông Lại có con trăng lặng lẽ chiếu trên dòng Và thấy cả trăm bờ nhân sinh xao xác mộng
02/01/2015(Xem: 5991)
Tập quán lì xì của người Việt chúng ta thực sự bắt nguồn từ một truyền thống lâu đời của Trung Quốc, và không nhất thiết là chỉ dành riêng cho trẻ con vào dịp Tết mà còn cho cả người lớn trong các dịp lễ lạc và giao tiếp xã hội quanh năm. Chịu ảnh hưởng văn minh Trung Quốc từ lâu nên không những ở nước ta mà còn ở nhiều nước châu Á thì tập quán này cũng rất phổ biến và dường như ngày nay lại càng được thực thi rộng rãi.
02/01/2015(Xem: 7077)
Hân hoan chào đón xuân sang Những điều xấu cũ nhẹ nhàng cho qua Tâm từ mở rộng bao la Đừng nên tính toán gần xa sang hèn Làm người ai nỡ nhỏ nhen Từ bi hỷ xả chê khen cũng cười
12/02/2014(Xem: 10152)
Long Mã hay còn gọi là “ngựa hóa rồng” hay “rồng ngựa” là một biểu tượng của kiến trúc triều Nguyễn. Đầu năm mới, đặc biệt là năm Giáp Ngọ- khi nhìn thấy Long Mã, bạn sẽ gặp rất nhiều may mắn. Hãy cùng chúng tôi chiêm ngưỡng hình ảnh Long Mã đầu năm…
12/02/2014(Xem: 6644)
Những ngày đầu xuân, thay vì chào đón mùa xuân mới bằng nụ cười tươi mát, chúng ta lại bắt đầu bằng sự sợ hãi, âu lo vì: năm nay là năm tuổi!!! Mới đầu năm mà bị người này hăm he, người khác nhắc khéo: ‘Năm nay năm tuổi của bạn đó nhe! Tránh đi lại càng nhiều càng tốt. Đặc biệt là đầu năm, đừng có đi xông đất nhà nào cả!’
12/02/2014(Xem: 8634)
Chúng tôi thường nói với quí vị mỗi một ngày qua là lần đi một hạt chuỗi, rồi ngày khác tới là lần đi một hạt chuỗi. Như vậy hôm nay là cuối năm Ất Mão, chúng ta đã lần được bao nhiêu hạt chuỗi rồi? Đã lần hết ba trăm năm mươi mấy hạt.
12/02/2014(Xem: 11790)
Từ ngàn xưa người Việt Nam chúng ta đã được thấm nhuần tinh thần từ bi của đạo Phật, tổ tiên ta đã Phật hóa gia đình, giáo dục con cháu phải biết chia sẻ hạnh phúc, ban rải tình thương đến mọi người, mọi loài, cỏ cây đất đá.
07/02/2014(Xem: 7015)
Tuệ Trung thượng sĩ khi nói đến mùa xuân đã dùng từ phương ngoại phương (trời phương ngoại) - chẳng phải Tô Châu hay Thượng Hải, hay bây giờ là New York, Sydney… Phương ngoại ở đây là khi chúng ta không còn bị giới hạn trong kiếp nhân sinh, trong vòng thời gian sinh diệt, có-không-còn-mất, hơn-thua… với bao định kiến sai lầm và phiền não ê chề…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]