Tu đạo, chúng ta chớ nên tu đi tu lại mà vẫn cứ luẩn quẩn trong vòng danh lợi, vẫn còn phân chia nhân ngã, bàn luận thị phi, hoặc mưu cầu quyền lực - bởi như thế là hoàn toàn sai lầm!
Đón mừng năm mới, chúng ta hãy lập thệ. nguyện rộng lớn - cương quyết "sửa sai, hướng thiện". Muốn sửa đổi tâm tánh để trở thành con người mới, chúng ta phải làm thế nào? Chúng ta cần phải:
Chư ác mạc tác, Chúng thiện phụng hành, Tự tịnh kỳ ý, Thị chư Phật giáo.
(Chớ làm các việc ác, Chăm làm những điều lành, Tự thanh lọc tâm ý, Ấy là lời Phật dạy!)
"Tự tịnh kỳ ý" có nghĩa là trừ bỏ các thói hư tật xấu, các khuyết điểm "nội tại" của quý vị. Nếu không trừ bỏ chúng thì quý vị sẽ lại tranh, lại tham, lại cầu, lại ích kỷ, lại tự lợi, và lại nói dối nữa! Đặc biệt là về thói nói dối - quý vị có thể phạm lỗi nói dối qua từng hành động, từng cử chỉ trong nếp sinh hoạt hằng ngày của mình. Chẳng hạn quý vị phạm một lỗi lầm nào đó, nhưng thay vì tự nhận lỗi thì quý vị lại đổ lỗi cho người khác - vu oan kẻ khác tức là nói dối vậy!
Không thành thật, cứ muốn chiếm lợi thế, muốn lợi lộc cho riêng mình - đó đều là những hành vi nhơ bẩn. Do đó, nếu quý vị không có những hành vi nhơ bẩn, thiếu tư cách, tất quý vị sẽ không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, và cũng không nói dối.
Riêng những người xuất gia, nếu quý vị nói dối thì chắc chắn sẽ bị đọa địa ngục Vô Gián, vô phương giải cứu! Đó là do quý vị đã lừa người lừa mình, lừa chư Phật và chư Bồ Tát; quý vị đã "trợn tròn mắt, nói năng ngang ngược" - đó là những điều không thể chấp nhận được! Có thể là quý vị không nhận thức được sự nghiêm trọng của vấn đề; song, đến khi đọa địa ngục dù quý vị có hối hận thì cũng đã muộn rồi! Do đó, người xuất gia một khi đã thọ Giới-luật rồi thì dù thế nào đi nữa cũng không được nói dối, Không được đổ lỗi cho người khác để chạy tội, không được chối cãi hoặc không chịu nhận lỗi. Quý vị nên thành thật và thực sự tu hành, và hãy tu hành với chẳng chút tham cầu. Như thế, một khi quý vị đã gột rửa nội tâm sạch sẽ rồi, thì trí huệ, Ngũ Nhãn và Lục Thông của quý vị sẽ tự nhiên xuất hiện. Quý vị không chịu gạn lọc tâm mình cho trong sạch mà lại muốn đạt được Ngũ Nhãn, Lục Thông ư? Quý vị sẽ không đạt được một phép thần thông hoặc một chút trí huệ nào cả! Quý vị sẽ không hiểu được điều gì cả, và sẽ chỉ là những kẻ ngu muội, mù quáng mà thôi!
CHỚ BỎ QUA CÁC DANH NGÔN CHÍ LÝ!
Tôi giảng Sáu Đại Tông Chỉ này là để cho những người muốn thành Phật, thành Bồ-tát, thành Thanh-văn, thành A-la-hán, cũng như những chúng sanh ở cõi trời và quỷ thần nghe mà thôi. Hạng phàm phu khi nghe nói đến những tông chỉ này thì chớ vội xem thường mà bảo: "Ồ! Chúng tôi là những kẻ làm ăn buôn bán, cho nên chẳng thể không tranh, chẳng thể không tham, chẳng thể không cầu, chẳng thể không ích kỷ, chẳng thể không tự lợi, và chẳng thể không nói dối được!" Nếu suốt ngày quý vị chỉ biết "mê tiền", rồi vì mê tiền nên mua vé số mong được trúng lô độc đắc - thì quý vị còn ở cách Đạo xa lắm! Những đạo lý thực sự có giá trị thì quý vị lại gạt bỏ, không chịu học, cứ mải miết lùng kiếm các đồ phế thải dơ bẩn, những thứ vô giá trị! Tiền bạc của con người ở thế gian này là thứ dơ bẩn nhất. Chỉ vì đồng tiền mà con người phải thất điên bát đảo, phiền não, khổ sở, và lắm lúc đưa đến cảnh tranh chấp, cãi vả!
Có nhiều người tuy lắm tiền lắm bạc nhưng lại không biết cách sử dụng đồng tiền; họ dùng tiền để làm gì? Ăn uống, nhậu nhẹt, chơi bời trụy lạc, cờ bạc, mua cổ phiếu - sống cuộc đời phóng đãng! Họ tưởng rằng như thế là sung sướng, nhưng sự thật là họ đang gieo cái nhân "đọa địa ngục" và che lấp con đường giác ngộ của họ; thật là nguy hiểm vô cùng!
Nếu quý vị có tiền mà lại không biết cách sử dụng đồng tiền cho đúng đắn, thì đó quả là một điều rất đáng buồn. Quý vị vung tiền ra gây tội tạo nghiệp mà cứ ngỡ rằng như thế là có lợi, cho rằng đó là việc tốt; nhưng thật ra, đó chính là một sự thua lỗ nặng nề - ánh sáng trí huệ, Pháp-thân và huệ mạng cũa quý vị đều bị hao tổn! Vì ham hưởng thụ, mải mê với các thứ ăn chơi, nên quý vị đã làm hỏng tiền đồ của chính mình. Quý vị lẽ ra phải thành Phật, thành Bồ-tát, thành Thanh-văn, Duyên-giác cả rồi, nhưng quý vị vẫn chưa thành được; thậm chí ngay cả cõi trời quý vị cũng chưa thể lên tới được!!!
Người đời thường tu pháp Thập Thiện - không giết hại, không trộm cắp, không tà dâm, không tham lam, không sân hận, không si mê, không nói lời thô tục, không nói lời gian dối, không nói lời độc ác, không nói lưỡi hai chiều (đâm thọc). Nếu không làm trái với mười điều thiện ấy thì được sanh lên cõi trời; nếu cứ làm trái với mười điều thiện - tức là phạm mười điều ác - thì nhất định sẽ bị đọa địa ngục.
Hôm nay là mồng hai Tết. Tôi đã nhiều lần nhắc nhở quý vị về các danh ngôn chí lý này. Quý vị phải ghi nhớ, không được lơ là, thờ ơ. Những điều tôi nói hôm nay đều là những đạo lý vô cùng quan trọng. Do đó, nếu quý vị có thể thực hành, áp dụng các đạo lý ấy suốt đời, tất quý vị sẽ thể nghiệm được một sự lợi ích bất tận - hưởng hoài không hết! Những điều tôi nói thì rất ngắn gọn, rõ ràng. Tôi không muốn nói những lời mà không ai hiểu đuợc; do đó, khi nói chuyện với mọi người, tôi toàn dùng những từ ngữ thật đơn giản, dễ hiểu!
KHÔNG HAM DANH LỢI, CHẰNG THAM "HOA"
Bây giờ tôi sẽ đọc cho quý vị nghe mấy câu nói của một Chân-nhân đạo Lão tên là Khưu Xứ Cơ.
Vị Chân-nhân ấy nói rằng: "Bất tham danh lợi, bất tham hoa" (chẳng tham danh vọng, lợi lộc và cũng chẳng tham hoa). "Chẳng tham hoa" ngụ ý không tham nữ sắc. Chân-nhân vốn là người không màng danh lợi và cũng chẳng ham mê nữ sắc.
"Chung triêu mỗi nhật ngọa thái hà" (mỗi ngày, suốt buổi sáng đều ngả mình trên đám mây ngũ sắc). Ngày nào Chân-nhân cũng dụng công tu hành trong cảnh giới thanh tịnh, tịch tĩnh của Đạo.
"Đỗ ngạ viên hầu hiến đào quả" (bụng đói, được vượn và khỉ hiến dâng quả đào). Khi Chân-nhân đói bụng thì có vượn hoặc khỉ mang trái đào đến dâng hiến để ngài dùng qua bữa.
"Khẩu khát Long Nữ tống mông trà" (Miệng khát, được Long Nữ cúng trà chanh). Và khi Chân-nhân cảm thấy khô cổ, khát nước, thì được Long Nữ cúng dường chén trà chanh.
"Thắng như Hán Khẩu tam thiên hộ" (hơn hẳn ba ngàn nhà ở Hán Khẩu). Bấy giờ là vào giữa đời nhà Tống và nhà Minh; và Chân-nhân đưa ra nhận xét: "Đời sống của tôi xem ra còn sung sướng hơn ba ngàn gia đình ở Hán Khẩu nhiều lắm!"
"Cường tự Kinh Đô bách vạn gia" (hơn hẳn trăm vạn nhà ở Kinh Đô). Và khi so sánh với một triệu gia đình ở chốn kinh thành, Chân-nhân nhận thấy ngài vẫn sung sướng hơn họ rất nhiều: "Họ không có gì ngoài những sự tranh chấp, cãi vả, phiền não; và suốt ngày họ chỉ biết bận rộn vì bã lợi danh. Tôi thì không ưa gì những thứ ấy - chẳng tham danh hám lợi, chẳng thích làm quan, và cũng chẳng muốn có quyền hành, địa vị gì cả; nên nói:
Bất tham danh lợi bất tham hoa, Chung triêu mỗi nhật ngọa thái hà. Đỗ ngạ viên hầu hiến đào quả, Khẩu khát Long Nữ tống mông trà. Thắng như Hán Khẩu tam thiên hộ, Cường tự Kinh Đô bách vạn gia."
Nghĩa là:
Không ham danh lợi, chẳng tham "hoa", Ngày ngày thanh thản dựa "thái hà". Đói có khỉ, vượn mang đào đến, Khát thời Long Nữ cúng trà chanh, Hơn cả Hán Khẩu ba ngàn hộ, Vượt hẳn Kinh Đô trăm vạn nhà!
Quý vị xem, lời lẽ của vị Chân-nhân này rất sâu sắc và rõ ràng. Cho nên, tu Đạo, chúng ta chớ nên tu đi tu lại mà vẫn cứ luẩn quẩn trong vòng danh lợi, vẫn còn phân chia nhân ngã, bàn luận thị phi, hoặc mưu cầu quyền lực - bởi như thế là hoàn toàn sai lầm! Những điều tôi nói đây đều là những gì mà mọi người không thích nghe. Thế nhưng, dù chẳng có ai muốn nghe, tôi cũng cứ nói - tôi không thể làm khác hơn!
Phú quý ngũ canh xuân mộng, Công danh nhất phiến phù vân. Nhãn tiền cốt nhục dĩ phi chân, Ân ái phản thành cừu hận. Mạc bả kim già sáo cảnh, Hưu tương ngọc tỏa triền thân. Thanh tâm quả dục thoát hồng trần, Khoái lạc phong quang bổn phần.
Nghĩa là:
Phú quý: giấc mộng xuân ngắn ngủi, Công danh: áng mây nổi mong manh. Trước mắt cốt nhục đà không thật, Yêu thương chốc cũng hóa hận thù. Thôi đừng lấy "gông" vàng đeo cổ, Cũng chớ đem "xích" ngọc trói mình, Hãy lóng tâm, dứt dục, thoát trần, Vui thú cùng "bổn địa phong quang".
(Giảng tại Viện Dịch Kinh Quốc Tế, ngày 02 tháng 01 năm 1994)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
Sự khai bút của những câu đối trên là một dạng sángtạo văn hoá và đã trở thành phương tiện biểu đạt cho thời điểm hội tụ của ngườicon Việt trong ngày Tết. Tuy có tính cách tượng trưng không liên quan đến cácđiển tích, nhưng nó đã diễn đạt được mối quan hệ giữa con người và thiên nhiêntrong bối cảnh mới, không gian mới, bằng những sự mong mỏi đón nhận được mọi sựtốt lành đến cho mình cũng như cho người. “Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà."
Không biết Tết có từ bao giờ vàbắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì,người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưacho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùivị đất và nước của quê hương... Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
Người,cũng là muôn loài trong cái thế giới ta bà, vẫn mang tứ khổ của cuộc đời, vẫnphải chịu bao cảnh trầm luân, vẫn phải nỗ lực tu tập để thoát khỏi luân hồi.Tôi cũng thế. Có lúc tôi chịu đớn đau, chịu bao phiền não. Tôi nào thoát đượcchốn trần gian đầy khổ ải...
Kính thành đốt nén tâm hương
Chúc cho muôn loại ánh dương chan hòa
Đại đồng thể tánh bao la
Gia đình vô kỷ, thăng hoa xuất trần
Tân xuân tươi sáng trong ngần
Niên niên đoạn hết những phần trắc nan
An vui cùng khắp thời gian
Thì cành Mai vẫn nở
, Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu đó trong các bài bình luận văn học, cành mai kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến sĩ với thẩm quyền chuyên môn về kiến thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền. Và, giá trị mỹ học tuyệt vời của nó, dẫu đã một ngàn năm qua đi, vẫn còn mới mẻ, tinh khôi như giọt sương, như ánh nắng long lanh giữa ngàn cây, nội cỏ...
Từ lâu lắm, chừng như trong tâm khảm và ước vọng của con người, mùa xuân bao giờ cũng hiện ra với dáng vẻ tươi vui, rực rỡ và sinh động, bởi vì nó là giai kỳ khởi đầu cho một vận hành dịch biến mới của vạn vật.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.