Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm Thân nói chuyện Khỉ

11/04/201110:03(Xem: 3789)
Năm Thân nói chuyện Khỉ

Bo Tuong Khi Tam Khong-26

Khỉ là loài linh trưởng thông minh và có nhiều đặc tính lạ. Về trọng lượng, khỉ thường nặng 3-4 kg, nếu so với một con đười ươi hoặc hắc tinh tinh nặng 3- 4 tạ thì khỉ quá nhỏ bé.

Nhờ “bé hạt tiêu” nên khỉ di chuyển nhanh, leo trèo giỏi. Người ta gọi khỉ là “vua chuyền cành”. Với khả năng di chuyển siêu tốc, một đôi khỉ có thế bảo vệ được 25 ha rừng để cung cấp hoa quả quanh năm cho chúng. Chúng dùng tiếng la ó và sức mạnh chân tay để tuyên bố lãnh thổ với những kẻ láng giềng. Khi di chuyển, khỉ đánh đu bằng tay, treo mình dưới cành và tung người đi. Lúc đó trông chúng lắc lư qua lại như một con lắc.

Sống bày đàn là một đặc tính của loài khỉ. Tuy nhiên đó là một bầy đàn có trật tự, một tổ chức xã hội tương đối chặt chẽ. Mỗi bầy khỉ ngoài tự nhiên thường dao động từ 15-30 con. Nếu nuôi nhốt nhân tạo đàn khỉ có thể tới trên 30-40 con, trong đó có khỉ đầu đàn và các khỉ thành viên. Mỗi đàn khỉ định cư trên một vùng núi nhất định, coi như một lãnh thổ ổn định. Đôi khi xảy ra tranh chấp địa bàn sinh sống bằng những cuộc “chiến tranh”. Ban ngày bầy khỉ dưới sự “lãnh đạo” của khỉ đầu đàn đi kiếm ăn trên các ngọn cây. Ban đêm chúng ngủ trên các tán cây to, rậm rạp. Khỉ không có thói quen “làm tổ” như chim chóc...Khỉ dậy rất sớm, chúng đón ánh bình minh bằng sự huyên náo vang động cả khu rừng. Khỉ đầu đàn có vai trò hết sức quan trọng là con khỉ đực to nhất, nhiều tuổi, có nhiều “kinh nghiệm” sống, nó chỉ huy mọi hoạt động của đàn từ kiếm ăn, chiến đấu chống lại kẻ thù, “sinh hoạt chăn gối”...Nếu có một con đực khác lớn lên sẽ xảy ra cuộc “tỷ thí” để phân chia lại ngôi thứ. Một khi khỉ đầu đàn thua nó phải nhường chức cho kẻ kế vị và tách ra khỏi đàn sinh sống đơn lẻ. Đó chính là khỉ độc...

Ăn uống đối với khỉ là cả một nghệ thuật. Ngoài tự nhiên, khỉ ăn thức ăn có nguồn gốc thực vật như chồi, lá non, hoa quả và hạt. Đôi khi chúng ăn cả côn trùng, chứng chim hay xuống suối để bắt cá nhờ khả năng lặn sâu rất tốt. Nếu nuôi nhân tạo cho khỉ ăn cơm gồm gạo tẻ nấu với lạc, đậu đen, đậu tương, muối. Khỉ “nghiện” chuối, mía, ổi, cam, dưa hấu.

Khỉ cái thành thục ở tuổi thứ ba, khỉ đực gần ở tuổi thứ tư, khi đó trọng lượng của chúng thường đạt hơn 4kg/con. Khỉ mang thai 165-168 ngày, đẻ mỗi lứa một con (cá biệt có trường hợp đẻ sinh đôi). Mùa tình yêu của khỉ từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Ở mỗi bầy khỉ, con đầu đàn giành toàn quyền “gieo giống” cho những con cái đã trưởng thành. Những khỉ đực trưởng thành khác đến mùa sinh sản đều bị đuổi ra khỏi đàn bằng những cuộc chiến ác liệt...Khỉ mẹ sinh con vào tháng 7 hoặc 8. Bốn tháng đầu khỉ con hoàn toàn bú sữa mẹ. Sau 6 tháng, khỉ con đủ khả năng đứng ra tự lập cuộc sống riêng. Khỉ là minh chứng tuyệt vời cho tình mẫu tử của loài vật. Một khi khỉ con qua đời, khỉ mẹ ôm xác con cho đến khi nào chỉ còn độc bộ xương nó mới chịu bỏ.

Vòng đời của khỉ thường không quá 30 năm. Ở Việt Nam, con khỉ được ghi nhận sống lâu nhất ở đảo Rều (Quảng Ninh) thọ 41 tuổi (1962-2003). Khi chết, khỉ rất khát nước, nó cố tìm chỗ có nguồn nước để uống những giọt nước cuối cùng trước khi qua đời. Nếu Châu Á thường là cái nôi ra đời của Khỉ ở giữa kỷ đệ tam và đệ tứ thì khoảng 3,3 triệu năm trước công nguyên, khỉ mở rộng địa bàn sinh sống và phát triển ra khắp thế giới. Cho đến nay, các nhà khoa học tìm thấy ở Châu Á có 63 loài khỉ, châu Phi 65 loài, Châu mỹ La Linh 46 loài.

Ở nước ta với 19 loài linh trưởng được phát hiện trong số hơn 200 loài trên thế giới, cho thấy Việt Nam là địa chỉ đa dạng sinh học cao nhất. Nếu tính riêng khỉ với 5 loài: Khỉ đuôi lợn, khỉ mốc, khỉ đuôi dài, khỉ cộc, khỉ vàng, Việt Nam đã đứng thứ 2 ở Châu Á về số loài khỉ hiện hữu (sau Indonesia). Khỉ đuôi lợn phân bố rộng rãi ở hầu khắp các tỉnh miền núi như Ba Bể (Cao Bằng), Chợ Đồn (Bắc Kạn), Tuyên Hóa (Tuyên Quang), Lục Yên (Yên Bái), Hòa Bình, Sa Thầy (Kon Tum). Khỉ mốc chỉ phân bố từ phía Bắc vĩ tuyến 17 trở ra, chưa phát hiện được chúng ở phía Nam. Ngược lại, khỉ đuôi dài chỉ sinh sống từ Tây nguyên trở vào, nhiều nhất ở Khu bảo tồn Yokdon (Đắklăk) và Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu). Khỉ cộc sinh sống từ các tỉnh phía Bắc tới Tây nguyên, luôn là đối tượng bị con người săn bắt lấy thịt và xương để nấu cao. Cuối cùng khỉ vàng là loại phân bố rộng rãi và có số lượng lớn nhất ở nước ta cũng như các quốc gia Đông Nam Á và Tây Á (Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Pakistan, Malaysia, Indonesia...) chúng tập trung sinh sống ở những vùng núi đá vôi như Quảng Ninh, Ninh Bình, Sơn La, đảo Cát Bà (Hải Phòng), Lạng Sơn...


Minh Sao






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/02/2024(Xem: 272)
Khách phong trần mãi mê phiêu bạt Chốn phồn hoa ngũ dục đắm say Mặt trời đã lặn sau lưng đồi Đường về quê dịu vợi mù khơi. Khách như cùng tử quên ngọc quý Nay đây mai đó giữa chợ đời Bụi trần ai xuân đông ô nhiễm Bóng phù vân thu hạ thương vay.
14/02/2024(Xem: 364)
Đi lễ chùa năm mới Là phong tục nước nhà, Tự nhiên và tốt đẹp Suốt hàng nghìn năm qua. Thứ nhất để lễ bái, Thân, tâm, khẩu nghiêm trang. Thứ hai làm công đức, Còn gọi là cúng dàng.
13/02/2024(Xem: 657)
Năm mới xa gần chúc lẫn nhau Gia đình bình an và hạnh phúc Tài lộc sức khỏe thật dồi dào Thầy Cô thêm vào: vun cội đức Bánh chưng bánh tét mứt cùng xôi Với nụ cười tươi đem biếu tặng Trong lá chuối xanh công bao người Cho nếp ngọt bùi hương vị thấm
12/02/2024(Xem: 348)
Ngày xuân tích tắc đã về gân Nguyên khí giao thừa tiếp ý thân Nhụy thắm mưa phùn tài mãi tụ Hương nồng nắng sớm lộc tăng dần Tao nhân tĩnh lặng theo kinh kệ Mặc khách nhàn tâm dõi Mõ ngân Tống cựu Tiễn luôn bao trược nhiễu Thanh long tiếp đón nhuận Thiền Ân
08/02/2024(Xem: 775)
Xuân đã đến mùa Xuân Di Lặc Đông sắp tàn giờ khắc chuyển giao Xuân về tươi thắm cành đào Trăm hoa đua nở muôn màu thắm tươi Phật Di Lặc tươi cười trên bệ Em thắp nhang đảnh lễ cầu ngài
08/02/2024(Xem: 520)
Thương về một thuở mãi hoài ngân Cảnh vật yên bình trước ngõ xuân Lộc trỗi vườn xanh hoà nẻo mới Duyên bồi phúc rạng rõ tình chân Qua người khổ, Giữ niềm tin thế Gỡ mảnh nghèo, Nương đạo đức trần Những chuyện buồn đau càng xả hết Lòng trong, dạ sáng toả vô ngần.
08/02/2024(Xem: 1143)
Rồi chắc chắn đêm giao thừa sẽ đến cũng như mọi buồn vui năm cũ sẽ khép lại để đón mừng mùa xuân mới. Chắc chắn như rằng, theo thường lệ trước thềm năm mới, mọi người ai ai cũng muốn gởi gắm vào đó những hy vọng mới, cùng cầu mong cho năm mới được may mắn hơn, tốt đẹp hơn năm cũ đã qua , và có lẽ trong một số người ai đó với một bước xa hơn trong thâm tâm, một ý nghĩ sẽ xuất hiện một niềm mơ ước miên viễn sẽ có được nhiều hơn nữa những mùa xuân trọn vẹn.
08/02/2024(Xem: 655)
“Vẫn thấy em cười ở đâu đó- Mái nhà năm xưa vẫn còn đây” Giữ cho riêng mình những khoảng lặng, góc sân vườn nhỏ là đủ cho ta tận hưởng sự an yên, thênh thang trời xanh mây trắng, ánh bình minh loang loáng trên những cành liễu. Rực rỡ sắc màu của những chậu hoa vạn thọ đang khoe sắc, cảm thấy hạnh phúc và biết ơn mọi thứ xung quanh. Sáng hôm nay dạo quanh sân chùa với tiết trời se lạnh, sợi dây cảm xúc ngân rung từng nốt trầm tĩnh lặng, chợt thấy lòng mình thổn thức, tôi cứ thong thả tận hưởng không khí êm dịu, trong lành của buổi sớm mai. Thật là thích cảm giác bình yên này, ung dung như thế vào mỗi buổi sáng, chầm chậm bước đi, một góc trời êm ả, cuối tháng và năm cũ cũng dần dần khép lại, lơ đãng nhìn mây bay trước gió.
07/02/2024(Xem: 765)
Hãy cảm nhận hạnh phúc an lạc trên từng bước chân ta bước! Và theo tửng nhịp hơi thở của mình Chìa khoá an lạc tuỳ thuộc người thông hiểu kiếp nhân sinh, Sự an lạc như mặt hồ yên lặng, không gợn sóng! Nào hãy đón chào Xuân bằng cách: rèn luyện tâm ta rộng lớn là điều quan trọng.
06/02/2024(Xem: 411)
Tự do nhân đạo sống hiền hòa Nước Úc mọi nhà vang tiếng ca Hạnh phúc an sinh nhất thế giới Khổ đau khí hậu cũng thật là Mọi nơi xuân đến trời se lạnh Châu Úc hè về mắt đổ hoa Vui tết đón xuân trong nóng nực Quay về quán chiếu chớ trông ra…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567