Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Trung Quốc đổ xô đi lễ chùa đầu năm

18/02/201522:19(Xem: 6732)
Người Trung Quốc đổ xô đi lễ chùa đầu năm

Người Trung Quốc có thói quen đi lễ chùa sau đêm giao thừa và ngày đầu năm mới. Trong ảnh là người dân đi lễ chùa Báo Quốc, núi Nga Mi, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc sau đêm giao thừa. Ảnh; China News.

 

Đối với người dân Trung Quốc, cây hương đầu tiên trong năm mới có ý nghĩa rất quan trọng. Cây hương tượng trưng cho một năm mới vạn sự như ý, bình an mạnh khỏe. Ảnh: China News.

 

Ngày đầu năm, chùa Báo Quốc ở tỉnh Tứ Xuyên đón hàng triệu lượt người đi lễ. Nhiều chiếc lư trong chùa bị đốt nóng hàng giờ liền, có nguy cơ xảy ra cháy nổ, khiến lính cứu hỏa phải phun nước hạ nhiệt. Ảnh: China News.

 

Trong ảnh là chùa Long Hưng, tỉnh An Huy, nơi hoàng đế đầu tiên của nhà Minh là Chu Nguyên Chương xuất gia theo Phật. Hàng trăm nghìn người dân tranh nhau đốt "cây hương đầu tiên" trong thời khắc đầu tiên của năm mới để cầu phúc. Ảnh: News.163

 

Trong ảnh là người dân đốt hương cầu phúc ở chùa Kim Sơn, thành phố Trấn Giang, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc trong đêm giao thừa. Ảnh: News.163

 

Ở Hong Kong, người dân cũng đi lễ chùa sau thời khắc giao thừa để chào đón năm mới. Trong ảnh là người dân Hong Kong đang thắp hương ở đền Wong Tai Sin. Ảnh:  News.163

 

Trong tiếng Trung Quốc, cừu và dê là hai từ đồng âm. Do đó, năm dê còn được gọi là năm cừu. Trong ảnh là hai người dân Hong Kong đội mũ trang trí hình con cừu ngộ nghĩnh đang thắp hương ở đền Wong Tai Sin. Ảnh: News.163

 

Sáng sớm mồng 1, nhiều người dân thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy cũng đến thắp hương cầu an ở chùa Tư Phúc. Ảnh: News.163

 

Tại thủ đô Bắc Kinh, hàng trăm nghìn người dân phải xếp hàng từ sớm tinh mơ để vào chùa thắp hương. Trong ảnh là người dân đang cầu nguyện ở Ung Hòa Cung, một trong những chùa Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng thế giới. Ảnh: QQ

 

Ung Hòa Cung rộng hơn 60.000 m2, có hơn một nghìn ngôi điện. Đây là nơi người dân Bắc Kinh thường xuyên đến lễ bái mỗi dịp Tết đến. Ảnh: News.163.

 

Hồng Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2011(Xem: 4045)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.
21/01/2011(Xem: 4779)
Xuân về, những chậu hoa trong vườn tôi nở rộ, tỏa ngát hương. Xuân mang không khí hân hoan bủa khắp, cây lá thay áo mới, mặt người hớn hở, không còn nét lạnh lùng mùa Đông, nóng nảy của mùa Hạ hay vẻ đìu hiu của mùa Thu.
21/01/2011(Xem: 5684)
Ngày xuân mà thiếu trà là thiếu hương vị đậm đà của xuân. Người xưa coi trà như lẽ sống, người nay cũng lấy trà làm bạn tri âm. Một người bạn hiền, một khung cảnh ấm áp, thư thái nâng chén trà ngon, cho nhau một chút tình đời ý đạo, còn gì thú vị hơn! Trà là thức uống có từ rất xưa, gắn liền với đời sống con người Á Đông, nhất là người Việt Nam. Trà có mặt trong đời sống của ta từ khi ta sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời (người chết được liệm bằng trà), trà như là một phần tất yếu của đời sống.
21/01/2011(Xem: 3519)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử. Vì vậy rừng mai cổ Yên Tử phải được gìn giữ, bảo tồn... Mai, lan, cúc, trúc được người đời tôn là tứ quý và được coi là biểu tượng của bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mai vàng là một loài hoa đẹp cao quý chỉ nở mỗi năm một lần đúng vào dịp xuân về.
21/01/2011(Xem: 3787)
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp. Danh từ đó, tạm dịch là “Ngồi Giữa Gió Xuân” Mùa Xuân chẳng phải là mùa tiêu biểu cho những gì hạnh phúc nhất trong bốn mùa ư? Hạ vàng nắng cháy, vui chơi hối hả như đàn ve sầu ca hát suốt mùa để cuối mùa kiệt lực!
20/01/2011(Xem: 4019)
Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết...
20/01/2011(Xem: 4349)
Ðạo Phật ra đời nhằm xây dựng một đời sống hạnh phúc, an lạc cho mọi người. Cho nên khát vọng trở nên người giàu có nhằm vơi đi khổ đau do đời sống vật chất đem lại...
20/01/2011(Xem: 4679)
Nụ cười cũng có nội dung riêng của nó, nhất là nụ cười Việt Nam không phải rằng, "cái gì cũng ‘hì’ là xong chuyện" như cách nhìn của Nguyễn Văn Vĩnh ngày xưa..." Xuân sanh, Hạ chín, Thu héo, Đông tàn. Nếp nghĩ xuôi dòng đang đi theo một dòng chảy miên viễn như thế. Bỗng có một vị sơn tăng - như Thiền sư Mãn Giác chẳng hạn - huơ tay, mỉm cười, tầm nhìn hướng ra ngõ vắng đầy sương, ánh mắt bắt gặp một cành mai hôm trước: "Đình tiền tạc dạ nhất chi mai!"... Nụ cười, tuệ giác và mùa xuân là ba khái niệm và ba hình ảnh riêng biệt. Nhưng khi kết hợp và hòa quyện vào nhau sẽ thành nguồn vui Di Lặc.
19/01/2011(Xem: 4186)
Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết, hòa cùng niềm vui đang lên của dân tộc. Tựa đề của bài này chỉ có nghĩa là: ngày Xuân trong cửa chùa nơi xứ lạ. Xứ lạ ở đây là châu Âu. Nói đến ngày Xuân, chúng ta liên tưởng đến những ngày ở quê hương, nơi người người quây quần bên nhau, vui hưởng những giây phút đầm ấm trong không khí êm đềm ấm cúng.
19/01/2011(Xem: 4999)
Trong thế giới sinh diệt, tất cả mọi người đều phải trải qua bốn tướng vô thường của con người là sinh, già, bệnh, chết và thời tiết trong trời đất cũng lần lượt đổi thay với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, trổ hoa xinh tươi, khí trời ấm áp, bừng lên sức sống vui tươi cho vạn vật và con người, nên mùa này được người đời gọi là chúa Xuân.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]