Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm Thân nói chuyện Khỉ

11/04/201110:03(Xem: 3772)
Năm Thân nói chuyện Khỉ

Bo Tuong Khi Tam Khong-26

Khỉ là loài linh trưởng thông minh và có nhiều đặc tính lạ. Về trọng lượng, khỉ thường nặng 3-4 kg, nếu so với một con đười ươi hoặc hắc tinh tinh nặng 3- 4 tạ thì khỉ quá nhỏ bé.

Nhờ “bé hạt tiêu” nên khỉ di chuyển nhanh, leo trèo giỏi. Người ta gọi khỉ là “vua chuyền cành”. Với khả năng di chuyển siêu tốc, một đôi khỉ có thế bảo vệ được 25 ha rừng để cung cấp hoa quả quanh năm cho chúng. Chúng dùng tiếng la ó và sức mạnh chân tay để tuyên bố lãnh thổ với những kẻ láng giềng. Khi di chuyển, khỉ đánh đu bằng tay, treo mình dưới cành và tung người đi. Lúc đó trông chúng lắc lư qua lại như một con lắc.

Sống bày đàn là một đặc tính của loài khỉ. Tuy nhiên đó là một bầy đàn có trật tự, một tổ chức xã hội tương đối chặt chẽ. Mỗi bầy khỉ ngoài tự nhiên thường dao động từ 15-30 con. Nếu nuôi nhốt nhân tạo đàn khỉ có thể tới trên 30-40 con, trong đó có khỉ đầu đàn và các khỉ thành viên. Mỗi đàn khỉ định cư trên một vùng núi nhất định, coi như một lãnh thổ ổn định. Đôi khi xảy ra tranh chấp địa bàn sinh sống bằng những cuộc “chiến tranh”. Ban ngày bầy khỉ dưới sự “lãnh đạo” của khỉ đầu đàn đi kiếm ăn trên các ngọn cây. Ban đêm chúng ngủ trên các tán cây to, rậm rạp. Khỉ không có thói quen “làm tổ” như chim chóc...Khỉ dậy rất sớm, chúng đón ánh bình minh bằng sự huyên náo vang động cả khu rừng. Khỉ đầu đàn có vai trò hết sức quan trọng là con khỉ đực to nhất, nhiều tuổi, có nhiều “kinh nghiệm” sống, nó chỉ huy mọi hoạt động của đàn từ kiếm ăn, chiến đấu chống lại kẻ thù, “sinh hoạt chăn gối”...Nếu có một con đực khác lớn lên sẽ xảy ra cuộc “tỷ thí” để phân chia lại ngôi thứ. Một khi khỉ đầu đàn thua nó phải nhường chức cho kẻ kế vị và tách ra khỏi đàn sinh sống đơn lẻ. Đó chính là khỉ độc...

Ăn uống đối với khỉ là cả một nghệ thuật. Ngoài tự nhiên, khỉ ăn thức ăn có nguồn gốc thực vật như chồi, lá non, hoa quả và hạt. Đôi khi chúng ăn cả côn trùng, chứng chim hay xuống suối để bắt cá nhờ khả năng lặn sâu rất tốt. Nếu nuôi nhân tạo cho khỉ ăn cơm gồm gạo tẻ nấu với lạc, đậu đen, đậu tương, muối. Khỉ “nghiện” chuối, mía, ổi, cam, dưa hấu.

Khỉ cái thành thục ở tuổi thứ ba, khỉ đực gần ở tuổi thứ tư, khi đó trọng lượng của chúng thường đạt hơn 4kg/con. Khỉ mang thai 165-168 ngày, đẻ mỗi lứa một con (cá biệt có trường hợp đẻ sinh đôi). Mùa tình yêu của khỉ từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Ở mỗi bầy khỉ, con đầu đàn giành toàn quyền “gieo giống” cho những con cái đã trưởng thành. Những khỉ đực trưởng thành khác đến mùa sinh sản đều bị đuổi ra khỏi đàn bằng những cuộc chiến ác liệt...Khỉ mẹ sinh con vào tháng 7 hoặc 8. Bốn tháng đầu khỉ con hoàn toàn bú sữa mẹ. Sau 6 tháng, khỉ con đủ khả năng đứng ra tự lập cuộc sống riêng. Khỉ là minh chứng tuyệt vời cho tình mẫu tử của loài vật. Một khi khỉ con qua đời, khỉ mẹ ôm xác con cho đến khi nào chỉ còn độc bộ xương nó mới chịu bỏ.

Vòng đời của khỉ thường không quá 30 năm. Ở Việt Nam, con khỉ được ghi nhận sống lâu nhất ở đảo Rều (Quảng Ninh) thọ 41 tuổi (1962-2003). Khi chết, khỉ rất khát nước, nó cố tìm chỗ có nguồn nước để uống những giọt nước cuối cùng trước khi qua đời. Nếu Châu Á thường là cái nôi ra đời của Khỉ ở giữa kỷ đệ tam và đệ tứ thì khoảng 3,3 triệu năm trước công nguyên, khỉ mở rộng địa bàn sinh sống và phát triển ra khắp thế giới. Cho đến nay, các nhà khoa học tìm thấy ở Châu Á có 63 loài khỉ, châu Phi 65 loài, Châu mỹ La Linh 46 loài.

Ở nước ta với 19 loài linh trưởng được phát hiện trong số hơn 200 loài trên thế giới, cho thấy Việt Nam là địa chỉ đa dạng sinh học cao nhất. Nếu tính riêng khỉ với 5 loài: Khỉ đuôi lợn, khỉ mốc, khỉ đuôi dài, khỉ cộc, khỉ vàng, Việt Nam đã đứng thứ 2 ở Châu Á về số loài khỉ hiện hữu (sau Indonesia). Khỉ đuôi lợn phân bố rộng rãi ở hầu khắp các tỉnh miền núi như Ba Bể (Cao Bằng), Chợ Đồn (Bắc Kạn), Tuyên Hóa (Tuyên Quang), Lục Yên (Yên Bái), Hòa Bình, Sa Thầy (Kon Tum). Khỉ mốc chỉ phân bố từ phía Bắc vĩ tuyến 17 trở ra, chưa phát hiện được chúng ở phía Nam. Ngược lại, khỉ đuôi dài chỉ sinh sống từ Tây nguyên trở vào, nhiều nhất ở Khu bảo tồn Yokdon (Đắklăk) và Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu). Khỉ cộc sinh sống từ các tỉnh phía Bắc tới Tây nguyên, luôn là đối tượng bị con người săn bắt lấy thịt và xương để nấu cao. Cuối cùng khỉ vàng là loại phân bố rộng rãi và có số lượng lớn nhất ở nước ta cũng như các quốc gia Đông Nam Á và Tây Á (Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Pakistan, Malaysia, Indonesia...) chúng tập trung sinh sống ở những vùng núi đá vôi như Quảng Ninh, Ninh Bình, Sơn La, đảo Cát Bà (Hải Phòng), Lạng Sơn...


Minh Sao






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2023(Xem: 1122)
Người ơi tết có nhớ quê Nhớ hương mai rộ đường về lối xưa Có còn nhớ mứt hạt dưa Nhớ mùi bánh tét ban trưa ru hồn Quê hương chuyện mất việc còn Tình thân người có mõi mòn trong nhau Sắc xuân đang đổi da màu Vườn chùa khóm cúc nhớ nhau quê nhà
14/01/2023(Xem: 2046)
Hội Cao Niên Á Mỹ trao quà Xuân Quý Mão 2023 cho người vô gia cư tại Cali, Hoa Kỳ
11/01/2023(Xem: 1343)
Gần ngày đón Tết, ôi nhớ thương Thời tiết nơi đây giống quê hương Chút gì giao hưởng…trong vạn vật Xoay vần đi, đến quá nhanh …dường Dù mươi ngày nữa .. chưa háo hức Hải ngoại nhịp sống…cứ bình thường Thăng trầm theo đuổi từng năm tháng
10/01/2023(Xem: 1775)
Tết quê nhà muôn màu hoa khoe sắc Nào mai vàng, nào cúc đoá vàng tươi Nào ly ly, nào thược dược hồng đào … Nào bánh mứt, cùng trái cây đủ loại …
09/01/2023(Xem: 1238)
Rächer, đó là tên con mèo của con gái tôi, tháng này vào năm ngoái nó đã về với gia đình tôi ở được một năm. Nó thật dễ thương, ngày đầu khi con gái tôi mang về nhà cho tôi, mở cái lồng ra nó rụt rè nhìn khắp quanh nhà, không một tiếng meo meo, trông thật tội nghiệp. Nhìn nó thương làm sao, chắc giờ phút đó nó đang buồn và hoang mang vì nơi chốn xa lạ này. Tôi nhè nhẹ vuốt nó, lông nó đen mượt, óng ả, tôi nhỏ nhẹ nói với nó. „em, em đừng sợ nha, mẹ thương em, về đây chơi với mẹ“. Mà lạ thật, không hiểu tại sao nhìn nó tôi thương nó quá, đêm đó nó đi quanh hết phòng này qua phòng khác kêu meo meo.. chắc rằng nó nhớ nhà cũ. Rồi chỉ một đêm thôi, đêm sau nó không còn gọi meo nữa, chắc em cũng biết phải ở lại đây, vì căn nhà kia đã giao lại cho người khác. Tôi gọi nó bằng em, nó hiểu.
09/01/2023(Xem: 1723)
Năm nhuận là gì? Năm nhuận là năm có 366 ngày trong Dương lịch và 13 tháng theo âm lịch theo chu kỳ 4 năm Dương lịch lại có một năm nhuận. Vì sao có năm nhuận? Khi trái đất quay quanh một vòng xung quanh mặt trời sẽ mất 365 ngày và 6 giờ. Một năm không nhuận sẽ có 365 ngày và thừa 6 giờ nên 4 năm sẽ thừa 24 giờ nên sẽ có năm nhuận. Để năm âm lịch vừa được một tuần trăng vừa không xô lệch với thời tiết của 4 mùa thì 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau quá nhiều. Tuy nhiên, năm dương lịch vẫn nhanh hơn âm lịch nên người ta đã lấy 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.
08/01/2023(Xem: 1706)
Ai níu được cánh thời gian mùa ấy Có là đây, mà Không cũng là đây Hỏi lòng mình sao lại trắng như Mây Một cõi Lạ! Mấy dòng Thơ u tịch ... Dường như trong đáy suối nguồn tịch tịnh ! Một nguồn Thơ tươi mát, một dòng Trăng Ai tìm Khôi Nguyên! Vĩnh Cửu! Thường Hằng Tôi tìm tôi, Suối Mây Hồng êm ả ...
08/01/2023(Xem: 1807)
Quý Mão, con mèo… Chúng ta đang tới gần Tết Nguyên Đán 2023. Nếu có ai hỏi rằng thế giới có sáng tác văn học nào thơ mộng về mèo hay không. Không, chúng ta không có ý nói gì về những chuyện đời thường lãng mạn hay tiểu tam hay tiểu tứ gì hết. Chúng ta chỉ muốn nói về một cõi thơ mộng y hệt như thời của Cha Rồng và Mẹ Tiên. Có đấy chứ, có một truyện về một cô mèo tam thể của một chàng họa sĩ Nhật Bản trong một thời nào xa xưa lắm, khi người ta chưa xài Tây lịch. Và truyện do một nhà văn Hoa Kỳ kể lại.
07/01/2023(Xem: 1777)
Tết đến rồi xuân đang ở đâu đây Mai trước ngõ nở bông vàng rực rỡ Câu đối ai treo mực đen giấy đỏ Bếp lửa hồng mẹ nấu bánh chưng xanh
06/01/2023(Xem: 1171)
Trở lại hoa vờn chạm sắc xuân, Mây ngàn cõng lạnh ánh hồng vân. Nhìn quen nõn lá như bao bận. Thấy rõ cành mai tựa mấy lần,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567