Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuân Thiền Tha Hương

20/01/201109:41(Xem: 3988)
Xuân Thiền Tha Hương

hoa mai 3 
MAI VÀNG CHỐN YÊN TỬ

Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết, hòa cùng niềm vui đang lên của dân tộc. Tựa đề của bài này chỉ có nghĩa là: ngày Xuân trong cửa chùa nơi xứ lạ. Xứ lạ ở đây là châu Âu.

Nói đến ngày Xuân, chúng ta liên tưởng đến những ngày ở quê hương, nơi người người quây quần bên nhau, vui hưởng những giây phút đầm ấm trong không khí êm đềm ấm cúng.

Ở đây thì lại khác. Trong cái lạnh buốt da, trong nỗi bận rộn thường nhật của người dân bản xứ, tết đến thật ngỡ ngàng, chỉ còn là chút dư hương hoài niệm. Con người sống nhiều bằng những kỷ niệm, về một thời quá khứ xa xưa…; vì thế, cửa chùa là nơi thật lý tưởng để đón tiếp những người đồng hương xa xứ, Phật tử cũng như chưa phải Phật tử. Tết ở đây rất khác xa với Tết ở quê hương…

Ở Đức, nơi đồng bào Việt Nam - khoảng độ 100.000 người - có mặt ào ạt vào những năm 1979, 1980 và sau đó, qua vụ sụp đổ bức tường Berlin, chùa chiền đã được xây dựng với sự đóng góp của các Phật tử.

Đầu tiên là ngôi chùa Viên Giác tại Hannover thuộc tiểu bang Niedersachen, tiếp theo là những Niệm Phật đường (mà nay, với thời gian, đã biến thành những ngôi chùa), như chùa Bảo Quang ở Hamburg, chùa Thiện Hòa ở Munchen-Glachbach, chùa Linh Thứu ở Berlin, chùa Phật Bảo ở Barntrup, chùa Quan Thế Âm ở Aachen, chùa Phật Huệ ở Frankfurth, chùa Tam Bảo ở Reutlingen, chùa Tâm Giác ở Kirchseeon Munchen, Niệm Phật đường Viên Âm ở Nurnberg, Niệm Phật đường Liên Trì ở Leipzig, và mới đây, là ngôi chùa Viên Đức ở Ravensburg, gần Bodensee, thuộc miền Nam nước Đức,…

Vì ngôi chùa Viên Giác được thành lập đầu tiên tại Đức, đúng lúc đúng thì nên được chính quyền Đức giúp đỡ về mọi mặt, tài chánh cũng như tinh thần. Họ muốn có một nơi để cho người Việt xa xứ lui tới sinh hoạt, chăm bón phần tâm linh, đạo đức, hầu góp phần cho việc ổn định trật tự xã hội. Các ngôi chùa khác, sinh sau đẻ muộn, nên không được hưởng quy chế đó.

Ngày Tết ở đây thường rơi vào tháng Một. Hãy còn là mùa Đông, tiết trời âm u lạnh lẽo. Người Đức lo vật lộn với đời sống, chẳng ai biết đến cái Tết ở một nơi xa xôi nào đó trên quả địa cầu này. Người Việt cảm thấy cô đơn lạc lõng, âm thầm chịu đựng.

Để hoài niệm về một kỷ niệm êm đềm xa xưa, họ quây quần bên nhau dưới mái chùa thân yêu, trò chuyện hỏi han nhau, chia sẻ những buồn vui trong đời sống tha hương. Có chùa đón giao thừa đúng giờ giao thừa tại Việt Nam, nghĩa là vào 6 giờ chiều giờ địa phương; còn đa phần thì đợi đến 12g khuya mới làm lễ đón giao thừa, với thời kinh cầu an đầu năm và bài kệ Di Lặc.

Trước đó, vào buổi chiều đã có lễ Sám Hối cuối năm để tiêu trừ nghiệp chướng, hầu dọn mình đón năm mới. Sau đạo từ chúc Tết của vị trụ trì và phần múa lân là lễ phát lộc. Một phong bì lì xì đỏ chói với 1$US và 2 trái quít ngọt, tượng trưng cho Phúc, Lộc, Thọ. Người ta về nhận lộc nhiều nhất vào giờ này.

Chùa Viên Giác có hàng mấy ngàn người về dự, GĐPT phải làm hàng rào giữ trật tự, để từng người một có thể lên nhận quà. Sau đó, mồng một, mồng hai, rồi mồng ba… thưa dần. Đến rằm tháng Giêng (15-1 âm lịch) chùa lại rộn lên với hàng ngàn người về lễ Phật cầu an, xin xăm, giải hạn, đúng như câu tục ngữ: “Đi lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.

Các Chi hội thuộc địa phương nào không có chùa thì luân phiên nhau tổ chức đón Tết mừng Xuân tại một hội trường thuê mướn rộng lớn, với lễ Cầu an đầu năm, với các trò chơi, bầu cua, cá, cọp… và không quên phần văn nghệ mừng Xuân. Địa phương này tuần này, thì địa phương khác tuần khác, như vậy thì chư Tăng mới về tham dự được.

Nếu trùng ngày thì làm sao đi? Vì địa phương nào cũng muốn “nhân vật chính” phải xuất hiện! Chư Tăng chùa Viên Giác còn phải qua tới tận bên Ý, Tiệp Khắc, Đan Mạch… để chủ trì lễ Tết ở đó.

Trước đó một vài tuần, chùa đã bận rộn lo trang trí, sơn quét, chùi rửa, cũng như đánh bóng tượng đồng. Các anh chị em thuộc Gia đình Phật tử lại có dịp trổ tài, vừa góp công quả giúp chùa, vừa lo tập văn nghệ để giúp vui đón ngày Tết.

Ngày Tết thường chủ yếu lo phần lễ lạc, xin xăm, cầu an giải hạn…, vì thế phần văn nghệ thường là do “cây nhà lá vườn” đảm trách, không có mời các ca sĩ nổi tiếng từ Mỹ hoặc Pháp sang như các ngày lễ trọng đại như Phật đản, Vu lan.

Tuy nhiên, cũng có chùa tổ chức cho Phật tử vui Xuân thật lớn, với phần văn nghệ rình rang, như chùa Phật Huệ, hoặc chùa Tâm Giác…

Tại các nước khác, như Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển… cũng vậy, vì tất cả đều thống nhất. Chỉ có Pháp là hơi khác, vì ở đó có rất nhiều tổ chức Phật giáo: Tổ chức của thầy Minh Tâm, của thầy Nhất Hạnh, thầy Huyền Vi, thầy Thiện Châu v.v… mỗi tổ chức cứ làm theo lịch trình của mình, có trùng hợp cũng không sao.

Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết, hòa cùng niềm vui đang lên của dân tộc, bởi vì:

“Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của tổ tông!”.

Ghi nhanh tại Hannover, Đức quốc ngày 13-12-2008

Thích Hạnh Thức

Source: thuvienhoasen



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2018(Xem: 4853)
Theo Đạo Phật thì rất khó diễn tả về tâm, mà càng nói chúng ta càng dễ rơi vào hý luận suông, nên chúng ta cần trải nghiệm. Sở dĩ Phật Pháp còn tồn tại đến ngày nay sau gần 3.000 năm chính là nhờ giáo lý Tự tính tâm hay phẩm chất giác ngộ nơi mỗi người. Suốt cuộc đời, Đức Phật thuyết giảng rất nhiều kinh điển cũng chỉ để nói về tâm, nói về chính chúng ta, không về cái gì khác xa xôi, mờ ảo.
19/02/2018(Xem: 5489)
Tôi gọi điện thoại và hẹn gặp TS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty sách Thái Hà khi ông vừa đến Phố sách 19 tháng 12 Thủ đô Hà Nội. Tôi gặp ông bên bàn trà và được cùng thưởng trà với ông ngay đầu xuân mới trong không khí Tết Sách rất đông vui và tấp nập. Ông ngồi uống trà với chúng tôi mà trên tay vẫn cầm mấy cuốn sách. Công nhận là ông mê sách thật. Thì ra trong những ngày tết ông vẫn hành thiền. Hôm nay ông vẫn đii thiền hành quanh công viên Nghĩa Đô gần một tiếng đồng hồ. Thì ra ông và các cộng sự rất công phu chuẩn bị cho Tết Sách, Tết Yêu Thương, Tết Thiền hàng năm. Thì ra, ông vẫn nói chuyện về thiền, tụng kinh, lễ Phật, tập khí công, về Phật Pháp và thiền hành ngay tại Phố Sách. Tôi được cùng ông thưởng trà nóng và thơm. Rồi tôi vào chuyện ngay. Tôi muốn có ngay bài phỏng vấn tặng bạn đọc, nhất là các Phật tử và học trò của ông ngay trong những ngày tết âm lịch với Tết Sách thú vị này. - Phóng viên: Cảm xúc của ông vào lúc này như th
19/02/2018(Xem: 5490)
Mừng Xuân Di Lặc, Mậu Tuất 2018, đúng 0giờ giao thừa mùng 1 Tết Mậu Tuất (16/02/2018) khi chuông đống hồ điểm. hòa cùng không khí cả nước vui Xuân đón Mừng Khánh đản Đức Phật Di Lặc, tại Tổ đình Nghĩa Phương Nha Trang, chư Tôn đức Tăng dưới sự chứng minh của Thượng tọa Thích Thiện Phước, Ủy viên HĐTS, Chánh Thư ký BTS, Trưởng ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh Khánh Hoà, trú trì Tổ đình Nghĩa Phương Nha Trang, Thượng tọa Thích Thiện Huệ, Ủy viên BTS GHPGVN tỉnh, Giám tự Tổ đình Nghĩa phương và hàng trăm Phật tử trang nghiêm hân hoan đón giao thừa, Kính Mừng Khánh đản Phật Di Lặc.
19/02/2018(Xem: 4420)
Sống là cần ăn cần thở Phải tư duy nhắc nhở bản thân ( tinh thần ) Làm Lành luôn mãi ân cần Tạo tác Ác nghiệp gieo Nhân khổ đời!
19/02/2018(Xem: 8927)
Chùa Phổ Từ, San Jose, California, Hoa Kỳ, đón Xuân Mậu Tuất 2018
18/02/2018(Xem: 9039)
Hành Hương Thập Tự Xuân Mậu Tuất do Chùa Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc tổ chức (Mùng 3 Tết, Sunday 18-2-2018)
18/02/2018(Xem: 7981)
Hình ảnh đón Giao Thừa Mậu Tuất 2018 tại Chùa Pháp Vân, Canada
18/02/2018(Xem: 6921)
Xuân về trên xứ Ấn làm chúng tôi nhớ đến những câu thơ của Chế Lan Viên: ''.. Có một người nghèo không biết Tết. Mang lì chiếc áo đô thu tàn Có đứa trẻ thơ không biết khóc Vô tình bỗng rộ tiếng cười khan...'' Thưa quí bạn lành, thường thì Tết Ấn Độ sau tết VN chừng một tháng. Được quí vị thương tưởng, chúng tôi lại có dịp tìm đến với những mảnh đời nghèo để chia sẻ niềm vui nhân dịp Xuân về. Xin tường trình cùng quí vị vài hình ảnh của buổi phát chẩn tại làng Ranpur, dưới chân núi Khổ Hạnh Lâm, nơi mà ngàn xưa Bụt đã sáu năm khổ hạnh rừng già... Thành kính tri ân quí vị thiện tâm đã san sẻ món quà Tình Người này .Buổi phát quà được thực hiện và được bảo trợ bởi của những Tấm Lòng:
18/02/2018(Xem: 9254)
HTB số 248: Xuân Thiền Mậu Tuất 2018, Giảng sư: HT Thích Quảng Ba HT Thích Trường Sanh TT Thích Nguyên Tạng TT Thích Phước Tấn Ni Sư Thuần Bạch Sư Cô Huyền Đạo Truyện : Hachi: A Dog's Tale (Chú Chó Hachiko) Thơ: Cáo Tật Thị Chúng, Thiền Sư Mãn Giác Thành viên thực hiện: Vân Lan, Mai Nhơn, Thiên Mãn, Phương Thảo, Tuyết Loan
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]