Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Chúc Đầu Năm: Lợi Mình Lợi Người

23/01/201105:39(Xem: 3576)
Lời Chúc Đầu Năm: Lợi Mình Lợi Người


LỜI CHÚC ĐẦU NĂM: LỢI MÌNH LỢI NGƯỜI
Nguyễn Thế Đăng

Lời chúc năm mới nào cũng là chúc nhau hạnh phúc. Đông thì  Vạn Sự Như Ý, Tây thì Happy New Year.

Chúc nhau hạnh phúc thì phải rồi. Bởi vì hạnh phúc là điều chúng ta đi tìm kiếm, thực hiện suốt cả năm. Và cả đời.

Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc? Đơn giản, đó là khi chúng ta có được một lợi ích nào đó hoặc đang làm một lợi ích nào đó cho mình. Vậy thì, lợi ích cho chính mình là hạnh phúc. Và lợi ích ấy bao gồm cả thân tâm, nghĩa là lợi ích phải bao gồm cả vật chất và tâm thức. Hạnh phúc phải bao gồm vật chất và tâm thức, thân và tâm, nên chúng ta vẫn thường chúc “Thân tâm thường an lạc”.

Lợi ích ấy nhỏ hẹp, cạn cợt, chóng qua thì hạnh phúc nhỏ hẹp, cạn cợt, chóng qua. Lợi ích ấy lớn lao, sâu xa, bền vững thì hạnh phúc lớn lao, sâu xa, bền vững.

Nhưng lợi ích cho chính mình là gì? Ai mà chẳng thương mình và tìm lợi ích, nghĩa là hạnh phúc, cho mình? Nhưng quả thật, biết thật sự thương mình là khó, biết tìm lợi ích đích thực cho mình là khó, biết tạo dựng hạnh phúc đích thực cho mình là khó. Biết bao nhiêu lần chúng ta không thương mình, tự hại mình; biết bao nhiêu lần lợi ích, hạnh phúc hôm trước trở thành tai hại, bất hạnh hôm sau. Hơn nữa, tự lợi cho mình mà gây hại cho người khác thì thân tâm có yên ổn không. Làm sao mà có hạnh phúc đích thực được?

Phiền não, khổ đau là kết quả của việc không biết thương mình, không biết làm lợi ích cho mình, không biết gây dựng hạnh phúc cho mình.

Thế nên kinhPháp Cúnói:

Nếu biết thương lấy mình
Hãy khéo bảo vệ mình
Người trí trong ba thời
Phải luôn luôn tỉnh giác.
Dễ làm việc bất lợi
Gây tai hại cho mình
Nhưng quả khó làm thay
Việc lợi ích tốt đẹp.
(Phẩm Tự ngãcâu 1, câu 7)

Một khi chúng ta có quan niệm đúng, cái nhìn đúng về đời sống (chánh kiến), tư duy đúng (chánh tư duy), hành động đúng (chánh nghiệp) và làm ăn đúng (chánh mạng) thì đó là lúc chúng ta biết thương mình, biết làm lợi ích cho mình, biết tạo hạnh phúc cho mình. Khi ấy, mỗi ngày là một ngày biết thương mình, một ngày làm lợi ích cho mình, một ngày gieo và gặt hạnh phúc cho mình. Một ngày biết thương mình, làm lợi ích cho mình, tạo và hưởng hạnh phúc của mình, đó là lời chúc tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể chúc, có thể cầu nguyện cho một người.

Hạnh phúc ấy có thể nhân lên cho nhiều người. Nhiều người biết thương lấy chính họ, biết làm lợi ích cho chính họ, biết tạo dựng hạnh phúc cho chính họ, thì hạnh phúc của chính chúng ta phải được nhân lên nhiều lắm lắm. Chẳng phải làm cho người khác được lợi ích, được hạnh phúc thì cái gia tài “lợi ích và hạnh phúc” của chính chúng ta càng lớn thêm sao? Có phải sự chia sẻ làm cho một sự vật nhỏ bé trở thành lớn thêm ra? Và cái nhỏ hẹp, cạn cợt, chóng qua khi được chia sẻ mà còn nẩy nở ra thế; huống hồ cái lớn lao, sâu xa, bền vững muôn đời thì khi được chia sẻ ắt phải là một niềm vui không thể nói.

Lợi được mình là hạnh phúc thì lợi được người hạnh phúc càng lớn hơn. Người khác đã cho chúng ta cơ hội lợi được mình – không có người khác hỗ trợ, chúng ta rất khó lợi được mình – và cũng cho chúng ta cơ hội lợi được người. Người khác là ân nhân của chúng ta trong cuộc tìm cầu hạnh phúc chân thật. Thành tâm chúc thọ cho ai, tâm chúng ta hoan hỷ, hẳn nhờ thế mà chúng ta thọ được thêm vài ngày. Làm lợi ích cho ai cũng tức là tự làm lợi cho mình vậy.

Cho nên người có trí thì có thể hài hòa, thậm chí hợp nhất hai công việc: khi lợi mình cũng là lợi người, khi lợi người cũng là lợi mình. Nếu chúng ta làm được như vậy thì lúc ấy chúng ta có được sự biết thương mình lớn nhất, sự lợi ích lớn nhất, hạnh phúc lớn nhất. Khi ấy phước lộc thọ (theo truyền thống đời thường ở Á châu) hay phước đức, từ bi và trí huệ (theo Phật giáo) của chúng ta là của rất nhiều người, thậm chí của mọi người. Khi ấy phước của chúng ta là phước của tất cả mọi người, lộc của chúng ta là lộc của tất cả mọi người, thọ của chúng ta là thọ của tất cả mọi người.

Một “cái tôi và cái của tôi” được chia sẻ đến vô hạn thì “cái tôi và cái của tôi” ấy trở thành vô hạn. Lợi ích, hạnh phúc của một cá nhân được chia sẻ tới vô hạn thì khi ấy lợi ích, hạnh phúc của cá nhân ấy và cả cá nhân ấy đã trở thành vô hạn. Sự cho là vô tận thì người cho và cái được cho cũng là vô tận. Khi ấy chúng ta bắt đầu tin lời của Đức Phật: “Cánh cửa bất tử đã mở ra...”.

Thế nên lời chúc đầu năm “Lợi mình lợi người” có thể dùng cho bất cứ năm nào, có thể dùng cho bất cứ đời nào, có thể vĩnh viễn được dùng.

Đó là một lời chúc vĩnh cửu. Dưới lời chúc vĩnh cửu ấy của đạo Phật, chúng ta đi, trên con đường vĩnh cửu của tự do, hạnh phúc và an vui.

Văn hóa Phật Giáo 121 + 122

Người đánh máy và gửi bài: Võ Thanh Xuân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/02/2019(Xem: 7367)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 87, tháng 2 năm 2019, Mưa rơi, mưa rơi, ngập nước những con đường Lá vàng trải thảm trên sân, ướt đẫm ngày cuối đông Nắng trưa xiên qua những nhánh cây trơ xương khi mưa tạnh Nơi góc cửa sổ, con nhện nằm ủ một cuộn tơ Con tàu ký ức thuở thiếu thời xồng xộc lăn bánh quay về, kéo còi, nhả khói Những chuyến phiêu du không bao giờ có thực Cánh buồm lộng gió xa khuất sóng trùng khơi.
03/02/2019(Xem: 3938)
Tết viếng lễ chùa , ngắm vườn Vạn Thọ Nhớ năm xưa theo mẹ chỉ hoa vàng " Tiêu biểu cuộc đời , mang tính lạc quan " Giành ấm áp, kính yêu cùng tôn trọng
02/02/2019(Xem: 4117)
Đông mang rét buốt đi rồi Cuối năm nồng ấm xa xôi lại gần Cơ hàn mong chạm tay xuân Như bướm tìm mật tần ngần mà xinh
01/02/2019(Xem: 3811)
Mấy ngày ni, mặc dầu ngày Ông Công, Ông Táo (23 tháng chạp) đã được “cá chép” đưa về Trời, xem như đã qua rồi, nhưng đi đến đâu, hoặc ngồi chỗ nào và trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, báo chí và các trang mạng xã hội…đều vẫn còn bình luận, bàn tán và nhắc hoài, nhất là việc dùng bao nilon đựng “cá chép” thả xuống sông và đốt “vàng mã”.
01/02/2019(Xem: 21411)
*Thứ Hai: 30 Tết (04/02/2019): 11 giờ: Cúng Ngọ Phật; Cúng Tiến Chư Giác Linh, Chư Hương Linh Ký Tự Quảng Đức Đạo Tràng; 17giờ: Cúng thí thực; 20giờ: Lễ Sám Hối; 21giờ 30: Văn Nghệ Mừng Xuân ( Nhóm Tân Nhạc Thân Hữu Hương Quê-Phú Quý & Gia Đình Phật tử Quảng Đức); 23giờ: Lễ Trừ Tịch Đón Giao Thừa Xuân Kỷ Hợi (múa Lân, đốt pháo, tụng Kinh Di Lặc…) *Mùng 1 Tết Nguyên Đán (thứ Ba, 05/02/2019): 5 giờ sáng Lễ Thù Ân Mừng Xuân Di Lặc; 11 giờ Cúng Ngọ Phật, Lễ Vía Đức Phật Di Lặc; Cầu Nguyện Quốc Thái Dân An; Cúng Tiến Chư Hương Linh; Chư Phật tử lễ Phật xin lộc đầu năm. *Mùng 2 Tết (thứ Tư, 06/02/2019): Cả ngày chư Phật tử về Chùa lễ Phật đầu năm. 7pm: Khai kinh Dược Sư cầu an và tụng mỗi buổi tối cho đến rằm tháng giêng. *Mùng 8 Tết (tối thứ Ba, 12/02/2019): Dâng Sớ Cầu An đầu năm lúc 7 giờ tối (xin quý vị gởi danh sách cầu an về trước, cũng như quý đồng hương hữu duyên phát tâm Quy Y Tam Bảo trong những ngày đầu năm mới, cũng xin ghi danh sách gởi về Tu Viện).
01/02/2019(Xem: 3472)
Nắng đã về trên lối củ, mang hơi ấm tình người cho cuộc sống bình an, để bao con tim đang hướng về trong thời khắc chuyển giao năm mới. Xuân theo vận khí đất trời,như vòng tuần hoàn xuôi ngược lại tìm về trong khung cảnh ngày xưa mời gọi. Hạ mang cái nóng về để giúp con người xua đi tính tham, tính sân, tính si mê trong đời, mang ra khỏi trí thức bẩn tâm. Nên mùa hạ là mùa giúp ta đón nhận chính mình, để mình tìm cách làm mới lại trong từng mạch sống thời gian. Thu mang lại cho ta sức mạnh, giúp cho ta làm đẹp chính mình, chính gia đình và xã hội, để cho ta có cách nhìn mới hơn trong một chuổi thời khắc mùa thu.
31/01/2019(Xem: 3797)
Năm cùng tháng tận, hương xuân phảng phất đó đây, đang ngồi cùng nhau bên chén trà sen và khay mứt thập cẩm thơm nức, thầy Tử Cống đột nhiên hỏi Khổng Tử: - Người chết có biết gì không hay không biết gì nữa? Khổng Tử ngẫm nghĩ một hồi mới nói: - Ngày Xuân ngày Tết đến nơi mà nói chuyện chết chóc e nghe không đặng…
31/01/2019(Xem: 4593)
Phật vẫn ngàn năm nhập định Trên miền tuyết lãnh sơn cao Phật vẫn ngàn năm nhập định Giữa lòng cát bụi lao xao.
31/01/2019(Xem: 5507)
Một bữa tiệc tất niên rất lý thú và ấn tượng mà tôi vẫn nhớ mãi. Nhớ đến khó quên. Nên bây giờ nhất định phải ngồi viết lại. Viết lại ngay sau khi vừa đến trường tiểu học Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên lỳ xì cả ngàn cuốn sách cùng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhân năm mới sắp đến, khi Tết Sách đang cận kề.
31/01/2019(Xem: 4145)
Giao Thừa ẩn nguyệt tiếng hồng chung Thức tỉnh xa gần thoát mộng trung Chân giẫm thinh không vô trụ tướng Tay nương dùi dội tĩnh huyền cung Khẩu âm chơn diệu rung ba cõi Tâm mật tịnh viên ánh đại hùng Hòa quyện từ quang nguồn biển tuệ Sơn hà pháp khí tỏa muôn trùng!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]