Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Trung Quốc đổ xô đi lễ chùa đầu năm

18/02/201522:19(Xem: 6647)
Người Trung Quốc đổ xô đi lễ chùa đầu năm

Người Trung Quốc có thói quen đi lễ chùa sau đêm giao thừa và ngày đầu năm mới. Trong ảnh là người dân đi lễ chùa Báo Quốc, núi Nga Mi, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc sau đêm giao thừa. Ảnh; China News.

 

Đối với người dân Trung Quốc, cây hương đầu tiên trong năm mới có ý nghĩa rất quan trọng. Cây hương tượng trưng cho một năm mới vạn sự như ý, bình an mạnh khỏe. Ảnh: China News.

 

Ngày đầu năm, chùa Báo Quốc ở tỉnh Tứ Xuyên đón hàng triệu lượt người đi lễ. Nhiều chiếc lư trong chùa bị đốt nóng hàng giờ liền, có nguy cơ xảy ra cháy nổ, khiến lính cứu hỏa phải phun nước hạ nhiệt. Ảnh: China News.

 

Trong ảnh là chùa Long Hưng, tỉnh An Huy, nơi hoàng đế đầu tiên của nhà Minh là Chu Nguyên Chương xuất gia theo Phật. Hàng trăm nghìn người dân tranh nhau đốt "cây hương đầu tiên" trong thời khắc đầu tiên của năm mới để cầu phúc. Ảnh: News.163

 

Trong ảnh là người dân đốt hương cầu phúc ở chùa Kim Sơn, thành phố Trấn Giang, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc trong đêm giao thừa. Ảnh: News.163

 

Ở Hong Kong, người dân cũng đi lễ chùa sau thời khắc giao thừa để chào đón năm mới. Trong ảnh là người dân Hong Kong đang thắp hương ở đền Wong Tai Sin. Ảnh:  News.163

 

Trong tiếng Trung Quốc, cừu và dê là hai từ đồng âm. Do đó, năm dê còn được gọi là năm cừu. Trong ảnh là hai người dân Hong Kong đội mũ trang trí hình con cừu ngộ nghĩnh đang thắp hương ở đền Wong Tai Sin. Ảnh: News.163

 

Sáng sớm mồng 1, nhiều người dân thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy cũng đến thắp hương cầu an ở chùa Tư Phúc. Ảnh: News.163

 

Tại thủ đô Bắc Kinh, hàng trăm nghìn người dân phải xếp hàng từ sớm tinh mơ để vào chùa thắp hương. Trong ảnh là người dân đang cầu nguyện ở Ung Hòa Cung, một trong những chùa Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng thế giới. Ảnh: QQ

 

Ung Hòa Cung rộng hơn 60.000 m2, có hơn một nghìn ngôi điện. Đây là nơi người dân Bắc Kinh thường xuyên đến lễ bái mỗi dịp Tết đến. Ảnh: News.163.

 

Hồng Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2023(Xem: 1857)
Nầy hai ông Táo Nhà tôi Hành trang chuẩn bị xong rồi hay chưa Truyền thông đâu phải chuyện đùa Nói sai ảnh hưởng tới Chùa tới Sư Hai ông hãy đọc từ từ Tròn vành rõ chữ ý như tôi bàn Hành trình chắc lắm gian nan Đi trong Tịnh độ, lang thang tiêu đời
14/01/2023(Xem: 1834)
Người ơi tết có nhớ quê Nhớ hương mai rộ đường về lối xưa Có còn nhớ mứt hạt dưa Nhớ mùi bánh tét ban trưa ru hồn Quê hương chuyện mất việc còn Tình thân người có mõi mòn trong nhau Sắc xuân đang đổi da màu Vườn chùa khóm cúc nhớ nhau quê nhà
14/01/2023(Xem: 3476)
Hội Cao Niên Á Mỹ trao quà Xuân Quý Mão 2023 cho người vô gia cư tại Cali, Hoa Kỳ
11/01/2023(Xem: 2152)
Gần ngày đón Tết, ôi nhớ thương Thời tiết nơi đây giống quê hương Chút gì giao hưởng…trong vạn vật Xoay vần đi, đến quá nhanh …dường Dù mươi ngày nữa .. chưa háo hức Hải ngoại nhịp sống…cứ bình thường Thăng trầm theo đuổi từng năm tháng
10/01/2023(Xem: 3494)
Tết quê nhà muôn màu hoa khoe sắc Nào mai vàng, nào cúc đoá vàng tươi Nào ly ly, nào thược dược hồng đào … Nào bánh mứt, cùng trái cây đủ loại …
09/01/2023(Xem: 1935)
Rächer, đó là tên con mèo của con gái tôi, tháng này vào năm ngoái nó đã về với gia đình tôi ở được một năm. Nó thật dễ thương, ngày đầu khi con gái tôi mang về nhà cho tôi, mở cái lồng ra nó rụt rè nhìn khắp quanh nhà, không một tiếng meo meo, trông thật tội nghiệp. Nhìn nó thương làm sao, chắc giờ phút đó nó đang buồn và hoang mang vì nơi chốn xa lạ này. Tôi nhè nhẹ vuốt nó, lông nó đen mượt, óng ả, tôi nhỏ nhẹ nói với nó. „em, em đừng sợ nha, mẹ thương em, về đây chơi với mẹ“. Mà lạ thật, không hiểu tại sao nhìn nó tôi thương nó quá, đêm đó nó đi quanh hết phòng này qua phòng khác kêu meo meo.. chắc rằng nó nhớ nhà cũ. Rồi chỉ một đêm thôi, đêm sau nó không còn gọi meo nữa, chắc em cũng biết phải ở lại đây, vì căn nhà kia đã giao lại cho người khác. Tôi gọi nó bằng em, nó hiểu.
09/01/2023(Xem: 2588)
Năm nhuận là gì? Năm nhuận là năm có 366 ngày trong Dương lịch và 13 tháng theo âm lịch theo chu kỳ 4 năm Dương lịch lại có một năm nhuận. Vì sao có năm nhuận? Khi trái đất quay quanh một vòng xung quanh mặt trời sẽ mất 365 ngày và 6 giờ. Một năm không nhuận sẽ có 365 ngày và thừa 6 giờ nên 4 năm sẽ thừa 24 giờ nên sẽ có năm nhuận. Để năm âm lịch vừa được một tuần trăng vừa không xô lệch với thời tiết của 4 mùa thì 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau quá nhiều. Tuy nhiên, năm dương lịch vẫn nhanh hơn âm lịch nên người ta đã lấy 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.
08/01/2023(Xem: 2729)
Ai níu được cánh thời gian mùa ấy Có là đây, mà Không cũng là đây Hỏi lòng mình sao lại trắng như Mây Một cõi Lạ! Mấy dòng Thơ u tịch ... Dường như trong đáy suối nguồn tịch tịnh ! Một nguồn Thơ tươi mát, một dòng Trăng Ai tìm Khôi Nguyên! Vĩnh Cửu! Thường Hằng Tôi tìm tôi, Suối Mây Hồng êm ả ...
08/01/2023(Xem: 3135)
Quý Mão, con mèo… Chúng ta đang tới gần Tết Nguyên Đán 2023. Nếu có ai hỏi rằng thế giới có sáng tác văn học nào thơ mộng về mèo hay không. Không, chúng ta không có ý nói gì về những chuyện đời thường lãng mạn hay tiểu tam hay tiểu tứ gì hết. Chúng ta chỉ muốn nói về một cõi thơ mộng y hệt như thời của Cha Rồng và Mẹ Tiên. Có đấy chứ, có một truyện về một cô mèo tam thể của một chàng họa sĩ Nhật Bản trong một thời nào xa xưa lắm, khi người ta chưa xài Tây lịch. Và truyện do một nhà văn Hoa Kỳ kể lại.
07/01/2023(Xem: 3643)
Tết đến rồi xuân đang ở đâu đây Mai trước ngõ nở bông vàng rực rỡ Câu đối ai treo mực đen giấy đỏ Bếp lửa hồng mẹ nấu bánh chưng xanh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]